Tải Free !!! Tải Ngay !!! Cơ Sở Lý Luận Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Pháp Luật là một trong những nguồn tài liệu hữu ích mà ngay bây giờ đây mình sẽ giới thiệu đến cho các bạn sinh viên cùng xem và tham khảo nhé. Nguồn tài liệu mình đã tiến hành liệt kê như là khái niệm về tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật,chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật việt nam… Hy vọng nguồn tài liệu này sẽ cung cấp được cho các bạn thêm nhiều kiến thức hay hơn về chia tài sản chung của vợ chồng dựa trên pháp luật hiên nay.
Ngoài ra, hiện tại bên mình có nhận viết thuê luận văn thạc sĩ với nhiều đề tài phổ biến và các ngành khác nhau. Nếu như bạn đang cần viết thuê một bài luận văn thì ngay bây giờ đây các bạn hãy tìm đến làm thuê luận văn thạc sĩ của chúng tôi qua zalo : 0934.536.149 để được tư vấn báo giá và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.
1.Khái niệm về tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật
Tài sản chung của vợ chồng được quy định tại Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 có thể thấy
Tài sản chung của vợ chồng là tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đây là nhóm tài sản chủ yếu của vợ chồng. Việc duy trì, phát triển tài sản chung, chăm lo đời sống chung trong gia đình phần lớn dựa vào loại tài sản này. Bởi một lẽ, tài sản này gắn liền với việc phát sinh quan hệ nhân thân giữa vợ, chồng và tồn tại cùng với sự tồn tại của quan hệ hôn nhân, mà đặc trung của quan hệ hôn nhân là tồn tại lâu dài, bền vững.
Tài sản để xác định là tài sản chung trong trường hợp này phải là: tài sản mà vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân. Tức sau khi họ đã trở thành vợ chồng. Nếu một tài sản mà người vợ hoặc người chồng có được trước khi họ trở thành vợ chồng, là của riêng người đó[1].
XEM THÊM : Báo Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình; lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.
Cơ Sở Lý Luận Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Pháp Luật trước khi có Luật HN&GĐ năm 2014, khối tài sản này không được xác định rõ là tài sản chung hay tài sản riêng của bên vợ, chồng có tài sản, vì vậy trong khoa học pháp lý đã tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng đây là tài sản chung của vợ chồng, vì khối tài sản này là khoản thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân. Quan điểm khác lại cho rằng: Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng. Vì theo Điều 235 BLDS, chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó. Với quy định này, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng được hiểu là tài sản riêng của chủ sở hữu. Cũng có quan điểm cho rằng, chỉ những hoa lợi, lợi tức có được do vợ, chồng có đầu tư thời gian, công sức mới xác định là tài sản chung của vợ chồng hiểu theo nghĩa thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh mà vợ, chồng có được[2].
Với quy định trên của Luật HN&GĐ năm 2014, điều này đã được xác định rõ: Tất cả đều là tài sản chung của vợ chồng[3].
Các khoản thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Thu nhập hợp pháp khác ở đây được hiểu là những khoản thu nhập không thuộc nhóm tài sản thứ nhất vừa nêu[4].
Các khoản thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân được xác định bao gồm các khoản thu nhập như
Cơ Sở Lý Luận Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Pháp Luật khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định 126/2014/NĐ-CP (cụ thể là các khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.).
Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật[5].
Tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung, thừa kế chung.
Đây là những tài sản mà vợ chồng được chủ sở hữu thể hiện ý chí chuyển giao quyền sở hữu lại cho cả hai vợ chồng. Tôn trọng quyền định đoạt của chủ sở hữu tài sản, pháp luật xác định những tài sản này là của chung hai vợ chồng.
Thừa kế là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho những người còn sống theo ý chí của người để lại di sản trước khi chết hoặc theo pháp luật. Như vậy, thừa kế bao gồm hai trường hợp: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Để xác định là tài sản chung của vợ chồng, phải dựa vào ý chí của người tặng cho, người để lại thừa kế. Một chủ sở hữu tài sản thể hiện ý chí tặng cho cả hai vợ chồng và không đề cập đến quyền sở hữu của mỗi người, tài sản này là tài sản chung của vợ chồng, nhưng nếu người tặng cho thể hiện rõ phần quyền sở hữu của vợ, chồng thì tài sản tặng cho này không phải là tài sản chung của vợ chồng, bởi lẽ khối tài sản này đã trở thành tài sản chung theo phần, mà tài sản chung của vợ chồng là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất.
XEM THÊM : Đề Tài Luận Văn Ngành Luật Hay Nhất

Cơ Sở Lý Luận Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Pháp Luật theo quy định của pháp luật thừa kế, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung để trở thành tài sản chung chỉ có thể xảy ra trong trường hợp thừa kế theo di chúc, bởi lẽ diện và hàng thừa kế theo pháp luật không có con dâu, con rể. Trong những trường hợp đặc biệt, nếu cả vợ và chồng đều được hưởng thừa kế theo pháp luật, thì phần mà mỗi người được hưởng sẽ là tài sản riêng của người đó[6].
Tài sản mà vợ, chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Cơ Sở Lý Luận Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng quy định này vừa thể hiện rõ quyền tự đoạt của vợ, chồng đối với tài sản thuộc sở hữu của mình, vừa thể hiện quyền của vợ chồng trong việc quyết định về phạm vi các tài sản thuộc sở hữu chung, đồng thời thể hiện rõ quan điểm của Nhà nước Việt Nam: Ưu tiên và khuyến khích việc xay dựng, củng cố chế độ tài sản chung của vợ chồng, đảm bảo để vợ chồng có những điều kiện vật chất tốt nhất trong việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Cơ Sở Lý Luận Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Pháp Luật loại tài sản chung này của vợ chồng thực ra được xác định dựa vào ý thức chủ quan của vợ, chồng. Trong thực tế, xảy ra khi tài sản đó có sự mập mờ giữa tài sản chung và tài sản riêng hoặc khi tài sản đó là của riêng một bên vợ hoặc chồng.
Nếu có sự mập mờ, chưa rõ ràng về tính chất chung hay riêng của một tài sản nào đó, mà vợ hoặc chồng đều thống nhất xác định là tài sản chung, thì tài sản này được xác định là tài sản chung[7].
2. Chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 của Điều 33 Luật HN&GĐ 2014, tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
[1] TS. Nguyễn Văn Tiến (2017), “Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam Trường Đại học Luật TP.HCM, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, trang 209 đến trang 210. [2] Nguyễn Văn Tiến (2012), “Chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam”, đề tài nghiên cứu khoa học, trang 51. [3] TS. Nguyễn Văn Tiến (2017), “Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam Trường Đại học Luật TP.HCM”, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, trang 213 đến trang 214 [4] TS. Nguyễn Văn Tiến (2017), “Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam Trường Đại học Luật TP.HCM”, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, trang 215 [5] Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình [6] TS. Nguyễn Văn Tiến (2017), “Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam Trường Đại học Luật TP.HCM”, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, trang 217 đến trang 219. [7] TS. Nguyễn Văn Tiến (2017), “Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam Trường Đại học Luật TP.HCM”, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, trang 219.Trên đây là toàn bộ Cơ Sở Lý Luận Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Pháp Luật là một trong những nguồn tài liệu vô cùng hữu ích mà mình đã liệt kê và đồng thời triển khai đến cho các bạn xem và theo dõi. Nếu như nguồn tài liệu này chưa đủ để làm hài lòng bạn thì ngay bây giờ đây hãy liên hệ ngay đến nhận viết thuê luận văn của chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.536.149 để được tư vấn báo giá và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.