📢 Tải Free!!! Tải NgayCơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu sẽ là một trong những tài liệu hoàn toàn hay phù hợp cho các bạn sinh viên đang học ngành xuất nhập khẩu, nội dung mình đã tiến hành liệt kê bao gồm khái niệm hoạt động xuất khẩu, đặc điểm của hoạt động xuất nhập khẩu,các hình thức xuất khẩu,vai trò của hoạt động xuất khẩu,tổng quan ngành điều thế giới và ngành điều việt nam phân bố địa lý, vai trò ý nghĩa to lớn của hạt điều việt nam, ngành điều việt nam hướng tới phát triển bền vững, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu điều việt nam, các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu… Hy vọng nguồn tài liệu này sẽ gợi ý cho bạn được nhiều kinh nghiệm cũng như đa dạng kiến thức để bạn có thể tự triển khai bài luận văn của mình đạt kết quả tốt nhất có thể nhé.
Để hoàn thiện một bài luận văn quả nhiên không phải việc dễ dàng vì bạn sẽ tốt rất nhiều thời gian để tìm kiếm tài liệu, số liệu,…Hiện nay bên mình đang có dịch vụ nhận viết thuê luận văn với nhiều đề tài từ khó đến dễ, có phải bạn đang loay hoay miết nhưng vẫn không thể nào hoàn thành bài luận văn, hoặc thậm chí giáo viên đưa ra yêu cầu quá khó so với năng lực hiện tại của bạn. Bạn đang lo lắng vì thời gian nộp bài cận kề,… Không sao cả, đừng lo lắng vì bây giờ đã có dịch vụ thuê viết luận văn thạc sĩ qua zalo/telegram : 0934.536.149 chúng tôi sẵn sàng tư vấn báo giá làm bài luận văn trọn gói và hỗ trợ cho các bạn từ khi bắt đầu cho đến khi bảo vệ thành công bài luận nhé.
Table of Contents
1. Khái niệm Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu
Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh mà doanh lợi thu được từ việc bán hàng hóa và dịch vụ ra thị trường nước ngoài và hàng hóa dịch vụ đó phải được vận chuyển ra khỏi biên giới quốc gia.
Việc hình thành hoạt động xuất khẩu là do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực, các nguồn tài nguyên thiên nhiên,… dẫn đến sự khác biệt về lợi thế trong các lĩnh vực khác nhau của các quốc gia. Để khai thác tốt tối đa những lợi thế và khắc phục những hạn chế, tạo ra sự cân bằng giữa các yếu tố
trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, các quốc gia phải tiến hành trao đổi hàng hóa và dịch vụ với nhau. Hoạt động xuất khẩu ra đời từ đó. Tuy nhiên xuất khẩu không chỉ diễn ra giữa các quốc gia có lợi thế về lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, ngay cả quốc gia khi không có lợi thế gì về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực,…thì quốc gia vẫn có thể thu lợi ích từ hoạt động xuất khẩu. Điều này đã được lợi thế so sánh chứng minh.
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu có thị trường là thị trường nước ngoài và chủ thể mua bán là khách hàng, bạn hàng và các tổ chức nước ngoài. Khi xuất khẩu doanh nghiệp có quan hệ giao dịch bánhàng cho các cá nhân, hãng nhập khẩu, nhà
môi giới.
Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải cạnh tranh gây gắt với các đối thủ về chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán và phương thức mua bán. Khi xuất khẩu hàng hóa sang một nước nào đó, doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhiều đối thủ ở nhiều nước khác nhau trên cùng một thị trường. Để đảm bảo hiệu quả kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh.
Việc thanh toán giữa các tổ chức kinh tế trong mua bán ngoại thương phải dùng ngoại tệ có giá trị chuyển đổi. Chính vì vậy sự thay đổi giữa tỷ giá hối đoái, sự biến động của thị trường tiền tệ quốc tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu.
Hoạt động xuất khẩu không chỉ ảnh hưởng bởi các quan hệ kinh tế mà còn ảnh hưởng rất mạnh của các quan hệ chính trị xã hội quốc tế, chính sách khuyến khích xuất khẩu và các chính sách bảo hộ sản xuất trong nước là các chính sách tác động đến hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp.
3. Các hình thức xuất khẩu:
Nhằm đa dạng hóa kinh doanh xuất khẩu để phân tán và chia sẻ rủi ro, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thể lựa chọn các hình thức xuất nhập khẩu khác nhau. Hiện nay các nhà xuất nhập khẩu thường lựa chọn các hình thức sau:
3.1. Xuất khẩu trực tiếp:
Đây là hình thức giao dịch mà nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu trực tiếp quan hệ với nhau bằng cách gặp mặt hoặc qua thư từ, điện tín để bàn bạc và thỏa thuận với nhau về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch từ đó hàng hóa và dịch vụ của nhà xuất khẩu sẽ đến tay nhà nhập khẩu.
Nguyên tắc: Có thể làm tăng thêm các rủi ro trong kinh doanh, bên cạnh đó có các ưu điểm sau: giảm bớt chi phí trung gian do đó tăng lợi nhuận, có thể liên hệ trực tiếp và đều đặn với khách hàng, với thị trường nước ngoài để biết được nhu cầu của khách hàng và tình hình bán hàng của thị trường đó để ta có thể thay đổi sản phẩm và điều kiện bán hàng sao cho phù hợp để mang lại lợi ích cao nhất.
3.2. Xuất khẩu ủy thác:
Là hình thức kinh doanh trong đó các đơn vị kinh doanh ngoại thương đóng vai trò là trung gian thay cho đơn vị sản xuất tiến hành ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, tiến hành làm các thủ tục hợp tác để xuất khẩu hàng hóa cho nhà sản xuất nhờ đó thu được khoản tiền nhất định (thường là tỉ lệ phần trăm giá trị của lô hàng xuất khẩu).
Ưu điểm: Mức độ rủi ro thấp, đặt biệt không cần bỏ nhiều vốn vào kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động đồng thời thu được khoản lợi nhuận đáng kể.
Là hình thức tái xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hóa trước đây đã nhập khẩu và chưa qua chế biến ở nước tái xuất.
Ưu điểm: Doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao mà không phải tổ chức sản xuất, đầu tư vào nhà xưởng, máy móc thiết bị, khả năng thu hồi vốn cũng nhanh hơn.
Tham gia hoạt động tái xuất khẩu gồm: Nước xuất khẩu, nước nhập khẩu,nước tái xuất. Vì thế giao dịch này còn được gọi là giao dịch tay ba hay giao dịch tam giác. Sở dĩ có hình thức này là do thuận lợi và khó khăn trong quan hệ thương mại giữa các nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, chẳng hạn như: cấm vận, trừng phạt kinh tế,…
Hàng hóa là đối tượng xuất khẩu có thể đi thẳng từ nước xuất khẩu tới nước nhập khẩu hoặc từ nước xuất khẩu sang nước tái xuất và sau đó mới tới nước nhập khẩu. Hình thức xuất khẩu có rất nhiều và rất đa dạng. Thực tế hoạt động xuất khẩu đối với một doanh nghiệp ngoại thương có thể thực hiện cùng một lúc hay vài hình thức xuất khẩu khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và khả năng thực tế của từng doanh nghiệp cụ thể.
Cũng như bạn đã thấy trên đây là Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu với những nội dung sẽ cung cấp cho bạn nhiều kiến thức dồi dào hơn, trên đây mình đã viết được một số nội dung hữu ích mà nảy giờ các bạn cũng đã xem. Trước đây mình đã từng viết một bài hơn 100 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về xuất nhập khẩuhoàn toàn hay là một trong số những đề tài được chọn lọc đảm bảo chất lượng nên các bạn có thể xem và lựa chọn tại website trangluanvan.com của mình để lựa ra một đề tài phù hợp mà bạn thích. Tuy nhiên, trên đây chỉ mới là một số ít nội dung thôi, ngay bây giờ đây mình sẽ tiếp tục quay trở lại và triển khai nốt nguồn tài liệu này nhé.
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu
4. Vai trò của hoạt động xuất khẩu:
Xuất khẩu đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp cũng như sự phát triển kinh tế của từng quốc gia.
4.1. Đối với nền kinh tế quốc gia:
Đây là hoạt động nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa của quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết sản xuất và tiêu dùng của nước này với nước khác. Hoạt động không chỉ diễn ra với cá thể riêng biệt mà phải có sự tham gia của toàn bộ hệ thống kinh tế với sự điều hành của nhà nước. Chính vì vậy đóng vai trò to lớn với sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Thông qua xuất khẩu có thể làm gia tăng ngoại tệ thu được, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu ngân sách, kích thích đổi mới công nghệ, cải tiến cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho nhân dân. Cụ thể như sau:
a) Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩ, phục vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước:
Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo, chậm phát triển của nước ta. Để công nghiệp đất nước trong thời gian ngắn, đòi hỏi phải có số vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như:
– Đầu tư nước ngoài
– Vay nợ, viện trợ
– Thu từ hoạt động di lịch, dịch vụ thu ngoại tệ
– Xuất khẩu lao động
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ, tuy quan trọng nhưng cũng phải trả trong thời gian quy định. Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, công nghiệp hóa đất nước là xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.
Ở nước ta, thời kỳ 1986 – 1990 nguồn thu về xuất khẩu đảm bảo trên 55% nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu; thời kỳ 1991 – 1995 và 1996 – 2000 là 75,3% và 84,5%.
Trong tương lai, nguồn vốn bên ngoài vẫn sẽ tăng lên. Nhưng chỉ thuận lợi khi các nhà đầu tư và người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu – nguồn vốn duy
nhất để trả nợ – trở thành hiện thực.
b) Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển:
Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta.
Tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế được nhìn nhận theo 2 cách:
Thứ nhất, xuất khẩu chỉ việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội đại. Trong nền kinh tế nước ta như hiện nay thì sản xuất cơ bản vẫn chưa đủ cho tiêu dùng. Do đó nếu chỉ thụ động chờ vào sự “ dư thừa “ của sản xuất thì xuất khẩu vẫn tăng trưởng chậm. Sản xuất và sự thay đổi kinh tế cũng sẽ rất chậm chạp.
Thứ hai, nhu cầu thị trường thế giới ngày càng tăng đó cũng là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Điều đó cũng tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu cấu
kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động này tác động đến sản xuất thể hiện:
– Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển thuận lợi. Như phát triển ngành dệt may xuất khẩu tạo cơ hội cho ngành sản xuất nguyên liệu, công nghiệp chế tạo, gia công ; ngành công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu có thể kéo theo sự phát triển ngành công nghiệp, nông nghiệp.
– Xuất khẩu là điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất phát triển ổn định.
– Mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực cho sản xuất
– Tạo ra những tiền đề kinh tế – kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực và cải tạo khả năng sản xuất trong nước. Tức là xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo ra vốn, và công nghệ kỹ thuật từ nước ngoài vào Việt Nam, nhằm hiện đại hóa nền kinh tế đất nước, tạo ra năng lực sản xuất mới.
– Bên cạnh đó xuất khẩu chính là việc đưa hàng hóa của nước ta tham gia và cạnh tranh với hàng hóa trên thị trường thế giới về giá cả lẫn chất lượng. Do đó đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại cơ cấu sản xuất, chất lượng sản phẩm phù hợp yêu cầu chung của thị trường thế giới.
c) Xuất khẩu có tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân:
Sản xuất hàng hóa xuất khẩu sẽ thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ngày một phong phú nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
d) Khuyến khích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất:
Vì đây là hoạt động hướng ra thị trường thế giới, một thị trường ngày càng
cạnh tranh khốc liệt với các rào cản kỹ thuật đòi hỏi phải trang bị công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến.
e) Xuất khẩu là cơ sở mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại:
Xuất khẩu và quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau. Có thể các hoạt động xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác và tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ phát triển. Mặc khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu.
Nói chung, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiếm lược để phát triển kinh tế và hiện đại hoá đất nước.
4.2. Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp:
Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, mở rộng quan hệ kinh doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước.
Tạo môi trường cạnh tranh để doanh nghiệp luôn phấn đấu nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế. Qua đó có điều kiện giữ gìn, nâng cấp và phát triển trình độ kỹ thuật công nghệ, phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm. Bên cạnh đó cũng giúp doanh nghiệp nắm bắt thị hiếu tiêu dùng của thị trường nước ngoài nhằm cải thiện sản phẩm cho phù hợp, đa dạng hóa sản phẩm.
Phân tán rủi ro trong kinh doanh do đa dạng hóa thị trường.
Giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh tế xã hội.
Xuất khẩu đảm bảo cho doanh nghiệp luôn nâng cao việc sử dụng kỹ thuật quản lý chuyên môn chẳng hạn như kỹ năng quản lý hoạt động xuất khẩu bán hàng trên thị trương quốc tế, quản lý và dự đoán những xu hướng biến động của tỷ giá hối đoái. Mặt khác, qua xuất khẩu doanh nghiệp có được nguồn ngoại tệ để nhập khẩu máy móc
thiết bị, công nghệ kỹ thuật để tái đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, các sản phẩm hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được lao động vào làm việc tạo thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên, tạo nguồn thu ngoại tệ để nhập khẩu vật liệu tiêu dùng, vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân, vừa tăng khả năng quay vòng vốn nhanh, tạo điều kiện thu
được doanh lợi cao.
5. Tổng quan nghành điều thế giới và nghành điều việt nam phân bố địa lý:
5.1 Nghành đều thế giới:
Ở các nước Ấn Độ, Braxin, Việt Nam sản xuất khoảng 70% tổng sản lượng điều thế giới, thì chỉ có riêng ở Bắc Mỹ đã tiêu thụ khoảng 50% tổng sản lượng nhân điều thế giới, tiếp đến là Liên minh châu Âu (EU) chiếm 29%, cuối cùng là các nước châu Á, chủ yếu là Ấn Độ và Trung Quốc chiếm 21%
5.2 Nghành đều Việt Nam:
Như chúng ta cũng đã biết, cây điều ở nước ta phát triển rất nhanh, từ những thập niên 80 của thế kỹ trước đã đưa vào trong cơ cấu cây trồng thược nghành lâm nghiệp. Đến năm 1990, nó đã trở thành một cây công nghiệp lâu năm xuất khẩu chủ lực, có khả năng sinh trưởng trên nhiều loại đất ở vùng Đông Nam Bộ, vùng thấp Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ và một số vùng đất cao ở đồng bằng song Cửu Long. Là cây đa mục tiêu (phát triển kinh tế, phòng hộ đất, bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo,…) sinh trưởng nhanh, rễ phát triển mạnh, tán rộng che phủ bảo vệ đất, hạn chế xói mòn đất rất tốt.
Năm 2020, theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19, nhưng xuất khẩu hạt điều vẫn đạt gần 515 nghìn tấn, trị giá 3.21 tỷ USD, tăng 13% về lượng, nhưng giảm 2,3% về trị giá so với năm 2019.
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu nhân điều đến hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm trên dưới 80% lượng nhân điều xuất khẩu trên thế giới. Xuất khẩu điều thu về hơn 31 tỷ USD. Đó là con số đầy ấn tượng của nghành điều trong 30 năm qua.
Năm 2021, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu hạt điều đạt 3,6 tỷ USD, tăng 12,9% so với năm 2020. Nghành điều Việt Nam sẽ tiếp tục kiên trì với mục tiêu “giữ lương, tăng chất. Tăng giá” trong sản xuất, kinh doanh trong năm 2021 và những năm tiếp theo.
5.3 Phân bố địa lý:
Cây điều sinh trưởng và phát triển ở các quốc gia thuộc khu vực nằm trong vùng cận xích đạo- nơi mà có nhiệt độ và độ ẩm cao. Ấn Độ là một trong những nước có diện tích cây điều lớn nhất thế giới và dẫn đầu thế giới về sản lượng điều thô và nhân điều chế biến. Được biết toàn thế giới tại thời điểm có tổng sản lượng điều thô từ 1575-1600 nghìn tấn, chiếm khoảng 25-30% tổng sản lượng. Tiếp theo là nước Braxin, Việt Nam và các nước Châu Phi như Bờ Biền Ngà, Tanzania,…Hằng năm các nước châu Phi cũng đóng góp khoảng 500 nghìn tấn điều thô vào tổng sản lượng điều trên thế giới.
6. Vai trò, ý nghĩa to lớn của hạt điều Việt Nam:
Với việc thu hút số lượng lớn nhân công, tạo việc làm, tăng thu ngoại tệ, xuất khẩu điều cũng như với việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản khác của Việt Nam mang lại lợi ích lơn đến nền kinh tế quốc dân.
Thứ nhất: giải quyết việc làm tạo thu nhập cho người lao động. Bên cạnh đó cây điều được trồng chủ yếu ở các địa bàn khó khăn, đã góp phần hỗ trợ tích cực cho cải thiện đời sống nông dân ở các vùng nông thôn. Giúp xóa đói giảm nghèo cho người dân.
Thứ hai: mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, trước tình trạng khan hiếm ngoại tệ như hiện nay.
Thứ ba: đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước. Việc xuất khẩu nhân điều giữ vị trí số một, với nguồn thu ngoại tệ lớn đồng nghĩa với việc đóng góp vào ngân sách nhà nước cũng tăng cao.
Thứ tư: việc phát triển của nghành điều tạo ra thúc đẩy phát triển cho các lĩnh vực khác trong nền kinh tế quốc dân, như ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm,…
7. Nghành điều Việt Nam hướng tới phát triển bền vững:
Hạt điều là một trong những mặt hàng đặt trưng và thế mạnh của Việt Nam. Không chỉ đứng đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu, hạt điều Việt Nam còn được đánh giá cao về chất lượng. Tuy nhiên những biến động lớn của điều Việt Nam, đặt biệt là hoàn thành chiến lược tự chủ nguồn nguyên liệu điều thô, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu chế biến và xuất khẩu. Bên cạnh đó, mặc dù là nước xuất khẩu điều lớn nhất thế giới, nhưng nghành điều Việt Nam chủ yếu khâu chế biến thô, xuất khẩu sản phẩm nhân điều thô. Phần lợi cho chế biến thô chỉ chiếm 18% chuỗi giá trị của hạt điều. Phần lợi nhuận lớn nhất vẫn nằm ở khâu chế biến rang muối và được phân phối với tổng giá trị gần 60%. Để giữ được vị thế trên thị trường toàn cầu, nghành điều Việt Nam cần tái cơ cấu lại từng khâu để có thể hướng tới xuất khẩu bền vững.
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu hạt điều được biết đến với hương vị béo, thơm, bùi giàu dinh dưỡng và có nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Hơn nữa, nhà khoa học đã chứng minh hạt điều còn có tác dụng tốt cho sức khỏe, giúp phòng chống bệnh tật như ngừa ung thư, tốt cho tim mạch, xương, khớp. Cây điều dù tròng ở đâu, giống hạt to hay nhỏ thì hương vị tự nhiên, thành phâm dinh dưỡng cũng như nhau. Chúng chỉ khác nhau ở hàm lượng chất và giữ được mùi vị gốc, độ thơm giòn sau khi đã qua chế biến. Việt Nam đứng đầu trong các nước có chất lượng hạt điều thơm ngon nhất thế giới gồm Việt Nam, Indonesia và Tanzania. Không chỉ thơm ngon về chất lượng mà còn đạt yêu cầu cao về màu sắc, kích cỡ nên nhu cầu của thế giới về hạt điều Việt Nam mấy năm gần đây tăng rất mạnh, năm sau luôn tăng hơn năm trước.
Việt Nam hiên nay là một trong những quốc gia xuất khẩu hạt điều ra thị trường Canada, Mỹ, EU, Trung Quốc, Singapore,… đạt kim nghạch cao nhất thế giới.
Nghành điều đặt mục tiêu đẩy mạnh sản xuất hàng chất lượng cao và chế biến sâu, đồng thời nhắm đến thị trường Nga và vùng Ả Rập. Dù mới bắt đầu nhập khẩu điều Việt Nam, nhưng thị trường Nga rất tiềm năng và sức mua thị trường lớn.
8. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu điều Việt Nam:
Tính đến hết tháng 10/2020, nghành điều đã xuất khẩu được 422.671 tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2019; tuy nhiên, kim nghạch lại giảm 3%, ở mức 2,63 tỷ USD. Theo đó, giá điều xuất khẩu đã giảm gần 14% trong 10 tháng qua, xuống mưc 6.288 USD. So với kế hoạch, nghành điều đã đạt gần 94% về lượng và trên 82% về kim nghạch xuất khẩu điều nhân.
Cũng trong năm 2020, Việt Nam đã nhập gần 1,4 triệu tấn điều thô, tương đương kim nghạch 1,54 tỷ USD, giảm lần lượt 3% về lượng và trên 13% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân là do giá điều thô nhập khẩu trung bình tháng 10/2020 đã giảm tới gần 11% so với cùng kỳ năm trước, ở mức 1.187 USD. So với kế hoạch đã đề ra cho năm 2020, nghành điều đã vượt 6% kế hoạch về lượng điều nhân nhập khẩu và vượt gần 8% về kim nghạch.
Trong 30 năm qua, từ một quốc gia xuất khẩu điều thô với số lượng ít ỏi, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu nhân điều hàng đầu thế giới. Trong 15 năm liền từ 2006-2020, kể cả trong những thời điểm đầy khó khăn, nghành điều Việt Nam đã luôn giữ vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu nhân điều và hoàn toàn làm chỉ công nghệ và thiết bị chế biến.
Đến nay, nghành điều đã xuất khẩu nhân điều đến hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiêm trên dưới 80% lượng nhân điều xuất khẩu trên thế giới. Xuất khẩu điều thu về hơn 31 tỷ USD. Đó là con số đầy ấn tượng của nghành điều trong 30 năm.
9. Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu:
9.1. Nhân tố vĩ mô:
Môi trường kinh doanh được hiểu là toàn bộ những yếu tố khách quan và chủ quan tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô là những gì khái quát bên ngoài là các yếu tố khách quan. Sự tồn tại các yếu tố này có thể mang lại những cơ hội cũng như nguy cơ cho doanh nghiệp. Việc xem xét tính chất tác động các yếu tố này để dự báo cụ thể mức độ, bản chất và thời điểm ảnh hưởng nhằm xử lý và thích ứng tốt.
a) Điều kiện tự nhiên:
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu điều kiện tự nhiên gồm vị trí địa lý, điều kiện thời tiết, khí hậu, tŕi nguyęn thięn nhięn môi trường,… Các yếu tố nŕy ở mỗi quốc gia, vůng, miền,… sẽ rất khác nhau. Sự khác nhau nŕy cũng dẫn đến việc phát triển các ngành, lĩnh vuẹc kinh tế khác nhau.Sự ưu đãi về điều kiện tự nhiên là cơ sỏ tiền đề cho mỗi quốc gia phát huy nội lực của mình song nếu quốc gia nào không có sự ưu đãi này thì cung không có nghĩa là không thể phát triển
b) Các chính sách vĩ mô của nhà nước:
Chính sách vĩ mô của nhà nước là nhân tố quan trọng mà các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải nắm rõ và tuân theo vì đó là sự thể hiện ý chí và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu chính sách ngoại thương của chính phủ từng giai đoạn khác nhau thường có sự khác biệt do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm bắt rõ và theo sát. Hiện tại, Nhà nước rất quan tâm và luôn khuyến khích đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp. Vì thế Nhà nước đang thực hiện miễn, giảm thuế cho nhiều mặt hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó việc hỗ trợ các dịch vụ cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, quảng cáo, triển lãm,… giúp các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, hàng hóa của mình đến thị trường nước ngoài một cách dễ dàng. Nói chung, các chính sách Nhà nước đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên tận dụng triệt để và hiệu quả các chính sách khuyến khích hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
c) Môi trường kinh tế:
Các yếu tố kinh tế chi phối hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp: thu nhập bình quân đầu người, lãi suất ngân hàng, cán cân thanh toán, chính sách tài chính tiền tệ,tỷ lệ lạm phát,… Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: sự tăng trưởng, phát triển kinh tế có khuynh hướng làm dịu bớt các áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp vì nó làm tăng nhu cầu tiêu dùng của dân chúng. Ngược lại, sự suy giảm kinh tế làm giảm nhu cầu tiêu dùng tạo ra cạnh tranh về giá trong các ngành kinh doanh thuộc giai đoạn bảo hào. Lãi suất ngân hàng: tác động đến mức cầu các sản phẩm của doanh nghiệp bên cạnh đó còn quyết định đến vốn đầu tư của doanh nghiệp.Tỷ giá hối đoái: sự biến động của tỷ giá hối đoái tác động đáng kể đến hoạt động xuất nhập khẩu. Nếu tỷ giá tăng thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nếu tỷ giá giảm sẽ thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu. Tỷ lệ lạm phát: làm cho tỷ lệ tăng trưởng kinh tế chậm lại, lãi suất tín dụng tăng lên, tiến trình đầu tư dài hạn sẽ gặp rủi ro làm doanh nghiệp khó đoán trước được tương lai. Tất cả đều ảnh hưởng đến hoạt động xuất – nhập khẩu.
Môi trường chính trị – pháp luật
d) Các yếu tố thuộc môi trường chính trị – pháp luật:
Ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp và theo các hướng khác nhau. Bao gồm hệ thống các quan điểm, hệ thống luật pháp hiện hành, các xu hướng ngoại giao của chính phủ, diễn biến chính trị trong nước, khu vực và thế giới,…Chính trị: sự ổn định chính trị của một quốc gia tạo một hành lang pháp lý chặt chẽ sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo điều kiện cho việc lựa chọn đối tác thực hiện giao dịch Đối với những quốc gia nhập khẩu mà có sự bất ổn chính trị cao, hay xảy ra khủng bố, bạo lực,…thì việc xuất hàng hóa và dịch vụ sang các quốc gia này rủi ro cao do đó các nước xuất khẩu phải nghiên cứu, tìm hiểu cẩn thận trước khi thực hiện giao dịch.Thái độ của nước sở tại đối với nhà kinh doanh nước ngoài: một số quốc gia co chính sách khuyến khích đầu tư, tinh giảm các luật lệ về cấp giấy phép và các quy định liên quan đến hoạt động xuất – nhập khẩu tạo nên một môi trường kinh doanh thuận lợi, tạo cơ hội thúc đẩy xuất khẩu phát triển. Ngược lại, một số quốc gia khắc khe với nhà kinh doanh ngoại quốc như việc chính phủ nước này sẽ đưa ra những yêu cầu về hạn ngạch nhập khẩu, hạn chế sử dụng ngoại tệ và quy định tỷ lệ cao về sự có mặt của người địa phương trong hội đồng quản trị. Những quy định: cấm đoán hoặc kiểm soát đối với một số loại hàng hóa,dịch vụ, cấm một số phương thức hoạt động thương mại, các kiểu kiểm soát về giá cả, các tiêu chuẩn mang tính chất bắt buộc đối với sản phẩm…
e) Môi trường văn hóa – xã hội:
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu mỗi quốc gia đều có một tập tục, quy tắc riêng được hình thành theo truyền thống văn hóa lâu đời và có ảnh hưởng rất lớn đến thói quen, tập quán tiêu dùng của dân cư quốc gia đó. Ngày nay đã có sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới, đã xuất hiện nhiều tập tính tiêu dùng giống nhau, song các yếu tố văn hóa truyền thống vẫn còn bền vững và còn ảnh hưởng mạnh. Chẳng hạn, truyền thống văn hóa phương Đông và phương Tây, giữa các tôn giáo, dân tộc,… luôn có sự khác biệt. Do đó trong hoạt động kinh doanh nhất là hoạt động xuất khẩu chúng ta cần chú trọng các thị trường có bản sắc văn hóa tương đối thuần nhất (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,…) hay có sự pha tạp về văn hóa (Hoa Kỳ) nhằm đáp ứng tốt nhu cầu từng thị trường, từng quốc gia.
9.2. Nhân tố vi mô:
Các nhân tố thuộc môi trường này cũng chính là môi trường ngành mà doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp có thể kiểm soát và điều chỉnh các nhân tố này theo xu hướng phát triển của bản thân doanh nghiệp. Đây cũng là môi trường cạnh tranh khóc liệt. Do đó, nghiên cứu các nhân tố môi trường này giúp doanh nghiệp xác định các cơ hội và đe dọa ảnh hưởng đến sự cạnh tranh cũng như hướng phát triển đúng đắn
a) Khách hàng:
Khách hàng là một phần của doanh nghiệp và không tách rời trong môi trường cạnh tranh. Sự trung thành của khách hàng là một lợi thế lớn của doanh nghiệp. Nó được xuất phát từ sự thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu bởi doanh nghiệp. Họ cũng là nhân tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp vì không có họ doanh nghiệp sẽ không tiêu thụ được sản phẩm. Khách hàng có thể tạo ra cơ hội lẫn nguy cơ cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tung sản phẩm hàng hóa dịch vụ ra thị trường kết hợp với các nổ lực của hoạt động marketing để thu hút sự chú ý, quan tâm của khách hàng mà khách hàng được thỏa mãn, ưa thích thì đúng là cơ hội. Ngược lại không đáp ứng được yêu cầu khách hàng thì họ sẽ quay lưng và tẩy chay sản phẩm khi đó thiệt hại sẽ rất to lớn và đe dọa đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với hoạt động ngoại thương, khách hàng tồn tại trên phạm vi rất rộng có thể họ ở nhiều quốc gia khác nhau trên toàn thế giới. Chính vì vậy mà doanh nghiệp ngoại thương phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng về khách hàng nước ngoài trước khi tiến hành giao dịch buôn bán.
b) Nhà cung cấp:
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu nhà cung cấp là người cung ứng nguyên vật liệu, trang thiết bị, sức lao động,… và cả những thông tin, dịch vụ. Nói chung là nhà cung cấp các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh Đây là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh cho dù đó là doanh nghiệp hoạt động với loại hình nào. Trong thực tế có rất nhiều nhà cung ứng thì doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi thế về giá cạnh tranh hoặc về chất lượng sản phẩm trên thị trường đầu vào. Nhưng cũng có ngành doanh nghiệp cũng có rất ít nhà cung cấp thậm chí chỉ có một thì sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp khi nhà cung ứng đòi nâng giá hoặc giảm chất lượng sản phẩm cung cấp theo ý chủ quan của nhà cung cấp bất kỳ lúc nào. Do đó giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp phải xây dựng mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, tạo cho nhau sự tin tưởng hoặc doanh nghiệp dự trù các nguồn cung cấp khác nhau.
c) Đối thủ cạnh tranh:
Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường như hiện nay thì khi tổ chức kinh doanh gì cũng đều gặp đối thủ cạnh tranh. Chính sự cạnh tranh nên sản phẩm ngày càng được cải thiện và vừa lòng khách hàng hơn. Trong nước có rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất – nhập khẩu. Các doanh nghiệp đó cạnh tranh nhau từ việc thu mua nguyên liệu đầu vào đến cả thị trường đầu ra tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Doanh nghiệp nào mà suất sản phẩm ra nhiều quốc gia trên thế giới và chiếm thị phần lớn thì sẽ hạn chế phần nào công tác xuất – nhập khẩu của doanh nghiệp khác. Bên cạnh đối thủ cạnh tranh trong nước còn có cả đối thủ nước ngoài. Các đối thủ nước ngoài khác với ta về tập quán, văn hóa, địa lý, chất lượng sản phẩm,…nhất là luôn có tiềm lực tài chính, hệ thống marketing mạnh nên việc chiếm lĩnh thị trường về thị phần và doanh số dễ dàng với họ nhưng đe dọa cho các doanh nghiệp Viêt Nam.
Việt Nam đã gia nhập WTO gần 2 năm nay và cùng nhiều tổ chức khác
ASEAN, APECT,… do đó sẽ tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong nước trong xuất và nhập hàng hóa dễ dàng. Nhưng nguy cơ mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều nhận ra là môi trường cạnh tranh được mở rộng và sự cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn. Vì thế để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới và ngay cả thị trường trong nước đồi hỏi các doanh nghiệp luôn nâng cao năng lưc cạnh trạnh,không ngừng học hỏi, trao đổi.
d) Sản phẩm thay thế:
Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thỏa mãn cùng nhu cầu của người tiru dùng. Sản phẩm thay thế cũng mang tính chất cạnh tranh rất cao. Nếu sản phẩm đó chỉ thay thế theo xu hướng bình thường thì không có gì đáng lo cho doanh nghiệp nhưng khi mà sản phẩm thay thế lại thay thế hoàn toàn đây chính là đe dọa thật sự
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuât kinh hoanh mà sản phẩm hàng hoá dịch vụ chủ yếu cho hoạt động xuất – nhập thì việc phân tích các xu thế, mối quan hệ cung cầu và quan hệ về giá của sản phẩm thay thế rất cần thiết và quan trọng. Vì khi hoạt độnh ở lĩnh vực này không chỉ bó hẹp thị trường trong nước mà là thị trường thế giới rộng lớn nên đối mặt với sản phẩm thay thế rất nhiều và cạnh tranh cũng không thua kém gì sản phẩm của đối thủ cạnh tranh chính.
9.3. Trình độ và lực lượng lao động:
Lao động là một trong 3 nhân tố không thể thiếu trong qua trình hoạt động sản xuất kinh doanh và là yếu tố quan trọng nhất vì không có lao động thì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ, gián đoạn,… Nhân tố lao động bao gồm các yếu tố số lượng, trình độ tay nghề, khả năng tìm hiểu, nắm bắt thị trường,… Một doanh nghiệp có lực lượng lao động đáp ứng được về số lương lẫn chất lượng, thành thạo chuyên, môn nghiệp vụ là điều thuận lợi cho doanh nghiệp. Những lao động trong lĩnh vực xuất – nhập khẩu nói chung phải biết nghiên cứu thị trường, lập phương án kinh doanh, giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng,… và thực hiện thành thạo. Ngoài ra họ là những người năng động, nhanh nhẹn.
9.4. Năng lực tài chính:
Đây cũng là mặt rất quan trọng và được xem xét trong việc đánh giá sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có chỉ số tài chính tốt sẽ là lực hấp dẫn mạnh các nhà đầu tư.
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu là toàn bộ nội dung đã được mình chọn lọc và đồng thời cũng gửi gấm đến cho các bạn sinh viên cùng xem và tha hồ tham khảo. Chúc tất cả các bạn xem được bài viết này của mình sẽ nhanh chóng hoàn thành được bài luận văn, nếu như trong quá trình mình triển khai nguồn tài liệu trên đây nhưng vẫn chưa khiến bạn cảm thấy hài lòng hoặc bạn cần làm một luận văn. Đừng quá lo lắng, mà thay vào đó là tìm đến ngay dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩcủa chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.536.149để được chúng tôi tư vấn báo giá làm và hỗ trợ cho các bạn từ A đến Z nhé.