Bạn đang tìm kiếm Cơ Sở Lý Luận Về Kiểm Soát Đặc Biệt Tại Cơ Sở Bán Lẻ? iBài viết sau đây mình sẽ giới thiệu đến cho các bạn một số nguồn tài liệu hoàn toàn hữu ích chắc hẳn các bạn sinh viên học chuyên ngành dược đang quan tâm và tìm kiếm, chính vì vậy các bạn hãy cùng mình xem và theo dõi nhé. Nội dung mình đã tiến hành liệt kê bao gồm khái niệm thuốc,thuốc phải kiểm soát đặc biệt,và cuối cùng biện pháp an ninh bảo đảm không thất thoát thuốc phải kiểm soát đặc biệt của cơ sở bán lẻ thuốc… Nguồn tài liệu mình sắp triển khai sau đây hy vọng ít nhiều cũng sẽ cung cấp được cho các bạn được thêm một số kinh nghiệm cũng như kiến thức vững chắc để có thể hoàn thành bài luận văn của mình.
Chưa dừng lại ở việc chia sẻ nguồn tài liệu này, ngoài ra hiện nay bên mình có nhận viết thuê luận văn với nhiều đề tài và các ngành nghề phổ biến nhất hiện nay. Để hoàn thành một bài luận văn cần nhiều thời gian và công sức, nếu như bạn đang gặp trục trặc trong quá trình làm bài luận văn hoặc thậm chí bạn không có nhiều thời gian, giáo viên đưa ra yêu cầu quá khó so với năng lực của bạn, không sao cả tất cả mọi vấn đề của bạn sẽ được giải quyết trong tích tắc chỉ cần bạn nhanh tay tìm đến ngay dịch vụ nhận làm thuê luận văn của chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.536.149 để được chúng tôi tư vấn báo giá làm bài trọn gói và hỗ trợ lựa chọn đề tài phù hợp với chuyên ngành bạn đang học nhé.
1. Khái niệm Thuốc
Từ xưa đến nay, khi bị bệnh, thuốc là thứ không thể thiếu. Ngày nay sản xuất và cung ứng thuốc đã trở thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng. Khái niệm về thuốc theo thời gian và không gian cũng có một chút khác biệt. Theo WHO[1] Dược phẩm (còn được gọi là thuốc) là một loại chất hóa học dùng để chẩn đoán, chữa bệnh, điều trị hoặc phòng ngừa bệnh. Tại Việt Nam, trước năm 2005 khi chưa có Luật Dược, khái niệm về thuốc thường được nêu ra trong các quyết định của Bộ Y tế, ví dụ:
Theo quy định tại “Quy chế đăng ký thuốc” ban hành kèm theo quyết định 3121/QĐ-BYT ngày 18/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế: “Thuốc là những sản phẩm dùng cho người nhằm phòng bệnh, chữa bệnh, làm giảm triệu chứng bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể”[2]. Khái niệm trên có nêu mục đích phòng bệnh của thuốc, nhưng khi đó thuốc không bao hàm văcxin phòng bệnh. Văcxin không thuộc quản lý của Cục Quản lý dược là cơ quan quản lý thuốc.
XEM THÊM : Báo Giá Tham Khảo Viết Thuê Luận Văn
Từ năm 2005, Luật dược được ban hành, khái niệm về thuốc đã được luật hóa. Theo Luật Dược số 34/2005/QH11 ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2005 thuốc được hiểu như sau: “Thuốc là chất hoặc hỗn hợp các chất sử dụng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chuẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh các chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, văcxin, sinh phẩm y tế, trừ thực phẩm chức năng.”
Luật số: 105/2016/QH13 [3] ngày 06 tháng 4 năm 2016 quy định: “Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm.”
Cơ Sở Lý Luận Về Kiểm Soát Đặc Biệt Tại Cơ Sở Bán Lẻ khác biệt cơ bản về khái niệm thuốc quy định tại Luật Dược năm 2005 và Luật Dược năm 2016 là thuốc theo Luật Dược năm 2005 bao hàm cả nguyên liệu làm thuốc, theo Luật Dược năm 2016 nguyên liệu làm thuốc không trong khái niệm thuốc. Luật Dược năm 2016 không có khái niệm Thuốc thành phẩm và giải thích một số từ ngữ liên quan đến thuốc:
+ Nguyên liệu làm thuốc là thành phần tham gia vào cấu tạo của thuốc bao gồm dược chất, dược liệu, tá dược, vỏ nang được sử dụng trong quá trình sản xuất thuốc.
+ Thuốc thiết yếu là thuốc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đa số nhân dân.
+ Thuốc dược liệu là thuốc có thành phần từ dược liệu và có tác dụng dựa trên bằng chứng khoa học.
+ Thuốc cổ truyền (bao gồm cả vị thuốc cổ truyền) là thuốc có thành phần dược liệu được chế biến, bào chế hoặc phối ngũ theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian thành chế phẩm có dạng bào chế truyền thống hoặc hiện đại.
+ Vắc xin là chế phẩm chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch, được dùng với mục đích phòng bệnh.
+ Sinh phẩm y tế là sản phẩm có nguồn gốc sinh học được dùng để phòng bệnh, chữa bệnh và chẩn đoán bệnh cho người.
+ Thuốc kê đơn là thuốc nếu sử dụng không theo đúng chỉ định của người kê đơn thì có thể nguy hiểm tới tính mạng, sức khoẻ; khi cấp phát, bán lẻ, sử dụng phải theo đơn thuốc và được quy định trong danh mục nhóm thuốc kê đơn.
+ Thuốc không kê đơn là thuốc khi cấp phát, bán và sử dụng không cần đơn thuốc.
XEM THÊM : Luận Văn Thạc Sĩ Dược Lâm Sàng
2. Thuốc phải kiểm soát đặc biệt
2.1. Khái niệm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
Thuốc là con dao 2 lưỡi, nếu sử dụng đúng liều, đúng mục đích, đúng đối tượng thì có hiệu quả, ngược lại nếu sử dụng không đúng liều, đúng mục đích, đúng đối tượng thì vô cùng nguy hiểm đến tính mạng con người. Thuốc là loại hàng hóa đặc biệt có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người cần được bảo đảm về chất lượng, được sử dụng an toàn hợp lý, có hiệu quả, tiết kiệm. Nhà nước với vai trò quản lý lĩnh vực dược ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý cho hoạt động sản xuất, cung ứng, sử dụng thuốc bảo đảm an toàn, hợp lý, hiệu quả. Ngoài quy định chung, có một số thuốc cần phải quản lý chặt chẽ hơn. Qua nhiều lần sửa đổi bổ sung, Luật dược năm 2016 đã tập hợp những thuốc phải kiểm soát chặt chẽ thành các nhóm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
Thuốc phải kiểm soát đặc biệt là thuốc nếu sử dụng không đúng mục đích hoặc lạm dụng chúng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, trật tự an toàn, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng động.
2.2. Các văn bản quản lý thuốc phải kiểm soát đặc biệt
Khái niệm Thuốc phải kiểm soát đặc biệt được đề cập trong Luật Dược năm 2005, nhưng chỉ sau khi Luật Dược năm 2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Dược 2016 được ban hành thì hệ thống văn bản quản lý thuốc phải kiểm soát đặc biệt mới hoàn thiện. Do đổi mới trong soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật nên để hiểu và thực hiện tốt các quy định quản lý thuốc phải kiểm soát đặc biệt phải đọc và hiểu các văn bản sau:
– Điều 34 Luật Dược 2016 ngày 06 tháng 04 năm 2016.
– Điều 41 đến điều 64 Nghị định 54/2017/NĐ-CP[4] ngày 08 tháng 05 năm 2017. Được sửa đổi bổ sung quy định tại Chương II Nghị định 155/2018/NĐ-CP[5].
– Thông tư 06/2017/TT-BYT[6] ngày 03 tháng 05 năm 2017 Ban hành Danh mục thuốc độc.
– Thông tư 07/2017/TT-BYT[7] ngày 03 tháng 05 năm 2017 Ban hành Danh mục thuốc không kê đơn.
– Thông tư 20/2017/TT-BYT[8] ngày 20 tháng 05 năm 2017 Thông tư về thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
– Thông tư 42/2017/TT-BYT[9] ngày 13 tháng 11 năm 2017 Thông tư Ban hành Danh mục dược liệu độc làm thuốc.
– Thông tư 52/2017/TT-BYT[10] ngày 29 tháng 12 năm 2017 Thông tư quy định về kê đơn và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú.
– Thông tư 01/2018/TT-BYT[11] ngày 18 tháng 01 năm 2016 quy định ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
– Thông tư 02/2018/TT-BYT[12] ngày 22 tháng 01 năm 2018 Thông tư hướng dẫn thực hành tốt bán lẻ thuốc.
– Thông tư 10/2018/TT-BYT[13] ngày 04 tháng 05 năm 2018 quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
XEM THÊM : Đề Tài Luận Văn Cao Học Ngành Dược Hướng Dẫn Trình Bày
2.3. Phân loại thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
a, Phân loại thuốc phải kiểm soát đặc biệt trước năm 2016:
Khái niệm thuốc phải KSĐB được đưa vào quy định pháp luật Việt Nam từ năm 2005. Trước đó tại miền Bắc, quy định quản lý có liên quan đến nhóm thuốc phải kiểm soát đặc biệt (được áp dụng theo tài liệu của các nước Xã hội chủ nghĩa từ những năm 1960 đến những năm 1990). Thuốc độc được xếp thành 2 bảng:
Bảng A: Gồm có độc A và độc A nghiện.
Bảng B: Gồm có độc B và độc B nhóm Barbituric.
Năm 1997 bổ sung khái niệm thuốc hướng tâm thần, tách nhóm thuốc hướng tâm thần ra và có quy chế quản lý riêng. Năm 1999 tách danh mục thuốc gây nghiện ra khỏi danh mục thuốc độc, có quy chế quản lý riêng. Năm 2000, Quốc hội ban hành Luật phòng, chống ma túy, có công bố 4 Danh mục ma túy. Năm 2001, bổ sung khái niệm tiền chất dùng làm thuốc, nhóm tiền chất dùng làm thuốc được quản lý chung với nhóm thuốc hướng tâm thần. Năm 2008 bãi bỏ quy chế quản lý thuốc độc. Năm 2014, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc cùng chung 1 văn bản hướng dẫn quản lý.
b, Phân loại thuốc kiểm soát đặc biệt ở Việt Nam hiện nay:
Luật dược năm 2016 và các văn bản hướng dẫn đã phân loại thuốc phải kiểm soát đặc biệt, gồm:
– Thuốc gây nghiện: Thuốc gây nghiện là thuốc có chứa dược chất kích thích hoặc ức chế thần kinh dễ gây ra tình trạng nghiện đối với người sử dụng thuộc danh mục dược chất gây nghiện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Danh mục dược chất gây nghiện: Ban hành theo Thông tư 20/2017/TT-BYT có 43 dược chất. Những dược chất thường sử dụng: Codeine; Fentanyl; Methadone; Morphine; Pethidine; Tramadol;…
– Thuốc hướng thần: Thuốc hướng thần là thuốc có chứa dược chất kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng thuộc danh mục dược chất hướng thần do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Danh mục dược chất hướng thần: Ban hành theo Thông tư 20/2017/TT-BYT có 70 dược chất. Những dược chất thường sử dụng: Diazepam; Ketamin; Midazolam; Phenobarbital;…
-Thuốc tiền chất: Thuốc tiền chất là thuốc có chứa tiền chất thuộc danh mục tiền chất dùng làm thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Danh mục tiền chất dùng làm thuốc ban hành theo Thông tư 20/2017/TT-BYT có 8 dược chất. Những dược chất thường sử dụng: Ephedrine; Ergotamine; Pseudoephedrine;…
– Thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện: là thuốc có nhiều hoạt chất trong đó có hoạt chất gây nghiện với nồng độ, hàm lượng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Bảng giới hạn nồng độ, hàm lượng dược chất gây nghiện ban hành theo Thông tư 20/2017/TT-BYT có 13 dược chất, những dược chất thường được sử dụng phối hợp: Codeine; Tramadol;…
– Thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần: là thuốc có nhiều hoạt chất trong đó có hoạt chất hướng thần với nồng độ, hàm lượng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Bảng giới hạn nồng độ, hàm lượng dược chất hướng thần trong thuốc dạng phối hợp ban hành theo Thông tư 20/2017/TT-BYT có 43 dược chất. Trước đây hay sử dụng dược chất Phenobarbital, hiện nay ít thấy sử dụng.
– Thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất: là thuốc có nhiều dược chất trong đó có dược chất là tiền chất với nồng độ, hàm lượng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Bảng giới hạn nồng độ, hàm lượng tiền chất trong thuốc dạng phối hợp ban hành theo Thông tư 20/2017/TT-BYT có 6 dược chất, những dược chất thường được sử dụng là: Ephedrine; Pseudoephedrine;…
– Thuốc phóng xạ: là thuốc có chứa thành phần hạt nhân phóng xạ dùng cho người để chẩn đoán, điều trị bệnh, nghiên cứu y sinh học bao gồm đồng vị phóng xạ hoặc đồng vị phóng xạ gắn kết với chất đánh dấu.
– Đồng vị phóng xạ là đồng vị của một nguyên tố hóa học mà hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó ở trạng thái không ổn định và phát ra bức xạ ion hóa trong quá trình phân rã để trở thành trạng thái ổn định. Danh mục thuốc phóng xạ và chất đánh dấu được quy định tại Phụ lục IV (Kèm theo Nghị định số 54/2017/NĐ-CP) gồm 79 thuốc. Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu hiện hành được BHYT thanh toán quy định tại phụ lục 02 (Kèm Thông tư 30/2018/TT-BYT) gồm 59 thuốc.
– Thuốc đôc, nguyên liệu độc làm thuốc: thuộc danh mục thuốc độc và nguyên liệu độc làm thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Danh mục thuốc độc và nguyên liệu độc làm thuốc Ban hành theo Thông tư 06/2017/TT-BYT có 111 danh mục. Những thuốc, dược chất thường được sử dụng: Atropin sulfat (tiêm); Oxytocin; Progesterone (tiêm); Rocuronium bromide; Testosterone (uống, tiêm);….
– Thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cầm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực cụ thể theo quy định của Chính phủ. Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực Ban hành theo Thông tư 20/2017/TT-BYT có 60 danh mục. Những dược chất thường được sử dụng: Amifloxacin; Chloramphenicol; Chlorpromazine; Colchicine; Methyl-testosterone; Metronidazole Salbutamol; Vancomycin, Tinidazole;…
2.4. Vai trò của thuốc phải kiểm soát đặc biệt đối với con người.
Từ xưa đến nay, nhắc đến vai trò của thuốc, chắc chắn rằng ai cũng sẽ nghĩ ngay đến khả năng phòng, chữa bệnh và tăng cường sức khỏe cho con người, nó dường như đã trở thành nhu cầu tất yếu đối với đời sống xã hội loài người từ trước đến nay. Gắn liền với sự phát triển của ngành Dược, nhiều loại thuốc mới đã được điều chế từ đó nhiều bệnh dịch, bệnh hiểm nghèo đã được khắc phục.
+ Thuốc gây nghiện được nghiên cứu và phát triển trong suốt thời gian dài, chứng minh tầm quan trọng đối với sự sống còn của nhân loại, bảo vệ loài người trước hiểm họa và thúc đẩy y học, khoa học phát triển. Điển hình trong nhóm thuốc gây nghiện là Morphin-là thuốc tác động đến thần kinh trung ương. Khi dùng có thể dẫn tới buồn ngủ chóng mặt, buồn nôn, vã mồ hôi,… Liều cao cũng có thể làm giảm nhịp thở và dẫn tới hôn mê, thậm chí là tử vong và tình trạng nghiện khi sử dụng kéo dài. Sử dụng không kiểm soát thuốc phiện gây tình trạng nghiện là hiểm họa của mỗi gia đình, mỗi quốc gia và của cả thế giới. Tệ nạn ma túy có tác hại lớn đến kinh tế, chính trị, xã hội, hạnh phúc giống nòi, làm suy thoái về đạo đức, lối sống. Sức tàn phá của tình trạng nghiện đối với xã hội là không thể đong đếm, song chúng ta không thể phủ nhận lợi ích morphin đem lại khi sử dụng đúng quy định. Morphin là một loại thuốc giảm đau, được sử dụng từ lâu để điều trị những cơn đau mạnh, như sau phẫu thuật, sau các chấn thương nghiêm trọng, hoặc có thể là đau do ung thu hoặc đau tim. Khi các thuốc giảm đau thông thường không có tác dụng morphin và các chế phẩm được lựa chọn hàng đầu. Không có morphin và dẫn chất đồng nghĩa với vô số các can thiệp ngoại khoa không thể thực hiện và hàng triệu bệnh nhân có tổn thương cơ thể hoặc tình trạng bệnh lý phức tạp sẽ chìm trong những cơn đau năng nề và dai dẳng.
+ Cơ Sở Lý Luận Về Kiểm Soát Đặc Biệt Tại Cơ Sở Bán Lẻ thuốc hướng thần hay còn gọi là thuốc hướng tâm thần, ngoài tác dụng an thần gây ngủ, còn làm chậm hoạt động của não bộ, tạo cảm giác thư giãn, nên thường có tác dụng để điều trị các rối loạn tâm thần, nếu sử dụng thuốc này nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng. Phenobarbital quá liều sẽ ức chế hệ thần kinh trung ương dẫn đến tình trạng hôn mê sâu rồi tử vong và điều nguy hiểm là một số người muốn tìm đến cái chết đã lợi dụng đặc tính trên chủ động sử dụng quá liều. Một số ít người dùng thuốc chống co giật có thể bị trầm cảm, suy nghĩ cố gắng tự tử hoặc các vấn đề về tâm thần khác. Về lợi ích, Phenobarbital giúp làm dịu đi các triệu chứng co giật, mất kiểm soát của một cơn động kinh. Ở mức liều dùng phù hợp, các thuốc này sẽ có lợi ích trên những người bị lo âu, căng thẳng hoặc rối loạn giấc ngủ. Với tỉ lệ 4-7% dân số mắc bệnh động kinh, trong điều kiện khả năng chi trả kinh phí cho chữa bệnh của Việt Nam còn thấp thì sử dụng Phenobarbital là giải pháp hữu hiệu đem lại sức khỏe cho hàng trăm ngàn người, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự xã hội.
+ Pseudoephedrine và Ephedrin là những là tiền chất để làm thuốc. Từ những tiền chất này việc điều chế Methamphetamin (ma túy đá) rất dễ dàng. Hai tiền chất này được Bộ Y tế quản lý chặt chẽ. Theo quy định của Bộ Y tế, các loại thuốc cảm cúm nếu có chứa thành phần Pseudoephedrine hàm lượng dưới 120mg trở xuống được bán không cần đơn, lợi dụng khe hở trên, tội phạm ma túy đã thu mua và bóc tách tiền chất có trong thuốc chữa cảm cúm để sản xuất thuốc lắc gây hiểm họa khôn lường với cộng đồng. Pseudoephedrine nếu được sử dụng đúng cách sẽ là một loại thuốc có tác dụng dẫn truyền thần kinh gây co mạch, chống tắc nghẽn niêm mạc mũi, dẫn đến chảy nước mũi. Pseudoephedrine được sử dụng nâng cao hiệu quả giảm sổ mũi, trong các loại thuốc điều trị cảm lạnh, viêm xoang, viêm mũi.
+ Các loại thuốc độc và nguyên liệu độc có độc tính cao, có khoảng điều trị hẹp, nếu sử dụng không đúng nó không những không có tác dụng trị bệnh mà con gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng ở trên người. Cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro khi sử dụng nhóm thuốc độc, Bộ Y tế đã đặt ra nguyên tắc xây dựng Danh mục thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc:
a, Bảo đảm an toàn cho người sử dụng;
b, Bảo đảm việc tiếp cận thuốc kịp thời cho người dân;
c, Phù hợp với thực tế sử dụng, cung ứng thuốc của Việt Nam;
d; Hòa hợp với các nguyên tắc, quy định trong phân loại thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc của các nước trong khu vực và trên thế giới;
đ, Căn cứ và dữ liệu về thuốc trên thế giới, các bài báo được đăng tải trên các tạp chí khoa học và các tài liệu khác có liên quan.
Về rủi ro khi lựa chọn thuốc, nguyên liệu làm thuốc vào Danh mục thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc có xem xét đến nguy cơ gây ra một hay nhiều khả năng sau đây: Khả năng ung thư (Carcinogenicity); Khả năng gây dị tật bào thai hoặc trẻ sơ sinh (Teratogenicity) hoặc độc tính đối với sự phát triển (Developmental toxicity); Độc tính bộ phận cơ thể người ở liều thấp (Organ toxicity at low doses); Khả năng gây đột biến gen (Genotoxicity). Đối với y khoa đây là những thuốc rất cần thiết, nhưng vì nó có khoảng trị liệu hẹp, việc chỉ định dùng những thuốc này phải hết sức chặt. Atropin sulfat dùng quá liều có thể gây ra giãn đồng tử, nhịp tim nhanh, tăng huyết áo, thở nhanh, hệ thần kinh trung ương bị kích thích (bồn chồn, lú lẫn, hưng phấn, các phản ứng rối loạn tâm thần và tâm lý, hoang tưởng, mê sảng, đôi khi co giật). Trong trường hợp nặng hệ thần kinh bị kích thích quá mức có thể dẫn đến ức chế, hôn mê, suy tuần hoàn, suy hô hấp rồi tử vong. Trong y học, Atropin được xếp là thuốc kháng đối giao cảm, khi dùng với liều điều trị, atropine sulfat có tác dụng làm giảm trương lực cơ trơn và làm giảm nhu động ruột và dạ dày. Do tác dụng đến tần số tim, atropine sulfat được dùng để điều trị nhịp tim chậm. Atropine sulfat cũng được dùng làm thuốc tiền mê, chống co thắt cơ trơn đường tiêu hóa, thận, phế quản. Vì là thuốc kháng đối giao cảm nên Atropin được dùng điều trị rất hiệu quả ngộ độc các chất tác dụng kiểu đối giao cảm như các thuốc trừ sâu, lân hữu cơ và các ngộ độc khác như ngộ độc nhóm thuốc trợ tim Digitalis… Hơn 100 thuốc được lựa chọn trong Danh mục thuốc độc ban hành theo Thông tư 06/2017/TT-BYT từ những thuốc cổ điển như Atropin, Halothane đến những thuốc đích mới nhất Gefitinib, Sunitinib tham gia gây tê, gây mê giúp các cuộc phẫu thuật an toàn và góp phần điều trị các bệnh hiểm nghèo thuốc các chuyên khoa nội tiết, thần kinh, u bướu,…
+ Thuốc, dược chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực yêu cầu quản lý chặt chẽ nằm ở ngoài ngành y tế đặc biệt trong ngành chăn nuôi. Việc lạm dụng chế phẩm dược dụng trong chăn nuôi để lại hậu quả không lường với tình trạng kháng kháng sinh, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, ảnh hưởng đến uy tín chất lượng nông sản Việt Nam trên trường quốc tế. Ví dụ điển hình về việc lạm dụng dược phẩm trong chăn nuôi là Salbutamol. Đã có một thời Salbutamol được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi. Nhiều người sử dụng Salbutamol trộn vào với thức ăn để có lợn, bò siêu nạc, tăng trưởng nhanh. Hiện chất này bị cấm dùng trong chăn nuôi trên toàn thế giới do có thể gây biến chứng ung thư. Trong y tế Salutamol là thuốc quý được sử dụng trong khoa hô hấp với các chỉ định thay đổi chức năng hô hấp, ngăn co thắt phế quản do gắng sức, điều trị tắc nghẽn đường dẫn khí, điều trị cơn hen phế quản nặng, cơn hen phế quản ác tính và mạn tính, giãn phế quản…Trong sản khoa, Salbutamol được chỉ định chống chuyển dạ sớm; chống đẻ non,… [14]
Nghiên cứu sản xuất, sử dụng thuốc hiệu quả an toàn giúp con người chống bệnh tật có xu hướng ngày càng phức tạp và nguy hiểm. Đảm bảo thuốc chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân còn là một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sống của một quốc gia. Việc đảm bảo kịp thời thuốc chữa bệnh trong nhiều trường hợp gắn liền với việc con người được cứu sống hoặc tử vong. Thiếu hụt thuốc men có thể gây nên tâm lý lo lắng, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống chính trị- xã hội, bởi vậy vấn đề đảm bảo thuốc còn là vấn đề xã hội nhảy cảm mà rất nhiều quốc gia quan tâm đến.
3. Biện pháp an ninh, bảo đảm không thất thoát thuốc phải kiểm soát đặc biệt của cơ sở bán lẻ thuốc:
Điều 34 Luật dược 2016 có quy định: Điều kiện kinh doanh đối với thuốc phải kiểm soát đặc biệt:
Cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về dược chấp thuận bằng văn bản. Việc chấp thuận được căn cứ trên cơ sở các Điều kiện sau đây:
– Có đủ Điều kiện quy định tại Điều 33 của Luật Dược phù hợp với Điều kiện của từng cơ sở kinh doanh;
– Có các biện pháp về an ninh, bảo đảm không thất thoát thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
Cơ Sở Lý Luận Về Kiểm Soát Đặc Biệt Tại Cơ Sở Bán Lẻ biện pháp an ninh, bảo đảm không thất thoát trong hoạt động sản xuất, cung ứng, sử dụng thuốc phải kiểm soát đặc biệt được quy định trong Luật dược 2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành mà trọng tâm tại Nghị định 54/2017/NĐ-CP và Thông tư 02/2017/TT-BYT quy định chi tiết cho các loại hình kinh doanh dược. Trong phạm vi của khóa luận em xin trình bày biện pháp về an ninh, bảo đảm không thất thoát thuốc phải kiểm soát đặc biệt của cơ sở bán lẻ thuốc.
3.1. Quy định về sơ sở vật chất của cơ sở bán lẻ thuốc phải KSĐB:
– Đối với cơ sở bán lẻ thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất:
+ Có tủ hoặc khu vực riêng để bảo quản thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất. Tủ phải có cánh, có khóa chắc chắn.
+ Có hệ thống quản lý, theo dõi bằng hồ sơ sổ sách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
– Đối với cơ sở bán lẻ thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất phải để thuốc ở khu vực riêng và thực hiện việc theo dõi bằng hệ thống phần mềm hoặc hồ sơ, sổ sách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
– Đối với cơ sở bán lẻ thuốc phóng xạ:
+ Có khu vực riêng để bảo quản thuốc phóng xạ;
+ Có hệ thống quản lý, theo dõi bằng hồ sơ sổ sách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
– Đối với cơ sở kinh doanh thuốc độc, thuốc và dược chất trong danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực:
+ Phải được bảo quản tách biệt, không được để cùng các thuốc khác, phải sắp xếp gọn gàng, tránh nhầm lẫn, dễ quan sát.
+ Phải thực hiện việc theo dõi bằng hệ thống phần mềm hoặc hồ sơ, sổ sách quản lý toàn bộ quá trình xuất, nhập, tồn kho theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3.2. Quy định về nhân sự của cơ sở kinh doanh thuốc phải KSĐB:
– Đối với cơ sở bán lẻ thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất:
+ Người chịu tránh nhiệm bán lẻ thuốc gây nghiện phải là người có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược trở lên;
+ Người chịu tránh nhiệm bán lẻ thuốc hướng thần, thuốc tiền chất phải là người có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược trở lên.
– Đối với cơ sở bán lẻ thuốc phóng xạ: Người chịu trách nhiệm bán lẻ phải là người có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược trở lên.
– Người cung cấp thông tin cho người mua thuốc độc, thuốc kê đơn tại nhà thuốc, quầy thuốc phải là người có văn bằng chuyên môn dược từ trung cấp ngành dược trở lên theo quy định của Thông tư 02/2018/TT-BYT.
3.3. Quy định về giao, nhận, vận chuyển của cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt:
– Người giao nhận vận chuyển thuốc kiểm soát đặc biệt phải là dược sĩ trung học trở lên.
– Cơ Sở Lý Luận Về Kiểm Soát Đặc Biệt Tại Cơ Sở Bán Lẻ người vận chuyển thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, phải mang theo văn bản giao nhiệm của người đứng đầu cơ sở, giấy tờ tùy thân hợp lệ, hóa đơn bán hàng hoặc phiếu xuất kho. Trường hợp vận chuyển thuốc phóng xạ, người vận chuyển phải mang thêm chứng chỉ an toàn bức xạ.
– Khi tiến hành giao, nhận thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc phải có biên bản giao nhận theo quy định.
3.4. Quy định về mua bán thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
Đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất; nhà thuốc được mua tại cơ sở bán buôn có chức năng kinh doanh trên địa bàn tỉnh. [15]
Đối với thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc phóng xạ, thuốc độc, thuốc và dược chất trong danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực của các cơ sở kinh doanh thuốc được mua bán theo quy định chung.

3.5. Quy định về kê đơn và bán theo đơn thuốc phải kiểm soát đặc biệt:
Đa số các thuốc phải kiểm soát đặc biệt là thuốc phải kê đơn (Những thuốc dạng phối hợp có hàm lượng chất gây nghiện, hướng thần, tiền chất bằng hoặc nhỏ hơn quy định của Bộ Y tế thì được bán không cần đơn). Để thực hiện tốt việc bán thuốc phải kiểm soát theo đơn, người bán thuốc phải hiểu rõ các quy định liên quan đến kê đơn. Việc kê đơn và bán thuốc theo đơn của thuốc phải kiểm soát đặc biệt ngoài việc tuân thủ các quy định chung về kê đơn và bán thuốc theo đơn còn phải thực hiện các quy định đặc thù của kê đơn và bán thuốc theo đơn những thuốc phải kiểm soát đặc biệt:
a, Quy định về kê đơn:
– Kê đơn thuốc gây nghiện:
+ Việc kê đơn thuốc gây nghiện phải do bác sỹ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh điều trị nội trú thực hiện. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải lập danh sách, chữ ký mẫu của người kê đơn thuốc gây nghiện của cơ sở mình gửi cho các bộ phận có liên quan trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở bán thuốc, nhượng thuốc biết.
+ Người kê đơn hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh (trong trường hợp người bệnh không thể đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người bệnh không có đủ năng lực hành vi dân sự) viết cam kết về sử dụng thuốc gây nghiện. Cam kết được viết theo mẫu quy định, được lập thành 02 bản như nhau, trong đó: 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; 01 bản giao cho người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh.
+ Đơn thuốc “N” được sử dụng kê đơn thuốc gây nghiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh và được làm thành 03 bản: 01 Đơn thuốc “N” lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; 01 Đơn thuốc “N” lưu trong sổ khám bệnh của người bệnh; 01 Đơn thuốc “N” (có đóng dấu treo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) lưu tại cơ sở cấp, bán thuốc. Trường hợp việc cấp, bán thuốc của chính cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kê đơn thuốc thì không cần dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
+ Kê đơn thuốc gây nghiện điều trị bệnh cấp tính số lượng thuốc sử dụng không vượt quá 07 (bảy) ngày.
– Kê đơn thuốc gây nghiện để giảm đau cho người bệnh ung thư hoặc người bệnh AIDS:
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chẩn đoán xác định người bệnh ung thư hoặc người bệnh AIDS thì làm Bệnh án điều trị ngoại trú cho người bệnh. Mỗi lần kê đơn thuốc tối đa 30 (ba mươi) ngày, phải ghi đồng thời 03 đơn cho 03 đợt điều trị liên tiếp, mỗi đơn không vượt quá 10 (mười) ngày (ghi rõ ngày bắt đầu và kết thúc của đợt điều trị).
Trường hợp kê đơn thuốc gây nghiện để giảm đau cho người bệnh ung thư hoặc người bệnh AIDS giai đoạn cuối nằm tại nhà không thể đến khám tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Người bệnh phải có Giấy xác nhận của Trạm trưởng trạm y tế xã, phường, thị trấn nơi người bệnh cư trú xác định người bệnh cần tiếp tục điều trị giảm đau bằng thuốc gây nghiện theo mẫu (xác nhận có giá trị cho một lần kê đơn thuốc, mua thuốc), kèm theo tóm tắt bệnh án. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cuối cùng Điều trị kê đơn thuốc cho người bệnh thì không cần có tóm tắt bệnh án.
– Kê đơn thuốc hướng thần, thuốc tiền chất:
Đơn thuốc “H” được sử dụng để kê thuốc hướng thần, thuốc tiền chất và được làm thành 03 bản, trong đó: 01 Đơn thuốc “H” lưu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; 01 Đơn thuốc “H” lưu trong sổ khám bệnh của người bệnh; 01 Đơn thuốc “H” lưu tại cơ sở cấp, bán thuốc có dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp việc cấp, bán thuốc của chính cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kê đơn thuốc thì không cần dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
Đối với bệnh cấp tính: Kê đơn với số lượng thuốc sử dụng không vượt quá 10 (mười) ngày.
Đối với bệnh cần chữa trị dài ngày (bệnh mạn tính): Kê đơn thuốc theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế hoặc kê đơn với số lượng thuốc sử dụng tối đa 30 (ba mươi) ngày.
Đối với người bệnh tâm thần, động kinh:
+ Kê đơn thuốc theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của chuyên khoa;
+ Người đại diện người bệnh hoặc người trạm y tế xã, phường, thị trấn nơi người bệnh cư trú chịu trách nhiệm lĩnh thuốc và ký, ghi rõ họ tên vào sổ cấp thuốc của trạm y tế xã (mẫu sổ theo hướng dẫn của Bộ Y tế cho từng chuyên khoa);
+ Người kê đơn thuốc quyết định đối với từng trường hợp người bệnh tâm thần có được tự lĩnh thuốc hay không.
b, Quy định về bán thuốc theo đơn:
Cung ứng thuốc gây nghiện cho người bệnh ngoại trú: Cơ sở bán lẻ thuốc gây nghiện phải bán thuốc gây nghiện cho người bệnh khi có đơn thuốc “N” được kê đơn theo quy định. Sở Y tế các tỉnh, thành phố có trách nhiệm:
+ Thông báo cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan đơn vị có liên quan trên địa bàn về danh sách các cơ sở cấp, bán thuốc gây nghiện.”
+ Đối với những quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có cơ sở bán thuốc gây nghiện thì khoa dược của bệnh viện phải cung ứng thuốc gây nghiện cho người bệnh ngoại trú trên địa bàn theo giá mua vào của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về quản lý giá thuốc để bảo đảm cung cấp đủ thuốc cho người bệnh.”
– Thời hạn đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc:
Đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc trong thời hạn tối đa 05 ngày, kể từ ngày kê đơn thuốc.
Đơn thuốc gây nghiện mua ở cơ sở bác sỹ kê đơn đăng ký chữ ký. Đơn thuốc hướng tâm thần, tiền chất và các thuốc khác được mua tại các cơ sở bán lẻ thuốc hợp pháp trên toàn quốc.
Thời gian mua hoặc lĩnh thuốc của đơn thuốc gây nghiện phù hợp với ngày của đợt điều trị ghi trong đơn. Mua hoặc lĩnh thuốc gây nghiện đợt 2 hoặc đợt 3 cho người bệnh ung thư và người bệnh AIDS trước 01 (một) đến 03 (ba) ngày của mỗi đợt điều trị (nếu vào ngày nghỉ Lễ, Tết, thứ bảy, chủ nhật thì mua hoặc lĩnh vào ngày liền kề trước hoặc sau ngày nghỉ).
– Nhận lại thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất do không sử dụng hoặc sử dụng không hết: Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh phải trả lại thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất do không sử dụng hoặc sử dụng không hết cho cơ sở đã cấp hoặc bán thuốc. Cơ sở lập biên bản nhận lại thuốc như sau:
Cơ sở cấp, bán lẻ thuốc lập biên bản nhận lại thuốc theo mẫu quy định. Biên bản được lập thành 02 bản (01 bản lưu tại nơi cấp, 01 bản giao cho người trả lại thuốc). Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất nhận lại để riêng, bảo quản và xử lý theo đúng quy định tại Luật dược 2016.
3.6. Hồ sơ, trình tự thủ tục đề nghị mua thuốc phải kiểm soát đặc biệt:
Cơ sở muốn mua thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất phải có hồ sơ đề nghị mua được phê duyệt.
– Hồ sơ đề nghị mua thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất gồm các tài liệu sau:
+ 03 bản đơn hàng mua thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất theo Mẫu;
+ Văn bản giải thích rõ lý do khi số lượng thuốc đề nghị mua vượt quá 150% so với số lượng sử dụng lần trước.
+ Cơ Sở Lý Luận Về Kiểm Soát Đặc Biệt Tại Cơ Sở Bán Lẻ số lượng hồ sơ là 01 bộ.
– Trình tự, thủ tục cho phép mua thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc:
+ Cơ sở đề nghị mua thuốc, nguyên liệu làm thuốc hoặc nhượng lại nguyên liệu làm thuốc nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Sở Y tế;
+ Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, Sở Y tế ký duyệt đơn hàng mua trong vòng 30 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
- Quy định về hủy thuốc phải kiểm soát đặc biệt:
Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất hỏng, vỡ, mất phẩm chất, hết hạn phải thực hiện hủy theo quy định:
Cơ sở đề nghị hủy thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, có văn bản đề nghị hủy trong đó phải ghi rõ tên thuốc, nồng độ hoặc hàm lượng, số lượng, lý do xin hủy, phương pháp hủy.
Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho cơ sở đề nghị hủy phiếu tiếp nhận hồ sơ, nếu không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận có công văn cho phép hủy trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ;
– Người đứng đầu cơ sở thành lập Hội đồng hủy thuốc. Hội đồng có ít nhất 03 người, trong đó phải có 01 đại diện là người phụ trách chuyên môn của cơ sở. Hội đồng hủy thuốc có nhiệm vụ tổ chức việc hủy thuốc, quyết định phương pháp hủy, giám sát việc hủy thuốc của cơ sở;
– Việc hủy thuốc phải có sự chứng kiến của đại diện Sở Y tế trên địa bàn;
– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc hủy thuốc cơ sở phải gửi báo cáo việc hủy thuốc tới Sở Y tế.
Thuốc phóng xạ, bao bì đã tiếp xúc trực tiếp với thuốc phóng xạ không còn được sử dụng phải được bảo quản và lưu trữ tạm thời trước khi hủy theo đúng quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử.
Khi hủy các loại thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất; thuốc độc; các danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực cơ sở phải tập hợp và thành lập Hội đồng hủy thuốc. Hội đồng có ít nhất 03 người, trong đó phải có 01 đại diện là người phụ trách chuyên môn của đơn vị. Hội đồng hủy thuốc có nhiệm vụ tổ chức việc hủy thuốc, quyết định phương pháp hủy, giám sát việc hủy thuốc của cơ sở, lưu hồ sơ hủy tại cơ sở (Quy định tại mục 7 điều 48 Nghị định 54).[7]
3.7. Chế độ báo cáo của cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt
Chế độ báo cáo của cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt:
– Cơ Sở Lý Luận Về Kiểm Soát Đặc Biệt Tại Cơ Sở Bán Lẻ báo cáo đột xuất: Trong thời hạn 48 giờ, kể từ khi phát hiện nhầm lẫn, thất thoát thuốc phóng xạ, thuốc gây nghiện, thuốc tiền chất và nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, cơ sở bán lẻ lập báo cáo gửi về Sở Y tế.
– Báo cáo định kỳ: Trước ngày 15 tháng 07 và trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, cơ sở bán lẻ báo cáo 06 (sáu) tháng và báo cáo năm tương ứng về việc xuất, nhập, tồn kho, sử dụng thuốc phóng xạ, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất theo Mẫu gửi Sở Y tế nơi cơ sở đặt trụ sở.
3.8. Hồ sơ sổ sách lưu trữ chứng từ, tài liệu có liên quan về thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt:
Hồ sơ sổ sách đối với các cơ sở bán lẻ thuốc phải kiểm soát đặc biệt:
– Nhà thuốc bán lẻ thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất phải lập và ghi chép, lưu trữ đầy đủ các loại hồ sơ sau đây:
+ Sổ theo dõi xuất, nhập tồn kho thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất theo mẫu;
+ Phiếu xuất kho thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất của nơi cung cấp thuốc;
+ Đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất lưu tại cơ sở sau khi bán;
+ Biên bản nhận thuốc gây nghiện theo mẫu biên bản theo quy định;
+ Sổ theo dõi thông tin chi tiết khách hàng thep mẫu sổ theo quy định.
– Cơ sở bán lẻ thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất phải lập và ghi chép đầy đủ Sổ theo dõi thông tin chi tiết khách hàng theo mẫu sổ theo quy định.
– Cơ sở bán lẻ thuốc kháng sinh là thuốc cấm sử dụng ở một số ngành cần lưu bản sao đơn thuốc hoặc lập sổ theo dõi thông tin chi tiết khách hàng theo mẫu quy định.
– Thời gian lưu hồ sơ là 02 (hai) năm, kể từ khi thuốc hết hạn sử dụng.
– Khi hết thời hạn lưu tài liệu về thuốc phải kiểm soát đặc biệt cơ sở thành lập Hội đồng hủy tài liệu theo quy định.
Bài viết trên đây là toàn bộ Cơ Sở Lý Luận Về Kiểm Soát Đặc Biệt Tại Cơ Sở Bán Lẻ mà mình đã triển khai và gửi gấm đến cho các bạn cùng xem và tham khảo, chúc các bạn sinh viên xem được bài viết này của mình sẽ có thêm nguồn kiến thức dồi dào để rút ngắn quá trình làm bài luận văn của mình, nếu như trong suốt quá trình mình triển khai nguồn tài liệu trên đây chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của bạn thì đừng quên rằng bên mình nhận viết thuê luận văn, nếu bạn thật sự cần viết thuê một bài luận văn thì đừng chần chừ suy nghĩ nữa mà tại giây phút này đây hãy liên hệ ngay đến dịch vụ hỗ trợ viết thuê luận văn thạc sĩ qua zalo/telegram : 0934.536.149 để được tư vấn báo giá làm bài luận văn và hỗ trợ từ lúc bắt đầu cho đến khi bảo vệ thành công bài luận văn nhé.