Tải Free!!! Tải Ngay !!! Cơ Sở Lý Luận Về Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất sẽ là nguồn tài liệu với những nội dung hoàn toàn hữu ích hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn thật nhiều kiến thức hữu ích để bạn có thể nhanh chóng triển khai tốt bài khoá luận của mình trong thời gian tới, vì thế các bạn hãy cùng mình xem và theo dõi những nội dung dưới đây nhé. Nội dung mình sẽ triển khai hai phần như là các khái niệm về quyền sử dụng đất hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và cuối cùng là những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông qua hoạt động xét xử của tòa án phù hợp cho các bạn đang học chuyên ngành về luật đất đai.
Tuy nhiên, trước đây chúng tôi cũng đã có viết một bài đề tài luận văn thạc sĩ luật đất đai đây là một trong những đề tài được tuyển chọn hoàn toàn là chất lượng nên các bạn có thể yên tâm tham khảo và lựa chọn ngay tại website trangluanvan.com của mình đề tìm ra một đề tài thích hợp. Ngoài ra, hiện nay bên mình có nhận viết thuê luận văn với nhiều đề tài từ khó đến dễ, cho nên nếu như bạn đang loay hoay miết trong thời gian dài nhưng vẫn chưa thể nào giải quyết được bài luận văn hoàn thiện thì không sao cả hãy tìm đến ngay dịch vụ nhận viết thuê luận văn thạc sĩ qua zalo/telegram : 0934.536.149chúng tôi sẽ tiến hành hỗ trợ báo giá làm bài trọn gói và tư vấn cho các bạn đầy đủ từ A đến Z nhé.
Table of Contents
1. Các khái niệm về quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
1.1. Khái niệm quyền sử dụng đất
Theo Từ điển Giải thích thuật ngữ Luật học – Trường Đại học Luật Hà nội, nhà xuất bản công an nhân dân, năm 1999, có giải thích: Quyền sửdụng đấtcủa nhà nước là quyền khai thác các thuộc tính có ích từ đất để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế và đời sống xã hội. Nhà nước thực hiện quyền sử dụng đất một cách gián tiếp thông qua việc giao đất cho các tổ chức, cá nhân sử dụng. Các tổ chức cá nhân này khi sử dụng có nghĩa vụ đóng góp vật chất cho Nhà nước dưới dạng thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất.[1]
Thực vậy,trước hết chúng ta phải hiểu quyền sử dụng đất là một quyền tự nhiên, khi con người chiếm hữu đất đai, thì họ sẽ thực hiện hành vi sử dụng đất mà cụ thể là khai thác tính năng quyền sử dụng đất mà không quan tâm đến hình thức của nó.Thông qua hành vi sử dụng đất mà con người có thể thỏa mãn với những nhu cầu của mình cũng như làm ra của cải cho xã hội.
Quyền sử dụng đất được xem như là một quyền năng pháp lý, quyền năng này được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Đất đai càng trở nên quan trọng nhất, thiết yếu nhất trong xã hội, sử dụng đất trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản tạo điều kiện cho người sử dụng đất thực hiện các quyền sử dụng đất nhằm khai thác hưởng lợi trực tiếp từ đất đai. Nếu như không có đất đai, thì lao động của con người không thể sản sinh ra lúa gạo phục vụ nhu cầu thiết yếu thường ngày. Khi xác định mối quan hệ lao động và đất đai, C.Mác cho rằng: “ Lao động làyếu tố cơ bản của quá trình sản xuất nhưng không phải là yếu tố duy nhất tạo ra của cải vật chất – Lao động phải kết hợp với đối tượng lao động mới sản xuất ra của cải vật chất”.
Luật đất đai năm 2013 khẳng định: người sử dụng đất có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tặng cho quyền sử dụng đất tuy nhiên không thể đồng nhất quyền sở hữu đất đai với quyền sử dụng đất bởi chúng có sự khác nhau về nội dung và ý nghĩa. Quyền sở hữu đất đai là quyền ban đầu (có trước) còn quyền sử dụng đất là quyền phái sinh (có sau) xuất hiện khi được nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hay công nhận quyền sử dụng đất.
Quyền sở hữu đất đai là một loại quyền trọn vẹn, đầy đủ còn quyền sử dụng đất lại không trọn vẹn đầy đủ. Bởi vì, thứnhất, người sử dụng đất không có đầy đủ các quyền năng như Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu; thứhai: không phải người nào cứ có quyền sử dụng đất hợp pháp là có đủ 9 quyền năng của người sử dụng đất. Luật đất đai năm 2003 có sự phân biệt giữa các chủ thể sử dụng đất và ghi nhận chính thức quyền chuyển nhượng sử dụng đất, tuy nhiên không đồng nhất quyền sở hữu đất đai với quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia quan hệ chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện trong khuôn khổ pháp lý, người có quyền sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển quyền sử dụng đất theo một thể thức nhất định, có cơ chế pháp lý rõ ràng nhằm ràng buộc trách nhiệm của các bên. Chẳng hạn, chủ hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê mới có quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với họ gia đình khác (Điều 113), tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm chỉ có quyền bán, bảo lãnh, thế chấp, góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất mà không được thực hiện các quyền chuyển nhượng, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất thuê (Điều 111). Hoặc chỉ những người sử dụng đất theo hình thức giao đất trả tiền sử dụng đất và thuê đất theo hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đất đã được trả tiền cho nhiều năm thuê mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất 5 năm mới được pháp luật cho hưởng đầy đủ 9 quyền năng nói trên.
Như vậy, quyền sử dụng đất là quyền khai thác thuộc tính có lợi từ đất một cách hợp pháp thông qua các hành vi sử dụng đất hoặc chuyển quyền đó cho người khác. Quá trình hình thành, vận động và phát triển của quyền sử dụng đất vừa diễn ra một cách tất yếu khách quan vừa có sự gắn liền và lệ thuộc với chế định quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước là người đại diện. Theo đó, Nhà nước không được chiếm hữu, sử dụng về đât đai mà thông qua quyền định đoạt tối cao của mình cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất bằng các hình thức giao đất, cho thuê đất thừa nhận việc sử dụng đất ổn định lâu dài hoặc công nhận quyền sử dụng đất được xác lập bởi các hành vi chuyển quyền sử dụng đất hợp pháp.
Từ những phân tích nêu trên, chuyển quyền sử dụng đất về bản chất là giao dịch dân sự, nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch đó. Do vậy, ta có thể đưa ra khái niệm chuyển quyền sử dụng đất như sau: chuyển quyền sử dụng đất là sự chuyển dịch quyền sử dụng đất từ chủ thể này sang chủ thể khác theo quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật đất đai.
1.2. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là việc xóa bỏ quyền sử dụng đất của chủ thể sử dụng và quyền sử dụng đó được chuyển giao từ người này sang cho người khác bằng một trong các hình thức: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê lại, tặng cho thừa kế quyền sử dụng đất hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất cho chủ thể mới. Hay nói cách khác, chuyển quyền sử dụng đất là việc Nhà nước cho phép người sử dụng đất được định đoạt quyền sử dụng đất hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật.
Cơ Sở Lý Luận Về Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác trên cơ sở có giá, trường hợp người nhận đất phải trả cho người chuyển quyền sử dụng đất một khoản tiền tương ứng với các chi phí mà họ đã bỏ ra để có được quyền sử dụng đất cũng như đầu tư làm tăng giá trị của đất. Việc chuyển đổi quyền sử dụng đất cần chú ý tới các vấn đề sau:
Đối tượng được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để sử dụng.
Đất được phép sử dụng là đất nông nghiệp, lâm nghiệp để trồng rừng và đất ở.
Chỉ được phép chuyển nhượng trong thời hạn được giao quyền sử dụng đất
Đối với hộ gia đình khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà hộ đó được giao thì phải có sự bàn bạc, thống nhất của các thành viên trong hộ.
Hồ sơ chuyển nhượng phải được nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
Chỉ sau khi thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì mới được chuyển giao đất trên thực tế.
Người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải sử dụng đất đúng mục đích, loại đất phải thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Người sử dụng đất không có toàn quyền quyết định, định đoạt tuyệt đối với đất thuộc quyền sử dụng của mình như đối với các loại tài sản khác thuộc quyền quyền sở hữu. Khi thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất, những người tham gia vào giao dịch phải tuân theo quy định về điều kiện, nội dung, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất bị ràng buộc bởi thời hạn, mục đích và quy hoạch sử dụng đất. Người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải sử dụng đúng mục đích mà Nhà nước đã xác định. Do đất đai luôn có một vị trí cố định không di dời được, bởi vậy khác với các loại hàng hóa khác nó cần được đo đạc, lập hồ sơ thửa, đánh số, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất chủ yếu được tiến hành thông qua hệ thống hồ sơ giấy tờ về đất. Do vậy, trong các giao dịch về đất đai hồ sơ địa chính, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các hợp đồng cần phải minh bạch, rõ ràng, công khai. Vì vậy, bản chất của chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một giao dịch dân sự, trong đó đối tượng của giao dịch là quyền sử dụng đất.
Khái niệm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất lần đầu tiên được ghi nhận tại Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005 được thể hiện như sau:
“Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên chuyển nhượng QSDĐ có nghĩa vụ chuyển giao đất và quyền sử dụng đất của mình cho bên nhận chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng có nghĩa vụ trả cho người chuyển nhượng một khoản tiền tương ứng với giá trị QSDĐ”[2]. Như vậy, bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất cùng thống nhất ý chí, thỏa thuận để chuyển giao QSDĐ và tiền cho nhau để thỏa mãn nhu cầu sử dụng đất của mình.
Do nhu cầu nhà ở của con người ngày càng nâng cao, đất đai để sản xuất, khái niệm về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói riêng và chuyển QSDĐ nói chung luôn gắn liền với sự hình thành, tồn tại và phát triển của chế độ sở hữu Nhà nước về đất đai. Theo đó, việc chuyển quyền sử dụng được thể hiện dưới hình thức phổ biến là chuyển nhượng.
Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ dưới góc độ pháp luật dân sự – là sự chuyển dịch QSDĐ từ người có quyền sử dụng đất hợp pháp sang người khác theo trình tự, thủ tục, điều kiện do luật định, theo đó người có QSDĐ (người chuyển nhượng) có nghĩa vụ giao đất và QSDĐ cho người khác (người nhận chuyển nhượng) có nghĩa vụ thanh toán một khoản tiền có giá trị tương đương với thửa đất được chuyển giao; người chuyển nhượng phải có nghĩa vụ nộp thuế chuyển nhượng QSDĐ, người nhận chuyển nhượng có nghĩa vụ nộp lệ phí trước bạ và lệ phí thẩm định theo quy định của pháp luật.
Cơ Sở Lý Luận Về Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất việc chấm dứt hay thiết lập QSDĐ nói trên phải thông qua chủ quản lý đất đai và đại diện chủ sở hữu đối với đất đai là Nhà nước. Nhà nước với vai trò là người quản lý, đại diện đồng thời cũng đưa ra những quy định rất chặt chẽ về việc chấm dứt hay thiết lập các quan hệ luôn được thể hiện theo một thủ tục trình tự nhất định được thể hiện ở một số điểm sau:
Một là, chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải thỏa mãn các quy định do Nhà nước đưa ra. Trong quan hệ hợp đồng chuyển nhượng, bên chuyển nhượng QSDĐ phải chấm dứt QSDĐ, bên nhận chuyển nhượng phải thanh toán một khoản tiền có giá trị tương đương với diện tích đất cần chuyển nhượng nhằm mục đích thiết lập QSDĐ.
Hai là, điều kiện để được chuyển nhượng QSDĐ đối với từng loại đất là khác nhau. Nhà nước có những quy định cụ thể đối với từng địa phương về giá đất nhằm đảm bảo sự ổn định, giá trị chênh lệch giữa các loại đất khi tiến hành chuyển nhượng.
Ba là, khi tiến hành thủ tục chuyển nhượng QSDĐ từ bên chuyển nhượng sang bên nhận chuyển nhượng, nhà nước cũng quy định nghĩa vụ nộp thuế chuyển nhượng theo quy định của Luật thuế chuyển QSDĐ. Mục đích của Nhà nước đưa ra quy định này nhằm điều tiết thu nhập của người chuyển nhượng QSDĐ phát sinh thông qua việc chuyển nhượng QSDĐ cho người khác. Ngoài ra, người nhận chuyển nhượng phải nộp lệ phí trước bạ và lệ phí địa chính theo quy định của pháp luật.
Cơ Sở Lý Luận Về Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất như vậy, đứng dưới góc độ pháp luật dân sự, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự dịch chuyển quyền sử dụng đất từ người có quyền sử dụng đất hợp pháp sang người khác theo một trình tự, thủ tục, điều kiện do pháp luật quy định.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, tranh chấp là “tranh giành nhau một cáchgiằng co cái không rõ thuộc về bên nào, là sự đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong vấn đề quyền lợi giữa hai bên”. Trong đời sống xã hội có rất nhiều dạng tranh chấp khác nhau, tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một loại tranh chấp cụ thể. Tiếp cận dưới góc độ pháp lý, tranh chấp về hợp đồng được hiểu là những xung đột, bất đồng, chính kiến, mâu thuẫn giữa các bên về việc giao kết, thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng. Lần đầu tiên tại khoản 24 Điều 4 LĐĐ năm 2003 đưa ra được khái niệm chung về tranh chấp đất đai, theo đó thì: “ Tranh chấp đất đai làtranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”[3]. Tuy nhiên, tranh chấp đất đai có nhiều dạng tranh chấp, nhất là việc xác định tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ. Có nhiều quan điểm pháp lý đưa ra khái niệm về tranh chấp đất đai như sau: “tranh chấp đất đai làsự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai”. Trong quan hệ hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ chủ thể tham gia chính là bên chuyển nhượng QSDĐ và bên nhận chuyển nhượng QSDĐ. Do đó, hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên chuyển nhượng QSDĐ chuyển giao đất và QSDĐ cho bên nhận chuyển nhượng, còn bên nhận chuyển nhượng trả tiền cho bên chuyển nhượng theo quy định của Bộ luật dân sự và LĐĐ[4]. Xuất phát từ khái niệm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ta có thể hiểu tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ chính là sự mâu thuẫn, xung đột giữa hai bên chuyển nhượng với bên nhận chuyển nhượng QSDĐ khi giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng như giao nhận QSDĐ và giao nhận tiền. Thực tế có rất nhiều trường hợp xảy ra người thứ ba cũng có thể trở thành chủ thể của tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên, thì người thứ ba có quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ đã được ký để bảo vệ quyền và lợi ích bị xâm phạm.
Cơ Sở Lý Luận Về Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất đối tượng tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ là việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ khi giao kết và thực hiện hợp đồng của bên nhận chuyển nhượng và bên chuyển nhượng hoặc bên thứ 3 liên quan tới giá trị pháp lý của hợp đồng. Việc giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ phải tuân theo quy định của bộ luật dân sự và luật đất đai.
Từ những phân tích như trên có thể đưa ra kết luận về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về mặt lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Do đó, bản chất của tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được biểu hiện thông qua những đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về chủ thể của tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là chủ thể quản lý và sử dụng quyền sử dụng đất, không có quyền sở hữu đối với đất đai. Quyền sử dụng đất được xác lập trên cơ sở Nhà nước giao đất, cho thuê đất, được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất. Theo quy định tại Điều 188 luật đất đai 2013 quy định về điều kiện được chuyển nhượng đất. Vì vậy, khi xảy ra tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì chủ thể tranh chấp trong trường hợp này là người có đất bị tranh chấp chứ không là chủ thể có quyền sở hữu đất đai.
Thứ hai, đối tượng của tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là quyền quản lý, quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật. Đối tượng của tranh chấp được biểu hiện dưới dạng quyền – quyền sử dụng đất chứ không phải bản thân đất đai. Vì đất đai là một loại hàng hóa đặc biệt, tranh chấp xảy ra không thuộc quyền sở hữu của các bên mà nó thuộc sở hữu của nhà nước. Điều này hoàn toàn khác biệt so với các dạng tranh chấp của các loại tài sản thông thường khác. Đây cũng là yếu tố đặc biệt, chi phối tới quá trình giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Tòa án nói riêng. Theo đó, việc giải quyết tranh chấp không chỉ nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên mà còn bảo vệ cho chủ thể có quyền sở hữu – đó là Nhà nước.
Thứ ba, tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các bên xảy ra tranh chấp mà còn tác động đến quá trình giải quyết tranh chấp; ảnh hưởng đến quyền lợi của những người có liên quan; gây ra sự bất bình ổn trong quá trình phát triển, xã hội, sản xuất của cộng đồng. Vì vậy, giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải hướng tới ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.
Thứ tư, tranh chấp đất đai nói chung và tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói riêng có ảnh hưởng đến hoạt động, quản lý của nhà nước về đất đai, Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu đất đai, quản lý đất đai thông qua hệ thống pháp luật như: Hiến pháp, Bộ luật dân sự, Luật đất đai, luật thương mại, luật nhà ở, luật kinh doanh bất động sản, luật công chứng, luật hôn nhân và gia đình……Thực tế việc thực thi pháp luật trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa thật sự triệt để còn làm ảnh hưởng tới lợi ích, hoạt động quản lý hành chính mà nhà nước thiết lập.
1.5. Phân loại tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Sự xung đột, mâu thuẫn giữa các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thể xảy ra từ gia đoạn giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng và hậu quả pháp lý của hợp đồng. ở mỗi giai đoạn tranh chấp khác nhau thì hậu quả pháp lý cũng khác nhau. Do đó căn cứ vào từng giai đoạn cụ thể ta có thể phân thành các nhóm về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau:
Nhóm tranh chấp về giá trị pháp lý của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Tranh chấp về hình thức hợp đồng;
Tranh chấp về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng;
Tranh chấp do bên chuyển nhượng không có quyền chuyển nhượng;
Tranh chấp do đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được;
Tranh chấp do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội;
Tranh chấp của bên thứ ba về giá trị pháp lý của hợp đồng.
Nhóm tranh chấp về thực hiện quyền và nghĩa vụ của hợp đồng.
+ Tranh chấp về nghĩa vụ thanh toán hợp đồng (nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng phải thanh toán đủ số tiền theo đúng phương thức đã thỏa thuận);
Tranh chấp về nghĩa vụ giao đất không đúng với diện tích, hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu, tình trạng đất và giấy chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của bên chuyển nhượng);
Tranh chấp về nghĩa vụ làm thủ tục hành chính đất đai (kê khai hồ sơ, chứng thực công chứng, đăng ký, kê khai, nộp thuế, sang tên trước bạ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng)
– Nhóm tranh chấp vềgiải quyết hậu quảhợp đồng do bịchấm dứt, bịhủy bỏ,bị vô hiệu.
Tranh chấp do hợp đồng bị chấm dứt (do đơn phương chấm dứt, bị hủy bỏ)
+ Tranh chấp do hợp đồng bị vô hiệu (vi phạm điều kiện có hiệu lực của hợp đồng).
Trên đây là một số nguồn tài liệu Cơ Sở Lý Luận Về Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đấtmà mình đã triển khai đến cho các bạn phần các khái niệm về quyền sử dụng đất chưa dừng lại ở đó, trên đây chỉ mới là một phần của nguồn tài liệu thôi. Cho nên các bạn hãy cùng mình xem và theo dõi tiếp phần những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông qua hoạt động xét xử của toà án để có thu thập thêm được nhiều kiến thức đa dạng để có thể tiến hành triển khai bài luận văn của mình trong thời gian tới.
Cơ Sở Lý Luận Về Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất
2. Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông qua hoạt động xét xử của Tòa án
Theo Từ điển Giải thích thuật ngữ luật học: “ Giảiquyết tranh chấp đất đai là giải quyết bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, tổ chức và trên cơ sở đó phục hồi các quyền lợi hợp pháp bị xâm hại đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về đất đai”.[5]
Những mâu thuẫn, bất đồng, quyền và lợi ích của các bên bị ảnh hưởng để đảm bảo cho cả đôi bên cần có một cơ chế giải quyết ổn thỏa. Ta có thể thấy giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng của cả hai hay nhiều bên trong quan hệ hợp đồng chuyển nhượng trên cơ sở pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp. Qua đó giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các quan hệ hợp đồng được điều chỉnh phù hợp với lợi ích xã hội và của người sử dụng đất, mang lại sự ổn định cho nhân dân, việc thực thi pháp luật trong đời sống được dễ dàng.
Thực chất, giải quyết tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là việc cơ quan nhà nước dùng những cách thức phù hợp trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng trong đời sống nhân dân. Quyền và lợi ích của các bên được đảm bảo, buộc bên vi phạm phải gánh chịu hậu quả pháp lý do hành vi của họ gây ra góp phần tăng cường pháp chế trong lĩnh vực chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hay nói cách khác giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyểnnhượng quyền sử dụng đất là việc áp dụng đúng đắn các quy định của pháp luật vào giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng.
Trong quan hệ pháp luật hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất việc giải quyết tranh chấp là một trong những biên pháp quan trọng để pháp luật đất đai phát huy được vai trò trong đời sống xã hội. Đồng thời nâng cao được chất lượng, hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, góp phần hoàn thiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phù hợp với thực tiễn và các quy định của pháp luật. Thông qua việc giải quyết tranh chấp, nhà nước điều chỉnh các quan hệ đất đai cho phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của xã hội đảm bảo đúng với tinh thần nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về chính sách và pháp luật đất đai trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định của luật đất đai 1993, 2003 Luật đất đai năm 2013 dã sửa đổi, bổ sung những quy định mới về giải quyết tranh chấp đất đai nói chung, trong đó có tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trong đó, Luật đất đai năm 2013 đã quy định các tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết… Như vậy, căn cứ theo quy định của Luật đất đai 2013 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp được mở rộng hơn. Đồng thời, giáo dục ý thức tuân thủ và tôn trọng pháp luật của mọi công dân, ngăn ngừa những hành vi vi phạm trong việc giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất xảy ra.
Theo quy định của pháp luật, có một số cơ quan giải quyết về tranh chấp đất đai, đó là các cơ quan hành chính (UBND) các cấp, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan tư pháp (TAND). Việc giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng nói riêng thông qua TAND bằng con đường khởi kiện tại Tòa án. Việc khởi kiện vụ án dân sự được Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bản chất chính là tranh chấp của một hợp đồng dân sự. Đó chính là sự tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa bên chuyển nhượng QSDĐ với bên nhận chuyển nhượng QSDĐ khi giao kết và thực hiện hợp đồng. Do vậy, các bên tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết. Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ theo thủ tục tố tụng dân sự với một quy trình chặt chẽ theo thủ tục tố tụng. Nội dung giải quyết là tòa án căn cứ vào các quy định của Luật dân sự và LDĐ xác định tính hợp pháp hay không hợp pháp của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên cơ sở đó công nhận các quyền và nghĩa vụ do hai bên xác lập và thực hiện xác định hậu quả pháp lý, trách nhiệm của bên vi phạm…Qua đó, cho ta thấy giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ thông qua hoạt động xét xử tại Tòa án mang tính quyền lực nhà nước mà Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, tức là là quyền xét xử các vụ án, nhân danh nhà nước khi xét xử nhằm đảm bảo công lý công bằng cho các bên khi tham gia hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
2.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Để đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên xảy ra tranh chấp thì việc giải quyết phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất, nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý:
Tại Điều 17 Hiến pháp năm 1992 khẳng định: “Đất đai thuộc sởhữu toàndân do Nhà nước thống nhất quản lý”. Cụ thể hóa Hiến pháp năm 1992, Luật đất đai năm 2003 đã quy định: “ Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đãgiaocho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và theo quy định tại Điều 4 Luật đất đai 2013 thể hiện rõ: “Đất đai thuộc sởhữu toàn dân do Nhànước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này”. Điều đó khẳng định, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất chứ không phải là chủ sở hữu về đất đai. Do đó, đối tượng của mọi tranh chấp hơp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phát sinh chỉ là quyền quản lý và quyền sử dụng đất chứ không phải là quyền sở hữu đối với đất đai. Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đảm bảo được quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ hợp đồng chuyển nhượng đồng thời phải tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước làm người đại diện. Đây là nguyên tắc pháp lý xuyên suốt trong quá trình quản lý và sử dụng đất, phản ánh tính đặc trưng của quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai. Do vậy, khi giải quyết tranh chấp các cơ quan nhà nước phải nghiêm chỉnh chấp hành nguyên tắc này và đó là cơ sở để giải quyết tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Thứ hai, nguyên tắc đảm bảo quyền và lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích các bên tự thương lượng, hòa giải khi xảy ra tranh chấp trong quan hệ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Luật đất đai 2013 ra đời với việc thừa nhận chín quyền năng của người sử dụng đất được tặng cho, thế chấp, cho thuê lại, cho thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất…đã tạo điều kiện cho Nhà nước có những tư tưởng đổi mới trong quan hệ đất đai. Do đó, việc tôn trọng quyền của người sử dụng đất và tạo điều kiện để họ phát huy tối đa các quyền đó là nguyên tắc của Luật đất đai. Trên thực tế, nếu lợi ích của người sử dụng đất bị xâm phạm thì hiệu quả kinh tế mang lại hiệu quả không cao. Và việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất không được đảm bảo thực hiện trên thị trường, các bên dẫn đến tranh chấp về giá cả, loại đất hoặc chủ thể không đủ năng lực để tiến hành ký kết. Trước những biến động của thị trường trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thường dẫn đến xảy ra nhiều tranh chấp. Xuất phát từ những tranh chấp bất đồng không giải quyết được trong quan hệ hợp đồng chuyển nhượng thì đây cũng là một trong những nguyên tắc giải quyết tranh chấp. Tôn trọng quyền định đoạt của các chủ thể khi tham gia quan hệ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là tôn trọng quyền tự do thỏa thuận, thương lượng của họ trên cơ sở các quy định của luật đất đai về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Do vậy, hòa giải trở thành cách thức và cũng là nguyên tắc hòa giải trong việc giải quyết tranh chấp và đạt hiệu quả nhất.
Thứ ba, nguyên tắc giải quyết tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhằm mục đích ổn định tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, gắn với việc giải quyết tranh chấp và tổ chức lại sản xuất.
Xuất phát từ những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và lợi ích giữa các bên trong quan hệ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, gây nên sự căng thẳng trong các mối quan hệ xã hội, tạo ra gánh nặng cho các cơ quan giải quyết tranh chấp. Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp với việc tổ chức sản xuất, tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước sẽ giúp phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh, từng bước ổn định cải thiện đời sống nhân dân. Vì vậy, yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải gắn liền với việc tổ chức lại sản xuất, tạo điều kiện cho ai giỏi nghề gì thì làm việc ấy, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất theo hướng thâm canh, tăng vụ trên cơ sở không ngừng cải tạo lại đất, bố trí lại cơ cấu hàng hóa theo nhu cầu của thị trường. Với ý nghĩa to lớn, khi giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chúng ta phải triệt để thực hiện nguyên tắc này.
Thứ tư, nguyên tắc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa
Khi tiến hành giải quyết các tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần phải tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục thẩm quyền mà pháp luật quy định. Đồng thời nhằm phát hiện những vi phạm trong quá trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất, có sai phạm về chủ thể, hình thức chuyển nhượng viết tay hay bắt buộc phải công chứng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…tránh tình trạng để tranh chấp kéo dài, làm ảnh hưởng đến tâm lý và quyền lợi của các bên.
Ngoài những nguyên tắc cơ bản trên, khi giải quyết tranh chấp chúng ta cần phải tuân thủ một số nguyên tắc khác như: Thực hiện đúng phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp; bảo vệ các giao dịch đã được thực hiện giữa các bên theo nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng truyền thống, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên; tôn trọng ý chí, tự do thỏa thuận, trung thực; đồng thời thông qua hoạt động xét xử nhằm giáo dục pháp luật cho các đương sự, thực hiện nghị quyết của Đảng và nhà nước.
2.3. Phương thức giải quyết tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Giải quyết tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một trong những biện pháp quan trọng để pháp luật đất đai phát huy được vai trò trong đời sống xã hội.
Quan hệ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn kết với các lợi ích, vì vậy cũng dễ phát sinh tranh chấp khi có xung đột về lợi ích. Sự xung đột này thường xuất hiện khi hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các cam kết trong hợp đồng. Khi có tranh chấp các bên thường tìm đến các phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau để giải tỏa xung đột, bất đồng, mâu thuẫn về lợi ích, tạo lập lại sự cân bằng mà các bên có thể chấp nhận được. Có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật hiện hành công nhận các phương thức giải quyết tranh chấp như: thương lượng, hòa giải và tòa án. Theo đó, khi xảy ra tranh chấp các bên có thể giải quyết tranh chấp thông qua việc trực tiếp thương lượng với nhau.
Phương thức hòa giải là một biện pháp truyền thống để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội, hòa giải có thể được hiểu là một biện pháp giúp các bên tìm ra tiếng nói chung để tháo gỡ những mâu thuẫn, bất đồng trên cơ sở sự thỏa thuận. Nếu hòa giải thành, tranh chấp kết thúc. Trường hợp các bên không thể tự thương lượng được với nhau thì việc giải quyết tranh chấp sẽ được thông qua hòa giải cơ sở. Nếu hòa giải cơ sở vẫn không thể thống nhất thì các bên có quyền gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để yêu cầu hòa giải.
Thời hạn hòa giải là 45 ngày kể từ ngày nhận đơn. Kết quả giải quyết phải được lập thành văn bản có sự xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã và có chữ ký của các bên. Trường hợp kết quả có sự thay đổi hiện trạng sử dụng đất thì UBND xã gửi biên bản đến Phòng tài nguyên và môi trường đối với tranh chấp giữa các hộ gia đình, cá nhân; cộng đồng dân cư với nhau. Các cơ quan này trình cơ quan cùng cấp để xem xét giải quyết quyết định công nhận việc thay đổi hoặc cấp mới GCNQSDĐ.
Phương thức giải quyết bằng tòa án, tuân theo quy định của luật đất đai năm 2013 thẩm quyền giải quyết tranh chấp đối với đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật (các giấy tờ quy định tại Điều 100 luật đất đai 2013). Trong trường hợp hòa giải tại UBND xã không thành, Tòa án nhân dân sẽ thụ lý để giải quyết (khoản 1 Điều 203 luật đất đai 2013). Khi xảy ra tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các giấy tờ theo quy dịnh tại khoản 2 điều 2013 thì các bên tranh chấp có thể yêu cầu Ủy ban nhân có thẩm quyền giải quyết hoặc có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định về thủ tục tố tụng dân sự. Hơn nữa, luật cũng cho phép các bên tranh chấp khi lựa chọn giải quyết tại Ủy ban nhân dân có thẩm quyền, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu bên cạnh việc khiếu nại lên cấp trên trực tiếp thì có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân theo thủ tục hành chính. Đây là một điểm mới của luật đất đai 2013 so với Luật Đất đai năm 2003 về thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai, tạo ra nhiều phương thức giải quyết tranh chấp cho các bên và để giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, triệt để nhất. Tại khoản 3 Điều 203 Luật đất đai năm 2013 quy định rõ ràng về thẩm quyền giải quyết các vụ việc tranh chấp: Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a)Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
b)Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp
Việc quy định này nhằm đảm bảo cho các bên tranh chấp có thể dễ dàng xác định được cơ quan có thẩm quyền, tránh tình trạng cơ quan Nhà nước trì trệ cố tình gây phiền toái từ chối tiếp nhận đơn từ giải quyết tranh chấp.
Như ở các phần trước đã nêu trên, tranh chấp đất đai nói chung và tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói riêng có thể được giải quyết theo phương thức khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền hoặc khiếu nại lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tương ứng với mỗi phương thức, quy trình, thủ tục giải quyết cũng khác nhau.
Trình tự giải quyết tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ được thực hiện theo một trình tự quy định theo luật tố tụng dân sự, bao gồm các giai đoạn khởi kiện, thụ lý, chuẩn bị xét xử, hòa giải, đưa vụ án ra xét xử, xét xử sơ thẩm, kháng cáo, kháng nghị, xét xử phúc thẩm, giải quyết đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
Khởi kiện vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người khởi kiện là bên chuyển nhượng hoặc là bên nhận chuyển nhượng hoặc bên thứ ba liên quan tới giá trị pháp lý của hợp đồng. Người khởi kiện phải có đơn khởi kiện và nộp kèm theo đơn là tài liệu chứng cứ, bao gồm hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ, giấy tờ về đất, các biên bản bàn giao nhận tiền, đất và chứng cứ khác có giá trị chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình. Sau khi có đơn khởi kiện thì người khởi kiện có quyền nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện cho Tòa án để thực hiện việc khởi kiện của mình.
Thụ lý vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ là việc Tòa án nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện và vào sổ thụ lý án dân sự. Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ hiểu theo nghĩa rộng là một dạng tranh chấp của tranh chấp đất đai. Nhưng khác với một số loại tranh chấp đất khác là khi thụ lý không cần phải có hòa giải tại UBND để làm điều kiện thụ lý. Theo quy định tại Điểm c, khoản 2 Điều 23 Nghị quyết 03/2012/NQQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC thì “tranh chấp quyền sửdụng đất là tranh chấp aicó quyền sử dụng đất đó” nên những việc tranh chấp liên quan đến giao dịch về đất không phải là tranh chấp QSDĐ nên không bắt buộc hòa giải ở cơ sở khi khởi kiện. Do đó, khi nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo Tòa án phải xem xét thụ lý vụ án.
Chuẩn bị xét xử tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ là quá trình bao gồm nhiều công việc khác nhau như đo đạc, thẩm định, định giá đất tranh chấp, lập hồ sơ vụ án, tiến hành hòa giải vụ án…Căn cứ vào đơn khởi kiện, xét xét tai liệu chứng cứ kèm theo, thẩm phán phân công xét xử phải đưa vụ án ra xét xử. Ngay trong quá trình xét xử, các đương sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.
Với những nguồn tài liệu Cơ Sở Lý Luận Về Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất đa dạng và sáng tạo mà mình đã chia sẻ trên đây hy vọng sẽ đem đến cho các bạn thật nhiều thông tin để bạn có thể tiến hành triển khai tốt bài luận văn của mình. Nếu như bạn vẫn chưa thể hoàn thành bài luận văn vì bạn chưa có thời gian hoặc thậm chí giáo viên đưa ra yêu cầu quá khó so với năng lực của bạn, đừng lo lắng vì đã có dịch vụ nhận làm luận văn thạc sĩ qua zalo/telegram : 0934.536.149tất cả mọi vấn đề bạn khiến bạn đang băn khoăn hãy nhắn tin ngay qua zalo để được chúng tôi báo giá làm bài luận văn và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.
[1] Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Từ điển Giải thích thuật ngữ Luật học, trang 59, Nxb. Công an nhân dân dân, Hà Nội
[2] Bộ luật Dân sự 2005, trang 280
[3] Luật đất đai năm 2003
[4] Bộ luật Dân sự 2005
[5] Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Từ điển Giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb. Công an nhân dân dân, Hà Nội