Cơ Sở Lý Luận Về Bán Lẻ Và Hệ Thống Bán Lẻ Thuốc

Rate this post

📢📢 Tải Free!!! 📢📢 Tải Nhanh !!! ➡️➡️  Cơ Sở Lý Luận Về Bán Lẻ Và Hệ Thống Bán Lẻ Thuốc? Bạn đang là sinh viên ngành dược? Thế thì bài viết sau đây mình sẽ giới thiệu đến cho các bạn nguồn tài liệu vô cùng hữu ích mà các bạn không nên bỏ qua, đáng để xem và tham khảo. Nguồn tài liệu mình đã tiến hành triển khai như là khái niệm bán lẻ thuốc, hệ thống bán lẻ thuốc,thực hành tốt bán lẻ thuốc,tiêu chuẩn thực hành tốt đối với nhà thuốc quầy thuốc… Hy vọng nguồn tài liệu mình sắp chia sẻ dưới đây sẽ cung cấp được cho các bạn thêm thật nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức để có thể rút gọn quá trình làm bài luận văn của mình. 😊

Ngoài ra hiện nay bên mình có nhận viết thuê luận văn thạc sĩ với đa dạng đề tài phổ biến khác nhau, hình như bạn đang gặp khó khăn trong quá trình làm bài luận văn, hoặc thậm chí bạn chưa có nhiều thời gian để thực hiện, không sao cả, ngay bây giờ đây hãy tìm đến ngay làm thuê luận văn thạc sĩ của chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.536.149 để được tư vấn báo giá làm bài trọn gói và hỗ trợ từ lúc bắt đầu cho đến khi bảo vệ thành công nhé.

1. Khái niệm bán lẻ thuốc

            Thông tư 02/2018/TT-BYT giải thích từ ngữ:

– Bán lẻ thuốc: “Bán lẻ thuốc là hoạt động chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm việc cung cấp, bán lẻ thuốc trực tiếp đến người sử dụng thuốc kèm theo việc tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và có hiệu quả cho người sử dụng.” 

– Người bán lẻ thuốc: “Người bán lẻ thuốc bao gồm người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược và người làm việc tại cơ sở bán lẻ thuốc có bằng cấp chuyên môn được đào tạo về dược phù hợp với loại hình và phạm vi hoạt động của cơ sở.”

2. Hệ thống bán lẻ thuốc

            Liên đoàn dược phẩm quốc tế (FIP) đã đưa ra một định nghĩa về nhà thuốc cộng đồng như sau: “Nhà thuốc cộng đồng là khu vực hành nghề dược mà ở đó các loại thuốc và các sản phẩm liên quan được bán hay cung cấp trực tiếp cho cộng đồng từ một đại lý bán lẻ (hoặc thương mại khác) được thiết kế chủ yếu cho mục đích cung cấp thuốc có thể theo yêu cầu hoặc theo đơn của bác sĩ (hoặc người chăm sóc sức khỏe khác) hoặc không kê đơn (OTC).”

XEM THÊM :Báo Giá Tham Khảo Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

            Theo Luật Dược 2016 cơ sở kinh doanh Dược bao gồm:

– Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

– Cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu, nguyên liệu làm thuốc;

– Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

– Cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

Cơ Sở Lý Luận Về Bán Lẻ Và Hệ Thống Bán Lẻ Thuốc cơ sở bán lẻ thuốc;

– Cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

– Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng;

– Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc.

            Như vậy bán lẻ thuốc là một trong 8 hình thức kinh doanh dược mà pháp luật Việt Nam quy định. Cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.

            Sức khỏe là vốn quý của mỗi người và toàn xã hội. Thuốc đóng vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân- là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo mục tiêu sức khỏe cho mọi người.

XEM THÊM : Luận Văn Thạc Sĩ Dược Lâm Sàng

            Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự già hóa dân số, nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao. Đảm bảo cung ứng thuốc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân là nhiệm hàng đầu của ngành Dược, trong đó các cơ sở bán lẻ thuốc là một lực lượng quan trọng đưa thuốc tới người dân nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ. Các nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã,… là các đầu mối trực tiếp đưa thuốc đến cộng đồng. Mọi nguồn thuốc sản xuất trong nước hay nhập khẩu từ nước ngoài đến tay người sử dụng một phần quan trọng qua hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc. Từ khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, hệ thống cung ứng và phân phối thuốc của Việt Nam đã phát triển rộng khắp đáp ứng yêu cầu cung cấp thuốc cho nhân dân. Thống kê của Cục quản lý Dược- Bộ Y tế tháng 8/2019 cho hay, hệ thống dược Việt Nam đang quản lý khoảng 61.900 cơ sở bán lẻ thuốc với 19.100 nhà thuốc, 39.000 quầy thuốc và 3.800 tủ thuốc trạm y tế, về cơ bản đã đáp ứng 2000 dân có 01 cơ sở bán lẻ thuốc. Người dân có thể dễ dàng tiếp cận với các loại thuốc, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu khám bệnh và chữa bệnh. Với chính sách quốc gia về thuốc, các cơ sở bán lẻ đã tập trung cung ứng thuốc thiết yếu cho nhân dân mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là ở các vùng khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số. Công sức của hệ thống bán lẻ đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người dân.

            Cơ Sở Lý Luận Về Bán Lẻ Và Hệ Thống Bán Lẻ Thuốc đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn có hiệu quả là một trong những mục tiêu cơ bản của Chính sách Quốc gia về thuốc của Việt Nam. Thực tế trình độ hiểu biết của người dân về thuốc, sử dụng thuốc và các vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe còn hạn chế, người dân có thói quen tự mua thuốc chữa bệnh mà không cần sự thăm khám và kê đơn của bác sỹ. Trong bối cảnh đó vai trò của người Dược sĩ tại các cơ sở bán lẻ thuốc là rất quan trọng, từ việc cung cấp thông tin thuốc cần thiết cho đến tư vấn sử dụng thuốc đầy đủ, đúng liều, đúng thời gian để người dân có thể chữa bệnh và nâng cao sức khỏe.

            Cơ sở bán lẻ có các quyền sau đây:

– Được hưởng quyền quy định tại Điều 42 của Luật Dược:

            + Thực hiện hoạt động kinh doanh bán lẻ thuốc nếu đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật Dược;

            + Hưởng ứng chính sách ưu đãi khi thực hiện hoạt động kinh doanh dược theo quy định của pháp luật;

            + Được thông tin, quảng cáo thuốc theo quy định của pháp luật;

– Với cơ sở đủ điều kiện pha chế theo đơn: được mua nguyên liệu làm thuốc để pha chế thuốc theo đơn và bán thuốc này tại cơ sở.

– Mua thuốc để bán lẻ, trừ vacxin; trường hợp mua, bán thuốc phải kiểm soát đặc biệt và thuốc thuộc Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Luật Dược;

– Tham gia cấp phát thuốc của bảo hiểm, chương trình, dự án y tế khi đáp ứng yêu cầu và Điều kiện của bảo hiểm, chương trình, dự án đó;

– Cơ sở có nhu cầu mua, bán thuốc phải kiểm soát đặc biệt phải có Tài liệu thuyết minh cơ sở đáp ứng các biện pháp bảo đảm an ninh, không thất thoát thuốc phải kiểm soát đặc biệt kèm theo trong Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược để được phép mua bán thuốc phải kiểm soát đặc biệt.

XEM THÊM : Đề Tài Luận Văn Cao Học Ngành Dược Hướng Dẫn Trình Bày

3. Thực hành tốt bán lẻ thuốc

            Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn trong hành nghề tại cơ sở bán lẻ thuốc nhằm bảo đảm cung ứng, bán lẻ thuốc trực tiếp đến người sử dụng thuốc và khuyến khích việc sử dụng thuốc an toàn và có hiệu quả cho người sử dụng.[16]

            Việc triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP trong các cơ sở bán lẻ thuốc đã tạo ra sự thay đổi lớn trong thực hành nghề nghiệp ở các cơ sở bán lẻ. Theo đó, các hoạt động bảo quản, tồn trữ và cấp phát thuốc là các biện pháp kỹ thuật, vấn đề cốt lõi của thực hành nghề nghiệp ở nhà thuốc là chăm sóc dược. Điều này được thể hiện ở việc dược sĩ và người nhà thuốc đặt lợi ích của người bệnh và sức khỏe của cộng đồng lên trên, cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng kèm theo thông tin về thuốc, tư vấn thích hợp cho người sử dụng và theo dõi sử dụng thuốc của họ, góp phần đẩy mạnh việc kê đơn phù hợp, kinh tế và việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, có hiệu quả. Dược sĩ là chuyên gia chăm sóc sức khỏe với các kỹ năng và kiến thức chuyên môn được, cập nhập thường xuyên đóng vai trò nòng cốt trong triển khai thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc.

           Cơ sở lý luận về bán lẻ thuốc được triển khai thực hiện từ năm 2007 theo Quyết định số 11/2007/QĐ-BYT ngày 24 tháng 01 năm 2007 và sau đó là Thông tư 46/2011/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc triển khai áp dụng nguyên tắc “Thực hành tốt nhà thuốc” (GPP). Đối tượng áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc khi đó chỉ là nhà thuốc, nhưng các quầy thuốc cũng phải thực hiện các quy định trên. Để tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ tại cơ sở bán lẻ, sửa đổi những điều chưa phù hợp Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 02/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 01 năm 2018 và sau đó một số nội dung của Thông tư 02/2018/TT-BYT tiếp tục được sửa đổi bởi Thông tư 12/2020/TT-BYT: Đối tượng áp dụng là Nhà thuốc, Quầy thuốc, Tủ thuốc trạm y tế xã. Trong phạm vi đề tài em xin trình bày Tiêu chuẩn thực hành tốt đối với Nhà thuốc, Quầy thuốc.

4.Tiêu chuẩn thực hành tốt đối với nhà thuốc, quầy thuốc

                        1- Nhân sự:

– Người phụ trách chuyên môn có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (đối với Nhà thuốc), bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược trở lên (đối với Quầy thuốc) và phải có Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định hiện hành.

– Nhà thuốc, quầy thuốc phải có nguồn nhân lực thích hợp (số lượng, bằng cấp, kinh nghiệm nghề nghiệp) để đáp ứng quy mô hoạt động.

– Người trực tiếp tham gia bán thuốc, giao nhận, bảo quản thuốc, quản lý chất lượng thuốc, pha chế thuốc phải có bằng cấp chuyên môn và thời gian thực hành nghề nghiệp phù hợp với công việc được giao.

– Tất cả các người phải không đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn y, dược.

– Người phải được đào tạo ban đầu và đào tạo liên tục về Thực hành tốt bán lẻ thuốc.

– Đối với cơ sở đăng ký kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt:

            + Người chịu tránh nhiệm bán lẻ thuốc gây nghiện phải là người có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược trở lên;

            + Người chịu tránh nhiệm bán lẻ thuốc hướng thần, thuốc tiền chất phải là người có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược trở lên.

            + Đối với cơ sở bán lẻ thuốc phóng xạ: phải là người có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược trở lên.

            + Người cung cấp thông tin cho người mua thuốc độc, thuốc kê đơn tại nhà thuốc, quầy thuốc phải là người có văn bằng chuyên môn dược từ trung cấp ngành dược trở lên.

                        2- Cơ sở vật chất:

– Xây dụng và thiết kế:

a, Địa điểm cố định, bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn và cách xa nguồn ô nhiễm;

b, Được tách biệt với các hoạt động khác;

c, Xây dựng chắc chắn, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải dễ làm vệ sinh, đủ ánh sáng nhưng không để thuốc bị tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời.

– Diện tích:

a, Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh nhưng tối thiểu là 10m2, phải có khu vực để trưng bày, bảo quản thuốc và khu vực để người mua thuốc tiếp xúc và trao đổi thông tin về việc sử dụng thuốc với người bán lẻ;

b, Khu vực bảo quản thuốc phải sắp xếp riêng biệt các nhóm thuốc sau:

– Thuốc không kê đơn:

            + Thuốc không kê đơn không kiểm soát đặc biệt.

            + Thuốc không kê đơn phải kiểm soát đặc biệt.

– Thuốc kê đơn:

            + Thuốc kê đơn không kiểm soát đặc biệt.

            + Thuốc kê đơn phải kiểm soát đặc biệt.

  • Thuốc gây nghiện, hướng thần, tiền chất phải bảo quản trong tủ có khóa chắc chắn.
  • Các nhóm thuốc kiểm soát đặc biệt khác để ở khu vực riêng.

c, Phải bố trí thêm khu vực cho những hoạt động khác như:

            + Khu vực ra lẻ các thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc để bán lẻ trực tiếp cho người bệnh;

            + Kho bảo quản thuốc riêng (nếu cần);

            + Phòng hoặc khu vực tư vấn riêng cho người mua thuốc/ bệnh nhân.

d, Trường hợp kinh doanh thêm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế thì phải có khu vực riêng, không bày bán cùng với thuốc và không gây ảnh hưởng đến thuốc; phải có biển hiệu khu vực ghi rõ “Sản phẩm này không phải là thuốc”.

– Thiết bị bảo quản thuốc tại nhà thuốc: Có đủ thiết bị để bảo quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng. Thiết bị bảo quản thuốc phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc. Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng: nhiệt độ không vượt quá 300C và độ ẩm không vượt quá 75%. Tủ lạnh hoặc phương tiện bảo quản lạnh phù hợp với các thuốc có yêu cầu bảo quản mát (8-150C), bảo quản lạnh (2-80C)

– Ghi nhãn thuốc:

            + Cơ sở lý luận về hệ thống bán lẻ thuốc đối với trường hợp thuốc bán lẻ không đựng trong bao bì ngoài của thuốc thì phải ghi rõ: tên thuốc, dạng bào chế, nồng độ, hàm lượng thuốc, trường hợp không có đơn thuốc đi kèm phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách dùng;

            + Thuốc pha chế theo đơn: ngoài việc phải ghi đầy đủ các quy định trên phải ghi thêm ngày pha chế, ngày hết hạn; tên bệnh nhân; tên và địa chỉ cơ sở pha chế thuốc; các cảnh báo an toàn cho trẻ em (nếu có).

– Hồ sơ, sổ sách và các tài liệu chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc.

                        3- Hồ sơ, sổ sách và các tài liệu chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc:

            Có tài liệu hoặc có phương tiện tra cứu các tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc cập nhật, các quy chế dược hiện hành, các thông báo có liên quan của cơ quan quản lý dược để người bán lẻ có thể tra cứu và sử dụng khi cần.

            Phải có sổ sách hoặc máy tính để quản lý việc nhập, xuất, tồn trữ, theo dõi số lô, hạn dùng, nguồn gốc của thuốc và các thông tin khác có liên quan, bao gồm:

– Thông tin thuốc: Tên thuốc, số Giấy phép lưu hành/ Số Giấy phép nhập khẩu, số lô, hạn dùng, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, điều kiện bảo quản.

– Nguồn gốc thuốc: Cơ sở cung cấp ngày tháng mua, số lượng;

– Cơ sở vận chuyện, điều kiện bảo quản trong quá trình vận chuyển;

– Số lượng nhập, bán, còn tồn của từng loại thuốc;

– Người mua/ bệnh nhân, ngày tháng, số lượng (đối với thuốc gây nghiện, thuốc tiền chất, thuốc hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất);

– Đối với thuốc kê đơn phải thêm số hiệu đơn thuốc, người kê đơn và cơ sở hành nghề.

            Đến 01/01/2019 đối với nhà thuốc, 01/01/2020 đối với quầy thuốc, phải có thiết bị và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện kết nối mạng, bảo đảm kiểm soát xuất xứ, giá cả, nguồn gốc thuốc mua vào, bán ra. Có cơ chế chuyển thông tin về việc mua bán thuốc, chất lượng thuốc giữa nhà cung cấp với khách hàng cũng như việc chuyển giao thông tin cho cơ quan quản lý liên quan khi được yêu cầu.

            Xây dựng và thực hiện theo các quy trình thao tác chuẩn dưới dạng văn bản cho tất cả các hoạt động chuyên môn để mọi người áp dụng, tối thiểu phải có các quy trình sau:

– Quy trình mua bán thuốc và kiểm soát chất lượng;

– Quy trình bán thuốc, thông tin, tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc phải kê đơn;

– Quy trình bán thuốc, thông tin, tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc không kê đơn;

– Quy trình bảo quản và theo dõi chất lượng;

– Quy trình giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi;

– Quy trình pha chế thuốc theo đơn trong trường hợp có tổ chức pha chế theo đơn.

– Các quy trình khác có liên quan.

Với cơ sở có đăng ký kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt phải có quy trình bảo đảm an ninh, không thất thoát thuốc phải kiểm soát đặc biệt.

Cơ Sở Lý Luận Về Bán Thuốc Và Hệ Thống Bán Lẻ Thuốc
Cơ Sở Lý Luận Về Bán Thuốc Và Hệ Thống Bán Lẻ Thuốc

                        4- Các hoạt động của nhà thuốc:

a, Mua thuốc:

– Chỉ mua các thuốc được phép lưu hành. Thuốc mua còn nguyên vẹn và có đầy đủ bao gói của nhà sản xuất, nhãn đúng quy định theo quy chế hiện hành. Có đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ của thuốc mua về;

– Khi nhập thuốc, người bán lẻ kiểm tra hạn dùng, kiểm tra các thông tin trên nhãn thuốc theo quy chế ghi nhãn, kiểm tra chất lượng (bằng cảm quan, nhất là với các thuốc dễ có biến đổi chất lượng) và có kiểm soát trong suốt quá trình bảo quản.

b, Bán thuốc:

– Bán thuốc theo đơn, thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc:

            +Khi bán các thuốc theo đơn phải có sự tham gia trực tiếp người bán lẻ có trình độ chuyên môn phù hợp và tuân thủ theo các quy định, quy chế hiện hành của Bộ Y tế.

            + Người bán lẻ phải bán theo đúng đơn thuốc. Trường hợp phát hiện đơn thuốc không rõ ràng về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, hoặc có sai phạm về pháp lý, chuyên môn hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, Người bán lẻ phải thông báo lại cho người kê đơn biết.

            + Người bán lẻ giải thích rõ cho người mua và có quyền từ chối bán thuốc theo đơn trong các trường hợp đơn thuốc không hợp lệ, đơn thuốc có sai sót hoặc nghi vấn, đơn thuốc kê không nhằm mục đích chữa bệnh.

            + Người có Bằng dược sỹ được thay thế thuốc đã kê trong đơn thuốc bằng một thuốc khác có cùng hoạt chất, đường dùng, liều lượng khi có sự đồng ý của người mua và phải chịu trách nhiệm về việc thay đổi thuốc.

            + Sau khi bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất người bán lẻ phải vào sổ, lưu đơn thuốc bản chính.

            + Sau khi bán thuốc kháng sinh, kháng vi rút (trong nhóm thuốc, dược chất cấm sử dụng ở một số ngành, lĩnh vực có nhiều thuốc kháng sinh) phải lưu bản sao hay dữ liệu chủ yếu của đơn thuốc.

c, Bảo quản thuốc:

– Các thuốc kê đơn được bảo quản tại khu vực riêng có ghi rõ “Thuốc kê đơn”.

– Thuốc phải kiểm soát đặc biệt (gây nghiện, hướng tâm thần, và tiền chất) và các thuốc độc hại, nhạy cảm và/hoặc nguy hiểm khác cũng như các thuốc có nguy cơ lạm dụng đặc biệt, gây cháy, nổ (như các chất lỏng và chất rắn dễ bắt lửa, dễ cháy và các loại khí nén) phải được bảo quản ở các khu vực riêng biệt, có các biện pháp bảo đảm an toàn và an ninh theo đúng quy định của pháp luật tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

– Thuốc độc, thuốc trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực phải được bảo quản tách biệt, không được để cùng các thuốc khác, phải sắp xếp gọn gàng, tránh nhầm lẫn, dễ quan sát.

Cơ Sở Lý Luận Về Bán Lẻ Và Hệ Thống Bán Lẻ Thuốc là toàn bộ nguồn tài liệu mà mình đã liệt kê và triển khai đến cho các bạn sinh viên ngành dược cùng xem và tham khảo. Chúc các bạn sinh viên xem được bài viết này của mình sẽ nhanh chóng hoàn thành được bài luận văn của mình. Nếu như trong suốt quá trình mình triển khai nguồn tài liệu như trên đây chưa đủ để làm hài lòng bạn thì ngay bây giờ đây hãy tìm đến ngay dịch vụ nhận làm thuê luận văn thạc sĩ của chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.536.149 để được tư vấn báo giá và hỗ trợ lựa chọn đề tài phù hợp với chuyên ngành bạn đang học nhé.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

Contact Me on Zalo