Tiểu luận: Các trường hợp bắt đầu và kết thúc chức năng lãnh sự

Rate this post

Tiểu luận: Các trường hợp bắt đầu và kết thúc chức năng lãnh sự là những gì mà AD muốn chia sẻ đến các bạn dưới đây. Quan hệ ngoại giao và quan hệ lãnh sự đã được thiết lập giữa các dân tộc từ lâu đời, là một trong những quan hệ quan trọng trong công pháp quốc tế. Quan hệ này không chỉ giúp đỡ, hỗ trợ công dân của một quốc gia đang cư trú tại một quốc gia khác mà còn duy trì quan hệ giữa hai nước là nước cử lãnh sự và nước tiếp nhận lãnh sự. Vậy lãnh sự là gì? Chức năng của lãnh sự là gì. Các trường hợp nào bắt đầu và kết thúc chức năng lãnh sự?


Các trường hợp bắt đầu và kết thúc chức năng lãnh sự

Quan hệ ngoại giao và quan hệ lãnh sự là một trong những quan hệ quan trọng trong công pháp quốc tế. Trong đời sống quốc tế, quan hệ lãnh sự là một quan hệ đặc thù, gắn bó mật thiết với quan hệ ngoại giao, đồng thời quan hệ lãnh sự cũng có những đặc điểm khác biệt và có sự độc lập nhất định với quan hệ ngoại giao.
Quan hệ lãnh sự chủ yếu mang tính chất hành chính – pháp lý quốc tế, được thiết lập trong hoạt động đối ngoại để bảo vệ các quyền, lơi ích hợp pháp của tổ chức và công dân của một quốc gia trên lãnh thổ quốc gia khác. Một trong những nguồn luật quan trọng nhất của quan hệ lãnh sự là Công ước viên về quan hệ lãnh sự 1963.
Quan hệ lãnh sự được thiết lập theo sự thỏa thuận của các nước. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, thông thường, việc thoả thuận lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước bao hàm luôn cả thoả thuận lập quan hệ lãnh sự, trừ khi có tuyên bố khác, nói cách khác, quan hệ ngoại giao và quan hệ lãnh sự được thiết lập đồng thời với nhau. Tuy nhiên khi các bên cắt đứt quan hệ ngoại giao thì quan hệ lãnh sự cũng không ipso facto bị cắt đứt. Đồng thời, trong nhiều trường hợp, quan hệ lãnh sự được thiết Ịập giữa các quốc gia không có quan hệ ngoại giao với nhau (ví dụ: Trong trường hợp công nhận quốc gia hoặc chính phủ de-facto – hình thức công nhận chính thức nhưng ở mức độ không đầy đủ và toàn diện có nghĩa là quan hệ với nhau ở một vài lĩnh vực nào đó. Công nhận chính phủ mới này không phải là công nhận chủ thể mới của luật quốc tế mà là công nhận người đại diện “ hợp pháp” cho một quốc gia trong bang giao quốc tế).
Khi thiết lập quan hệ lãnh sự, các nước cũng đồng thời thỏa thuận về việc mở cơ quan lãnh sự. Các chức năng lãnh sự do các cơ quan lãnh sự thực hiện. Các chức năng lãnh sự còn do các cơ quan đại diện ngoại giao thực hiện phù hợp với những quy định của Công ước viên. ( Tiểu luận: Các trường hợp bắt đầu và kết thúc chức năng lãnh sự )

Tham khảo thêm ⇒ Dịch vụ viết thuê Tiểu luận

I. Khái niệm và cơ cấu tổ chức cơ quan lãnh sự

Cơ quan lãnh sự là cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước ở nước ngoài, nhằm thực hiện chức năng lãnh sự trong một khu vực lãnh thổ nhất định của nước tiếp nhận, trên cơ sở thoả thuận giữa hai nước hữu quan. Khu vực lãnh thổ mà cơ quan lãnh sự thực hiện chức năng của mình gọi là khu vực lãnh sự. Khu vực lãnh sự do hai nước hữu quan thoả thuận, được xác định trong hiệp định lãnh sự hoặc trong biên bản thoả thuận và được ghi trong bằng lãnh sự.
Theo Công ước Viên năm 1963, cơ quan lãnh sự được chia thành 4 cấp:
– Tổng lãnh sự quán – đứng đầu là tổng lãnh sự;
– Lãnh sự quán – đứng đầu là lãnh sự;
– Phó lãnh sự quán – đứng đầu là phó lãnh sự;
– Đại lý lãnh sự quán – đứng đầu là đại lý lãnh sự.
Người đứng đầu cơ quan lãnh sự do nước cử lãnh sự bổ nhiệm và do nước tiếp nhận lãnh sự chấp thuận cho phép thực hiên chức năng của mình. Mỗi khi bổ nhiệm, Nước cử cấp cho người đứng đầu cơ quan lãnh sự một văn kiện, dưới hình thức Giấy uỷ nhiệm lãnh sự hoặc một loại tương tự, chứng nhận chức vụ và theo lệ thường ghi rõ họ tên, hàm hoặc xếp hạng của người đứng đầu cơ quan lãnh sự, khu vực lãnh sự và nơi đặt trụ sở cơ quan lãnh sự. Qua đường ngoại giao hoặc đường thích hợp khác, Nước cử chuyển Giấy uỷ nhiệm lãnh sự hoặc văn kiện tương tự đến Chính phủ nước mà trên lãnh thổ nước đó người đứng đầu cơ quan lãnh sự sẽ thực hiện chức năng của mình. Người đứng đầu cơ quan lãnh sự được phép thực hiện chức năng của mình khi Nước tiếp nhận cấp cho một giấy phép gọi là Giấy chấp nhận lãnh sự (Exequatur) không kể hình thức của Giấy phép đó như thế nào. Tuy nhiên, cho đến khi nhận được Giấp chấp nhận lãnh sự, người đứng đầu cơ quan lãnh sự có thể được phép tạm thời thực hiện chức năng của mình. Trong trường hợp đó, những quy định của Công ước này sẽ được áp dụng. Ngay khi người đứng đầu cơ quan lãnh sự được phép thực hiện chức năng của mình, dù chỉ tạm thời, Nước tiếp nhận phải thông báo ngay cho nhà chức trách có thẩm quyền trong khu vực lãnh sự biết. Nước tiếp nhận cũng phải đảm bảo thi hành những biện pháp cần thiết nhằm giúp người đứng đầu cơ quan lãnh sự thực hiện nhiệm vụ và được hưởng quyền lợi theo những quy định của Công ước này .( Tiểu luận: Các trường hợp bắt đầu và kết thúc chức năng lãnh sự )
Thành viên của cơ quan lãnh sự được chia thành 3 loại: Viên chức lãnh sự, nhân viên lãnh sự, nhân viên phục vụ.
+ Viên chức lãnh sự, bao gồm người đứng đầu cơ quan lãnh sự (tổng lãnh sự, lãnh sự hoặc trưởng phòng lãnh sự của đại sứ quán); tham tán lãnh sự; bí thư lãnh sự; tùy viên lãnh sự.
Theo Công ước Viên năm 1963 và theo pháp luật của đa số các nước, viên chức lãnh sự phải là công dân nước cử lãnh sự. Chỉ được bổ nhiệm viên chức lãnh sự là công dân nước tiếp nhận khi được sự đồng ý rõ ràng của nước này.
Về nguyên tắc, bất kỳ khi nào, nước tiếp nhận cũng có thể tuyên bố và thông báo cho nước cử lãnh sự rằng một viên chức lãnh sự nào đó là không được chấp nhận (Persona non grata). Trong trường hợp như vậy, nước cử lãnh sự phải triệu hồi ngay người bị mất tín nhiêm về nước hoặc đình chỉ chức năng của người đó trong cơ quan lãnh sự.
+ Nhân viên lãnh sự gồm những người thực hiện công việc hành chính-kỹ thuật trong cơ quan lãnh sự.
+ Nhân viên phục vụ là những người làm công việc phục vụ nội bộ trong cơ quan lãnh sự.
Trong hoạt động của các cơ quan lãnh sự còn có đoàn lãnh sự. Đoàn lãnh sự bao gồm tất cả lãnh sự nước ngoài công tác tại khu vực lãnh sự nhất định và chỉ thực hiên chức năng lễ tân. Đứng đầu đoàn lãnh sự là người đứng đầu cơ quan lãnh sự của một nước, có hàm cao nhất và có thâm niên công tác lâu nhất tại khu vực lãnh sự đó.

Tham khảo thêm ⇒ Cách viết Tiểu luận tình huống điểm cao

II. Bắt đầu và kết thúc chức năng lãnh sự

Theo Điều 5 Công ước viên 1963, các chức năng lãnh sự gồm có:
– Bảo vệ tại nước tiếp nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, pháp nhân và công dân Nước cử, trong phạm vi luật pháp quốc tế cho phép;
– Phát triển quan hệ thương mại, kinh tế, văn hoá và khoa học giữa nước cử và nước tiếp nhận cũng như thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nước phù hợp với các quy định của Công ước này;
– Bằng mọi biện pháp hợp pháp, tìm hiểu tình hình và diễn biến trong đời sống thương mại, kinh tế, văn hoá và khoa học của nước tiếp nhận, báo cáo tình hình đó về Chính phủ nước cử và cung cấp thông tin cho những người quan tâm;
– Cấp hộ chiếu và giấy tờ đi lại cho công dân nước cử và cấp thị thực hoặc các giấy tờ thích hợp cho những người muốn đến Nước cử;
– Giúp đỡ công dân bao gồm cả thể nhân và pháp nhân của nước cử;
– Hoạt động với tư cách là công chứng viên và hộ tịch viên và thực hiện những chức năng tương tự, cũng như thực hiện một số chức năng có tính chất hành chính, với điều kiện không trái với luật và quy định của Nước tiếp nhận;
– Bảo vệ quyền lợi của công dân bao gồm cả thể nhân và pháp nhân của Nước cử trong trường hợp thừa kế di sản trên lãnh thổ Nước tiếp nhận, phù hợp với luật và quy định của Nước tiếp nhận;
– Trong phạm vi luật và quy định của Nước tiếp nhận, bảo vệ quyền lợi của những vị thành niên và những người bị hạn chế năng lực hành vi là công dân Nước cử, đặc biệt trong trường hợp cần bố trí sự giám hộ hoặc đỡ đầu cho những người này;( Tiểu luận: Các trường hợp bắt đầu và kết thúc chức năng lãnh sự )
– Phù hợp với thực tiễn và thủ tục hiện hành ở Nước tiếp nhận, đại diện hoặc thu xếp việc đại diện thích hợp cho công dân Nước cử trước toàn án và các nhà chức trách khác của Nước tiếp nhận, nhằm đưa ra những biện pháp tạm thời phù hợp với luật và quy định của nước tiếp nhận để bảo vệ các quyền và lợi ích của các công dân đó, nếu vì vắng mặt hoặc vì một lý do nào khác, họ không thể kịp thời bảo vệ các quyền và lợi ích của họ;
– Chuyển giao các tài liệu tư pháp và không tư pháp, hoặc thực hiện các uỷ thác tư pháp hoặc uỷ thác lấy lời khai cho các toà án ở nước cử phù hợp với các điều ước quốc tế hiện hành, hoặc nếu không có những điều ước quốc tế như vậy thì theo bất cứ cách nào khác phù hợp với luật và quy định của Nước tiếp nhận;
– Thực hiện quyền giám sát và thanh tra mà luật và quy định của nước cử cho phép, đối với tàu thuỷ có quốc tịch nước cử, tàu bay đăng ký ở nước này, thuyền bộ và tổ bay;
– Giúp đỡ tàu thuỷ và tàu bay thuộc phạm vi quy định, và giúp các thành viên của thuyền bộ và tổ bay trên các tàu thuỷ và tàu bay đó, nhận các lời khai về hành trình của tàu, kiểm tra và đóng dấu giấy tờ của tàu và không ảnh hưởng đến quyền hạn của nhà chức trách Nước tiếp nhận, tiến hành điều tra các sự kiện xảy ra trong hành trình của tàu và giải quyết các tranh chấp dưới bất cứ dạng nào giữa thuyền trưởng, các sĩ quan và thuỷ thủ trong phạm vi cho phép của luật và các quy định của nước cử;
– Thực hiện các chức năng khác do nước cử giao cho cơ quan lãnh sự, nếu điều đó không bị luật và quy định của Nước tiếp nhận ngăn cấm hoặc không bị Nước tiếp nhận phản đối hoặc điều đó được quy định trong điều ước quốc tế hiện hành giữa Nước cử và Nước tiếp nhận.
Như đã nói ở trên, các chức năng lãnh sự do các cơ quan lãnh sự thực hiện. Do đó, việc bắt đầu chức năng lãnh sự khi và chỉ khi việc thành lập cơ quan lãnh sự được hoàn tất. Chỉ khi được Nước tiếp nhận đồng ý mới có thể thành lập một cơ quan lãnh sự trên lãnh thổ Nước đó. Nơi đặt trụ sở cơ quan lãnh sự, xếp hạng của cơ quan và khu vực lãnh sự do Nước cử quyết định và phải được Nước tiếp nhận chấp thuận.
Như vậy, chức năng của cơ quan lãnh sự không bao gồm mọi lĩnh vực quan hệ giữa nước mình và nước tiếp nhận. Cơ quan lãnh sự không trực tiếp quan hệ với chính quyền trung ương nước sở tại mà chỉ quan hệ với chính quyền địa phương trong phạm vi khu vực lãnh sự.
Nhằm tạo thuận lợi cho việc thi hành các chức năng lãnh sự liên quan đến công dân Nước cử: Viên chức lãnh sự được tự do liên lạc với công dân Nước cử và tiếp xúc với họ. Công dân Nước cử cũng được quyền tự do như vậy trong việc liên lạc và tiếp xúc với viên chức lãnh sự của Nước cử; Nếu đương sự yêu cầu, nhà chức trách có thẩm quyền của Nước tiếp nhận sẽ báo ngay cho cơ quan lãnh sự của Nước cử biết là trong khu vực lãnh sự của cơ quan này có công dân của Nước cử bị bắt, bị tù, bị tạm giam chờ xét xử hoặc bị tạm giữ dưới bất kỳ hình thức nào khác. Nhà chức trách nói trên cũng sẽ chuyển ngay mọi thông tin mà người bị bắt, bị tù, bị tạm giam hoặc tạm giữ gửi cho cơ quan lãnh sự. Nhà chức trách nói trên cũng sẽ báo ngay cho đương sự biết những quyền mà họ được hưởng theo mục này; Viên chức lãnh sự có quyền đến thăm công dân của Nước cử đang bị tù, tạm giam hoặc tạm giữ; nói chuyện, liên lạc thư từ và thu xếp việc đại diện pháp lý cho người đó. Trong khu vực lãnh sự của mình, viên chức lãnh sự cũng có quyền đến thăm bất cứ công dân nào của Nước cử đang bị tù, bị tạm giam hoặc tạm giữ theo một bản án. Tuy nhiên, viên chức lãnh sự phải kiềm chế hành động thay mặt cho công dân đang bị tù, bị tạm giam hoặc tạm giữ nếu người đó phản đối rõ ràng việc làm như vậy.
Theo pháp luật quốc tế và pháp luật nhiều nước, trên cơ sở đồng ý của nước tiếp nhận, cơ quan lãnh sự có thể thực hiện một số chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao nếu như hai nước chưa thiết lập quan hệ ngoại giao. Cơ quan lãnh sự cũng có thể thực hiện chức năng lãnh sự ở nước thứ ba hoặc thay mặt nước thứ ba thực hiện chức năng lãnh sự ở nước sở tại, trên cơ sở thỏa thuận đồng ý của các bên hữu quan.( Tiểu luận: Các trường hợp bắt đầu và kết thúc chức năng lãnh sự )

Tham khảo thêm ⇒ Tiểu luận: Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

III. Chấm dứt chức năng lãnh sự

Điều 25 Công ước Viên 1963 quy định việc chấm dứt chức năng của một thành viên cơ quan lãnh sự. Ngoài các quy định khác, chức năng của một thành viên cơ quan lãnh sự sẽ chấm dứt:
– Khi Nước cử thông báo cho Nước tiếp nhận biết chức năng của người đó đã chấm dứt;
– Khi người đó bị thu hồi Giấy chấp nhận lãnh sự;
– Khi Nước tiếp nhận thông báo cho Nước cử biết Nước tiếp nhận không còn coi người đó là cán bộ nhân viên chế cơ quan lãnh sự nữa.
Như vậy, khi thuộc một trong ba trường hợp trên, chức năng lãnh sự sẽ chấm dứt.

IV. Một số vấn đề khác khi bắt đầu và kết thúc chức năng lãnh sự

Chức năng lãnh sự không chỉ được thi hành bởi cơ quan lãnh sự mà có thể thi hành bởi cơ quan ngoại giao. Theo Điều 70 Công ước viên 1963, trong chừng mực mà hoàn cảnh cho phép, những quy định của Công ước này cũng áp dụng đối với việc một cơ quan đại diện ngoại giao thi hành chức năng lãnh sự. Họ, tên các thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao được cử vào bộ phận lãnh sự hoặc được giao thi hành chức năng lãnh sự phải được thông báo cho Bộ Ngoại giao Nước tiếp nhận hoặc cho cơ quan do Bộ đó chỉ định. Trong khi thi hành chức năng lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao có thể giao dịch với:
– Nhà chức trách địa phương của khu vực lãnh sự;
– Nhà chức trách trung ương của Nước tiếp nhận nếu luật, các quy định và tập quán của Nước này hoặc những điều ước quốc tế có liên quan cho phép.( Tiểu luận: Các trường hợp bắt đầu và kết thúc chức năng lãnh sự )
Những quyền ưu đãi và miễn trừ của các thành viên cơ quan đại diện ngoại giao vẫn do những quy tắc của luật pháp quốc tế về quan hệ ngoại giao điều chỉnh.

Tham khảo thêm ⇒ Hướng dẫn cách viết & trình bày Tiểu luận

V. Một số quy định của pháp luật Việt Nam về chế định lãnh sự

Phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế, theo quy định của pháp luật Việt Nam, Cơ quan đại diện lãnh sự là Tổng Lãnh sự quán và Lãnh sự quán. Theo đó, Cơ quan đại diện lãnh sự thực hiện chức năng, nhiệm vụ lãnh sự tại khu vực lãnh sự và có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ này ngoài khu vực lãnh sự theo thỏa thuận giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận. Cơ quan đại diện lãnh sự có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ lãnh sự tại một hay nhiều quốc gia hoặc chức năng, nhiệm vụ lãnh sự do quốc gia khác ủy nhiệm tại quốc gia tiếp nhận và chức năng, nhiệm vụ ngoại giao tại quốc gia tiếp nhận theo thỏa thuận giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận.. Cụ thể như sau:
– Bảo hộ lãnh sự đối với lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ lãnh sự được quy định tại Điều này trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật của quốc gia tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
– Thực hiện việc thăm lãnh sự và liên hệ, tiếp xúc với công dân Việt Nam trong trường hợp họ bị bắt, tạm giữ, tạm giam, xét xử hoặc đang chấp hành hình phạt tù tại quốc gia tiếp nhận.
– Trong trường hợp công dân, pháp nhân Việt Nam không thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo pháp luật và thực tiễn của quốc gia tiếp nhận, cơ quan đại diện có thể tạm thời đại diện hoặc thu xếp người đại diện cho họ tại tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền của quốc gia tiếp nhận cho đến khi có người khác làm đại diện cho họ hoặc họ tự bảo vệ được quyền và lợi ích của mình.
– Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hộ chiếu, giấy thông hành và giấy tờ khác có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật.
– Cấp, bổ sung, hủy bỏ thị thực; cấp, thu hồi, hủy bỏ giấy miễn thị thực của Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật.
– Thực hiện nhiệm vụ liên quan đến hộ tịch, con nuôi phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và không trái với pháp luật của quốc gia tiếp nhận hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên.
– Thực hiện nhiệm vụ công chứng, chứng thực phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên; tiếp nhận, bảo quản giấy tờ, tài liệu và đồ vật có giá trị của công dân, pháp nhân Việt Nam khi có yêu cầu phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và không trái với pháp luật của quốc gia tiếp nhận.
– Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu của nước ngoài và chứng nhận lãnh sự giấy tờ, tài liệu của Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật.
– Phối hợp với cơ quan hoặc người có thẩm quyền của quốc gia tiếp nhận hoàn thành thủ tục giúp công dân, pháp nhân Việt Nam giải quyết những vấn đề liên quan đến thừa kế tài sản hoặc nhận lại tài sản thừa kế được mở có lợi cho Nhà nước Việt Nam.( Tiểu luận: Các trường hợp bắt đầu và kết thúc chức năng lãnh sự )
– Thực hiện nhiệm vụ liên quan đến quốc tịch phù hợp với quy định của pháp luật.
– Thực hiện việc đăng ký công dân đối với người có quốc tịch Việt Nam cư trú tại quốc gia tiếp nhận phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế.
– Thực hiện ủy thác tư pháp phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Giúp đỡ tàu biển Việt Nam, tàu bay mang quốc tịch Việt Nam và phương tiện giao thông vận tải khác đăng ký tại Việt Nam để bảo đảm tàu biển, tàu bay và phương tiện giao thông vận tải đó được hưởng đầy đủ quyền và lợi ích tại quốc gia tiếp nhận theo quy định của pháp luật của quốc gia tiếp nhận, phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
– Phối hợp thực hiện nhiệm vụ liên quan đến phòng dịch, kiểm dịch động vật, thực vật phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của quốc gia tiếp nhận, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
– Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và không trái với pháp luật của quốc gia tiếp nhận hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên.
Các chức vụ lãnh sự bao gồm: tổng lãnh sự, phó tổng lãnh sự, lãnh sự, phó lãnh sự và tùy viên lãnh sự. Người đứng đầu Tổng Lãnh sự quán là Tổng Lãnh sự. Người đứng đầu Lãnh sự quán là Lãnh sự.

Tiểu luận Các trường hợp bắt đầu và kết thúc chức năng lãnh sự
Tiểu luận Các trường hợp bắt đầu và kết thúc chức năng lãnh sự

Hình 1: Sơ đồ tổ chức cơ quan lãnh sự ngoài nước
Để thực hiện chức năng của mình, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được ủy quyền để thực hiện các thủ tục sau:
– Thủ tục cấp thị thực cho người nước ngoài tại các cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài
– Thủ tục cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ
– Thủ tục gia hạn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ
– Thủ tục sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ( Tiểu luận: Các trường hợp bắt đầu và kết thúc chức năng lãnh sự )
– Thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
– Thủ tục cấp lại hộ chiếu phổ thông (do bị mất, bị hư hỏng, hết thời hạn sử dụng, tách trẻ em trong hộ chiếu của cha hoặc mẹ), hoặc hộ chiếu còn thời hạn nhưng có nhu cầu cấp đổi
– Thủ tục bổ sung, sửa đổi hộ chiếu phổ thông (điều chỉnh họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, giới tính, số giấy chứng minh nhân dân trong hộ chiếu), hoặc bổ sung trẻ em dưới 09 tuổi vào hộ chiếu Việt Nam của cha hoặc mẹ tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
– Thủ tục cấp giấy thông hành
– Thủ tục cấp giấy miễn thị thực
– Thủ tục chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu
– Thủ tục đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài
– Thủ tục cập nhật thông tin đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài
– Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài và có quốc tịch Việt Nam
– Thủ tục đăng ký lại việc khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài và có quốc tịch Việt Nam
– Thủ tục đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài với nhau hoặc giữa công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài với người nước ngoài
– Thủ tục đăng ký lại việc kết hôn
– Thủ tục đăng ký khai tử cho công dân Việt Nam chết ở nước ngoài
– Thủ tục đăng ký lại việc khai tử Thủ tục đăng ký việc nhận nuôi con nuôi giữa người nhận nuôi là công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài với trẻ em được nhận làm con nuôi là công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài
– Thủ tục đăng ký lại việc nuôi con nuôi cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, mà việc hộ tịch đó trước đây đã được đăng ký tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
– Thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con giữa các công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài với nhau
– Thủ tục đăng ký việc giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài với nhau hoặc giữa công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài với người nước ngoài
– Thủ tục đăng ký chấm dứt, thay đổi việc giám hộ giữa công dân Việt Nam với nhau cư trú ở nước ngoài, hoặc giữa công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài với người nước ngoài
– Thủ tục đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, điều chỉnh hộ tịch
– Thủ tục cấp Giấy phép nhập cảnh thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam
– Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam trong thời gian cư trú ở nước ngoài
– Thủ tục cấp trích lục bản sao các giấy tờ hộ tịch
– Thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc kết hôn đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
– Thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
– Thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
– Thủ tục ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; khai tử)
– Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc chứng nhận
– Thủ tục chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản
– Thủ tục chứng thực chữ ký người dịch trong các văn bản dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài
– Thủ tục công chứng tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch
– Thủ tục xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp hộ chiếu Việt Nam
– Thủ tục cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam
– Thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam( Tiểu luận: Các trường hợp bắt đầu và kết thúc chức năng lãnh sự )
– Thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam
– Thị thực điện tử Ngày nay, nhiều thủ tục có thể được thực hiện thông qua mạng điện tử, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho những cá nhân, tổ chức cần thực hiện thủ tục.
Bên cạnh đó, việc chấm dứt chức năng lãnh sự xảy ra khi xảy ra một trong ba trường hợp được quy định tại Công ước viên 1963.

DOWNLOAD


Tóm lại các chức năng lãnh sự hầu hết là những chức năng hành chính – pháp lý quốc tế, được thiết lập trong hoạt động đối ngoại để bảo vệ các quyền, lơi ích hợp pháp của tổ chức và công dân của một quốc gia trên lãnh thổ quốc gia khác đều được làm rõ tại bài Tiểu luận: Các trường hợp bắt đầu và kết thúc chức năng lãnh sự

Contact Me on Zalo