Cơ Sở Lý Luận Về Lãi Suất Trong Hợp Đồng Vay Tài Sản

5/5 - (18 bình chọn)

✅✅✅Download Miễn Phí !!! Tải Miễn Phí !!! Cơ Sở Lý Luận Về Lãi Suất Trong Hợp Đồng Vay Tài Sản bạn đang tìm thêm nhiều nguồn tài liệu từ internet để hoàn thành bài luận văn lãi suất trong hợp đồng vay tài sản? Thế thì bài viết sau đây mình sẽ giới thiệu đến cho các bạn một nguồn tài liệu vô cùng hữu ích mà các bạn nên xem và tham khảo nhé. Nguồn tài liệu mình đã tiến hành triển khai như là cơ sở lý luận về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản và quy định pháp luật về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản… Hứa hẹn ít nhiều nguồn tài liệu này sẽ cung cấp được cho các bạn thêm một số kiến thức để có thể nhanh chóng tiến hành hoàn thiện bài luận văn của chính mình.

Ngoài ra,hiện tại bên mình có nhận viết thuê luận văn thạc sĩ với đa dạng đề tài chất lượng và các ngành nghề phổ biến nhất hiện nay. Bạn đang gặp khó khăn về việc phải làm hoàn thành bài luận văn hoặc thậm chí bạn chưa có nhiều thời gian..v..vv..v Tất cả mọi vấn đề bạn đang gặp phải ngay bây giờ đây hãy tìm đến nhận viết thuê luận văn của chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.536.149 để được tư vấn báo giá và hỗ trợ từ lúc bắt đầu cho đến khi bảo vệ thành công nhé.

1. Cơ sở lý luận về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản

1.1. Khái niệm hợp đồng vay tài sản

Từ lâu các văn bản pháp luật của một số quốc gia trên thế giới đã ghi nhận khái niệm về hợp đồng tín dụng. Theo Luật Vay vốn cá nhân 1974, sửa đổi, bổ sung năm 2006 của Anh, “Hợp đồng vay vốn cá nhân là một thỏa thuận giữa một cá nhân (hay còn gọi là bên vay) và bất kì người nào khác (hay còn gọi là bên cho vay), theo đó bên cho vay cho bên vay vay một số tiền nào đó”. (Tạm dịch).[1] Tại Điều 243 Luật Nghĩa vụ và hợp đồng của Bulgaria, “hợp đồng cho vay để sử dụng là bên cho vay sẽ cung cấp cho bên vay một khoản tiền để sử dụng tạm thời và bên vay có nghĩa vụ trả lại” (Tạm dịch).[2]

Cơ Sở Lý Luận Về Lãi Suất Trong Hợp Đồng Vay Tài Sản theo từ điển tiếng Việt, vay được hiểu là: “nhận tiền hay vật gì của người khác để chi dùng trước với điều kiện sẽ trả tương đương hoặc có thêm phần lãi”

Theo Bộ luật dân sự hiện hành, hợp đồng vay tài sản được định nghĩa như sau: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”[3]. Bộ luật dân sự đưa ra khái niệm hợp đồng vay tài sản chung nhất. Trong trường hợp một bên trong hợp đồng vay tài sản là tổ chức tín dụng, hợp đồng này thường được gọi là hợp đồng tín dụng, trong đó cho vay là một hình thức cấp tín dụng. Theo Khoản 16 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi, bổ sung 2017, “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.

XEM THÊM :Báo Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Qua các khái niệm trên, có thể hiểu, Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa bên cho vay và bên vay, theo đó, bên cho vay giao một số tiền hoặc tài sản cho bên vay để làm sở hữu. Bên vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc hiện vật tương đương với số tiền hoặc vật đã vay, đồng thời trả thêm một số lợi ích vật chất cho bên kia nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khi hết hạn hợp đồng.

1.2. Đặc điểm hợp đồng vay tài sản

Thứ nhất

Hợp đồng vay tài sản có thể là hợp đồng thực tế hoặc hợp đồng ưng thuận.

“Dựa vào thời điểm phát sinh hiệu lực thì hợp đồng dân sự được phân thành hai nhóm: hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế.

Hợp đồng ưng thuận là những hợp đồng mà theo quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh ngay sau khi các bên đã thoả thuận với nhau xong về nội dung chủ yếu của hợp đồng. Trong trường hợp này, dù rằng các bên chưa trực tiếp thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết nhưng đã phát sinh quyền yêu cầu của bên này đối với bên kia trong việc thực hiện hợp đồng. Hay nói cách khác, hợp đồng ưng thuận là những hợp đồng mà thời điểm có hiệu lực của nó được xác định tại thời điểm giao kết.

Hợp đồng thực tế là những hợp đồng mà sau khi thoả thuận, hiệu lực của nó chỉ phát sinh tại thời điểm khi các bên đã chuyển giao cho nhau đối tượng của hợp đồng”.[4]

Cơ Sở Lý Luận Về Lãi Suất Trong Hợp Đồng Vay Tài Sản về nguyên tắc, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng ưng thuận, bởi lẽ theo Khoản 1 điều 40 BLDS 2015 quy định: “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác”. Tuy nhiên, đây là một quy định mở. Do đó, hợp đồng vay tài sản có thể là hợp đồng thực tế khi các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận rằng hợp đồng có hiệu lực từ khi bên cho vay đã chuyển giao tài sản cho bên vay.

Thứ hai

Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng song vụ.

BLDS 2015 quy định:

“Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ có một bên có nghĩa vụ[5]”.

Bên vay có nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi đúng hạn. Bên cho vay có nghĩa vụ cho vay đúng số tiền, đùng thời gian đã thỏa thuận và các nghĩa vụ khác.

Thứ ba

Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có tính đền bù hoặc không có tính đền bù.

Tính đền bù hay không có tính đền bù của hợp đồng vay tài sản phụ thuộc vào yếu tố lãi suất. Hợp đồng có tính chất đền bù nếu sau khi thực hiện hợp đồng, bên cho vay nhận lại được một lợi ích tương ứng với tài sản. Ngược lại, khi hợp đồng không có lãi suất hay lãi suất bằng 0, bên cho vay chỉ nhận lại đúng giá trị cho vay, bên vay không có nghĩa vụ hoàn trả thêm bất kỳ lợi ích nào thì đó là hợp đồng không có tính đền bù. Hợp đồng này thường được áp dụng đối với các mối quan hệ thân thiết, quen biết lẫn nhau, thời gian vay ngắn.

Thứ tư

Cơ Sở Lý Luận Về Lãi Suất Trong Hợp Đồng Vay Tài Sản hợp đồng vay tài sản là cơ sở chuyển quyền sở hữu đối với tài sản từ bên cho vay sang bên vay, khi bên vay nhận được tài sản và bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.

Đây là đặc điểm phân biệt hợp đồng vay tài sản với hợp đồng thuê tài sản hay hợp đồng mượn tài sản. Vì khi thuê, mượn tài sản, quyền của chủ sở hữu không được chuyển giao toàn bộ sang người mượn và người thuê tài sản hay nói cách khác người thuê, người mượn chỉ có quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đã mượn hoặc thuê trong một thời hạn nhất định do hai bên thỏa thuận. Khi hết thời hạn, bên mượn, bên thuê phải trả đúng tài sản đã mượn, thuê cho bên cho mượn, cho thuê tài sản.

XEM THÊM : Cơ Sở Lý Luận Về Ngân Hàng Thương Mại

1.3. Phân loại hợp đồng vay tài sản

Dựa trên nhiều tiêu chí, hợp đồng vay tài sản có thể được phân loại như sau:

Căn cứ vào thời hạn cho vay

Hợp đồng vay tài sản có thể chia thành 2 loại:

+ Hợp đồng ngắn hạn có thời hạn tối đa 01 năm.

+ Hợp đồng dài hạn có thời hạn vay trên 01 năm.

Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay

Hợp đồng vay tài sản được chia thành 2 loại:

+ Hợp đồng vay tài sản phục vụ nhu cầu đời sống

Là hợp đồng vay tài sản nhằm thanh toán các chi phí cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình.

+ Hợp đồng vay tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh

Là hợp đồng vay tài sản nhằm đáp ứng nhu cầu vốn, đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh

Căn cứ vào mức độ bảo đảm

Hợp đồng tín dụng được chia thành:

+ Hợp đồng có bảo đảm

Là hợp đồng vay tài sản trong trường hợp để được vay vốn, bên vay phải có tài sản bảo đảm. Tài sản này có thể thuộc sở hữu của bên vay hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba.

+ Hợp đồng không có bảo đảm

Là hợp đồng vay tài sản trong trường hợp bên cho vay không yêu cầu tài sản bảo đảm cho khoản vay.

1.4.Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản

– Khái niệm

Theo từ điển bách khoa mở Wikipedia,

“Lãi suất là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ một người cho vay. Cụ thể, lãi suất (I/m) là phần trăm tiền gốc (P) phải trả cho một số lượng nhất định của thời gian (m) mỗi thời kỳ (thường được tính theo năm). Ví dụ, một công ty nhỏ vay vốn từ một ngân hàng để mua tài sản mới cho doanh nghiệp của mình, và ngược lại người cho vay nhận được tiền lãi theo lãi suất quy định cho việc trì hoãn sử dụng các khoản tiền và thay vào đó bằng việc cho vay nó cho người vay. Lãi suất thường được thể hiện như một tỷ lệ phần trăm của tiền gốc trong một khoảng thời gian một năm”.[6]

Có thể hiểu, lãi suất là tỷ lệ phần trăm nhất định tính trên tổng số tài sản vay và kỳ hạn vay tạo thành tiền lãi mà bên vay phải trả cho bên cho vay thêm vào cùng số tiền gốc hoặc vật đã vay. Nó chính là “giá cả” trong hợp đồng vay tài sản.

XEM THÊM : Đề Tài Tài Chính Ngân Hàng

Cơ Sở Lý Luận Về Lãi Suất Trong Hợp Đồng Vay Tài Sản
Cơ Sở Lý Luận Về Lãi Suất Trong Hợp Đồng Vay Tài Sản

1.5. Phân loại lãi suất

– Căn cứ vào thời hạn

Lãi suất chia thành lãi suất ngắn hạn và lãi suất dài hạn.

– Căn cứ vào mức độ ổn định của lãi suất

Lãi suất được chia thành lãi suất thả nổi và lãi suất cố định. Lãi suất thả nổi là lãi suất thay đổi lên xuống còn lãi suất cố định là lãi suất được áp dụng trong suốt thời hạn vay

2. Quy định pháp luật về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản

2.1. Lãi suất cho vay

Theo hợp đồng vay, cả hai chủ thể đều có quyền và nghĩa vụ riêng, trong đó, nghĩa vụ quan trọng nhất của bên vay chính là hoàn trả cho bên cho vay đầy đủ nợ gốc và lãi sau thời hạn đã thỏa thuận từ trước. Cụ thể:

Số tiền vay là số tiền vay theo hợp đồng vay tài sản

Lãi trong hạn là lãi trên số tiền vay được tính bằng công thức sau:

Lãi trong hạn =

Trong đó, lãi suất cho vay là lãi suất do hai bên thỏa thuận. Đối với hợp đồng vay là hợp đồng tín dụng, trong một số trường hợp đặc biệt quy định tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, lãi suất này không được vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định[7].

Quy định về vấn đề lãi suất hiện nay có hai văn bản quy phạm pháp luật quy định khác nhau. Theo Khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, lãi suất được quy định như sau:

BLDS 2015 quy định về lãi suất cho vay như sau:

“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

  1. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ[8]

Tuy nhiên, trong Luật các tổ chức tín dụng lại chỉ quy định: “Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật”, điều này có nghĩa là, Luật các tổ chức tín dụng không đặt giới hạn trên cho lãi suất cho vay mà để các chủ thể tự do thỏa thuận, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Do hai quy định khác nhau này mà có rất nhiều quan điểm cho rằng hợp đồng tín dụng phải tuân thủ các quy định của Bộ luật dân sự, bao gồm cả vấn đề về lãi suất. Khi lãi suất vượt quá theo quy định của Bộ luật dân sự thì phần vượt quá đó không có hiệu lực.

Tuy nhiên, theo Khoản 2 Điều 3 Luật Tổ chức tín dụng:

“Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật này và các luật khác có liên quan về thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng… thì áp dụng theo quy định của Luật này”. [9]

Như vậy, pháp luật cho phép lãi suất trong hợp đồng tín dụng do các bên thỏa thuận. Điều này cũng đã được hướng dẫn tại Điều 7 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 11/01/2019 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm (sau đây gọi là Nghị quyết 01)[10].

Bộ luật dân sự đã đưa ra mức lãi suất trần, tuy nhiên đôi khi các hợp đồng vay tài sản trong thực tế có mức lãi suất áp dụng cao hơn, khi đó, bên cho vay có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.

Trong trường hợp cho vay nặng lãi, hay thường được gọi là tín dụng đen, đến mức độ thì Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định biện pháp chế tài hình sự như sau:

Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm[11]

2.2. Lãi suất chậm trả nợ gốc

Khi đến hạn trả nợ gốc, bên vay không trả được tiền nợ gốc thì sẽ phải trả thêm một khoản lãi trên nợ gốc quá hạn được tính trên lãi suất chậm trả nợ gốc.

Khoản 4, 5 Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

  1. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
  2. a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
  3. b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Mức lãi suất trên nợ gốc quá hạn do các bên thỏa thuận không được vượt quá 150% mức lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015[12]”.

Theo Nghị quyết 01, “trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ”.

2.3. Lãi suất chậm trả nợ lãi

Theo Điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị quyết 01: “Khi chậm trả lãi trên nợ gốc trong hạn thì còn phải trả lãi trên nợ lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ tương ứng với thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tiền lãi trên nợ lãi chưa trả = (nợ lãi chưa trả) x (lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ) x (thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc)”.

2.4. Một số lưu ý về lãi suất trong giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Do Bộ luật dân sự mới được ban hành 2015, trong đó nhiều tranh chấp hợp đồng vay tài sản đã được xác lập trước thời điểm bộ luật này có hiệu lực, do đó, áp dụng pháp luật có hiệu lực tại thời điểm xác lập hợp đồng để giải quyết tranh chấp, gây ra một số lúng túng trong quá trình áp dụng. Để khắc phục điều đó, Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao đã ban hành nghị quyết hướng dẫn về vấn đề này.

Thứ nhất, “áp dụng pháp luật về lãi, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng

Hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng được xác lập trước ngày 01/01/2017 (ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 bắt đầu có hiệu lực) thì việc áp dụng pháp luật về lãi, lãi suất xác định như sau:

  1. a) Hợp đồng được thực hiện xong là hợp đồng mà các bên đã hoàn thành xong các quyền, nghĩa vụ theo thỏa thuận và các quyền, nghĩa vụ khác phát sinh từ hợp đồng mà pháp luật có quy định.

Cơ Sở Lý Luận Về Lãi Suất Trong Hợp Đồng Vay Tài Sản hợp đồng được thực hiện xong trước ngày 01/01/2017 mà có tranh chấp thì áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2005, Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2005 để giải quyết;

Ví dụ 1: Ngày 20/12/2015, ông A ký hợp đồng cho bà B vay 10.000.000.000 đồng, thời hạn vay 01 năm, lãi suất thỏa thuận là 18%/năm; hợp đồng có hiệu lực và bà B đã trả xong nợ gốc và lãi theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Ngày 20-02-2018, bà B khởi kiện yêu cầu ông A trả lại tiền lãi do mức lãi suất vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản theo Quyết định số 2868/QĐ-NHNN ngày 29-11-2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (quy định mức lãi suất cơ bản là 9%/năm, tương ứng với mức 150% lãi suất cơ bản là 13,5%/năm). Trường hợp này, Tòa án phải áp dụng Điều 476 của Bộ luật Dân sự năm 2005 để xác định lãi suất, lãi suất vượt quá.

  1. b) Hợp đồng chưa được thực hiện là hợp đồng mà các bên chưa phải thực hiện quyền, nghĩa vụ theo thỏa thuận và các quyền, nghĩa vụ khác phát sinh từ hợp đồng mà pháp luật có quy định.

Lãi Suất Trong Hợp Đồng Vay Tài Sản hợp đồng chưa được thực hiện mà lãi, lãi suất phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015 để giải quyết; trường hợp lãi, lãi suất không phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2005 để giải quyết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung về lãi, lãi suất phù hợp với Bộ luật Dân sự năm 2015 và để áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.

  1. c) Hợp đồng đang được thực hiện là hợp đồng mà các bên chưa thực hiện xong quyền, nghĩa vụ theo thỏa thuận và các quyền, nghĩa vụ khác phát sinh từ hợp đồng mà pháp luật có quy định.

Hợp đồng đang được thực hiện mà lãi, lãi suất không phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2005 để giải quyết.

Hợp đồng đang được thực hiện mà lãi, lãi suất phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì việc áp dụng pháp luật để xác định lãi, lãi suất như sau:

Đối với khoảng thời gian trước ngày 01/01/2006 thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995, Nghị quyết ngày 28/10/1995 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự năm 1995.

Đối với khoảng thời gian từ ngày 01/01/2006 đến trước ngày 01/01/2017 thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2005.

Đối với khoảng thời gian từ ngày 01/01/2017 thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015.

Thứ hai, Xác định lãi, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng thuộc trường hợp áp dụng Bộ luật Dân sự năm 1995

Hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng xác lập trước ngày 01/01/2006 thuộc trường hợp áp dụng Bộ luật Dân sự năm 1995 theo hướng dẫn tại Điều 2 Nghị quyết này thì tại thời điểm xét xử sơ thẩm, lãi, lãi suất trong hợp đồng được xác định như sau:

  1. Hợp đồng vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay có nghĩa vụ trả lãi trên nợ gốc quá hạn theo lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm trả nợ tương ứng với thời gian chậm trả, nếu các bên có thỏa thuận về việc trả lãi đối với nợ gốc quá hạn.

Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = (nợ gốc quá hạn chưa trả) x (lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm trả nợ) x (thời gian chậm trả nợ gốc).

  1. Hợp đồng vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì lãi, lãi suất được xác định như sau:
  2. a) Lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả theo lãi suất thỏa thuận nhưng không được vượt quá 50% của lãi suất cao nhất do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với loại cho vay tương ứng tại thời điểm xác lập hợp đồng tương ứng với thời gian vay chưa trả lãi. Trường hợp các bên không xác định rõ lãi suất thì áp dụng lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm trả nợ.

Cơ Sở Lý Luận Về Lãi Suất Trong Hợp Đồng Vay Tài Sản tiền lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả = (nợ gốc chưa trả) x (lãi suất theo thỏa thuận) hoặc (lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm trả nợ) x (thời gian vay chưa trả lãi);

  1. b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả theo lãi suất nợ quá hạn của Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm trả nợ tương ứng với thời gian chậm trả.

Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = (nợ gốc quá hạn chưa trả) x (lãi suất nợ quá hạn của Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm trả nợ) x (thời gian chậm trả nợ gốc)

  1. Khi xác định lãi, lãi suất theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Tòa án không được tính lãi trên nợ lãi chưa trả.

Thứ ba, xác định lãi, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng thuộc trường hợp áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2005

Lãi Suất Trong Hợp Đồng Vay Tài Sản hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng xác lập trước ngày 01/01/2017 thuộc trường hợp áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2005 theo hướng dẫn tại Điều 2 Nghị quyết này thì tại thời điểm xét xử sơ thẩm, lãi, lãi suất trong hợp đồng được xác định như sau:

  1. Hợp đồng vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay có nghĩa vụ trả lãi trên nợ gốc quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả nợ tương ứng với thời gian chậm trả, nếu các bên có thỏa thuận về việc trả lãi đối với nợ gốc quá hạn.

Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = (nợ gốc quá hạn chưa trả) x (lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm trả nợ) x (thời gian chậm trả nợ gốc).

  1. Hợp đồng vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì lãi, lãi suất được xác định như sau:
  2. a) Lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả theo lãi suất thỏa thuận nhưng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm xác lập hợp đồng tương ứng với thời gian vay chưa trả lãi. Trường hợp các bên không xác định rõ lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả nợ.

Tiền lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả = (nợ gốc chưa trả) x (lãi suất theo thỏa thuận hoặc lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm xác lập hợp đồng) x (thời gian vay chưa trả lãi trên nợ gốc);

  1. b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả nợ tương ứng với thời gian chậm trả.

Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = (nợ gốc quá hạn chưa trả) x (lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả nợ) x (thời gian chậm trả nợ gốc)”;[13]

Trên đây là toàn bộ Cơ Sở Lý Luận Về Lãi Suất Trong Hợp Đồng Vay Tài Sản là toàn bộ nguồn tài liệu hoàn toàn xuất sắc mà mình đã tiến hành liệt kê và gửi gấm đến cho các bạn cùng xem và tham khảo. Nếu như nguồn tài liệu trên chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của bạn thì ngay bây giờ đây hãy tìm đến dịch vụ hỗ trợ viết thuê luận văn thạc sĩ của chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.536.149 để được tư vấn báo giá và hỗ trợ lựa chọn ngay đề tài phù hợp nhé.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

[1] Art 8 Consumer Credit Act 1974: “a consumer credit agreement is an agreement between an individual ( “the debtor ”) and any other person ( “the creditor ”) by which the creditor provides the debtor with credit

[2] Art. 243, the Bulgarian law of obligations and contracts: “Under the contract of loan for use the lender shall provide gratuitously to the borrower one chattel for temporary use and the borrower assumes the obligation to return it”

[3] Điều 463 Bộ luật dân sự 2015

[4] Giáo trình Luật dân sự tập 2, Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2019, tr.123-124

[5] Khoản 1 Điều 402 Bộ luật dân sự năm 2015

[6] Definition of interest rate from Investorwords.com

[7] Xem thêm Điều 1 Quyết định 1425/QĐ-NHNN

“1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 6,5%/năm.

  1. Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 7,5%/năm.”
[8] Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015

[9] Khoản 2 Điều 3 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010

[10] “Khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, Tòa án áp dụng quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Luật Các tổ chức tín dụng để giải quyết mà không áp dụng quy định về giới hạn lãi suất của Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định lãi, lãi suất”

[11] Khoản 1 Điều 201 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017

[12] Khoản 4, khoản 5 Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015

[13] Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP

Contact Me on Zalo