CTRSH trên địa bàn 11 xã, thị. Từ đó ghi nhận, phân tích, đánh giá các kết quả đã đạt được, tồn tại và nguyên nhân để có những giải pháp giải quyết phù hợp. Bên cạnh đó, đã dự báo lượng CTRSH phát sinh đến năm 2025 trên địa bàn huyện trên cơ sở hướng dẫn theo quy định hiện hành.
Với những kết quả đạt được, nhiệm vụ đã giải quyết cơ bản các vấn đề tồn tại, khắc phục những khó khăn theo đặc thù của địa phương, đáp ứng được các mục tiêu của nhiệm vụ đặt ra.
Nhiệm vụ đã đề xuất mô hình và xây dựng tuyến thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn huyện theo hướng đồng bộ từ công đoạn quản lý tại nguồn, thu gom và vận chuyển CTRSH trên toàn địa bàn. Bên cạnh đó, các giải pháp giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh và mỹ quan trên địa bàn huyện cũng được đề xuất.
Với những đề xuất trên trangluanvan.com đã đưa ra bài viết Khảo sát hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất các giải pháp công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Phú Giáo.
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Huyện Phú Giáo nằm về phía Đông Bắc tỉnh Bình Dương, có diện tích tự nhiên 54.443,9 ha, là huyện có diện tích tự nhiên lớn thứ 2 của tỉnh, đồng thời là cửa ngõ lưu thông kinh tế giữa 3 tỉnh: Bình Dương, Bình Phước và Đồng Nai. Huyện Phú Giáo gồm 1 thị trấn và 10 xã. Dân cư phân bố trên toàn huyện không đồng đều, tập trung chủ yếu tại vùng trung tâm huyện như thị trấn Phước Vĩnh, đây là những nơi phát triển công nghiệp, đô thị trên địa bàn huyện.
Trong giai đoạn hiện nay, kinh tế huyện Phú Giáo tăng trưởng khá nhanh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2019 đạt 13,75%. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế ngày một tăng. Cơ sở hạ tầng được ngày một khang trang, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp – dịch vụ tăng, tuy nhiên nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế huyện.
Với xu hướng công nghiệp ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong ngành kinh tế, sẽ kéo theo sự phát triển của ngành dịch vụ để phục vụ cho sự phát triển công nghiệp và đô thị. Đi kèm theo sự phát triển trên, huyện Phú Gíao thu hút một số lượng lớn lao động nhập cư, học sinh – sinh viên và các chuyên gia học tập, làm việc trong nhiều lĩnh vực kéo theo sự gia tăng ô nhiễm các vấn đề môi trường đặc biệt là nước thải và chất thải rắn. Theo Theo số liệu thống kê năm 2019 của Chi cục thống kê huyện Phú Giáo, dân số của huyện Phú Gíao là 98.745 người. Như vậy, trung bình hàng ngày huyện Phú Gíao thải ra khoảng 85 tấn chất thải rắn sinh hoạt (phương pháp ước tính theo Quyết định số 88/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương ngày 13 tháng 01 năm 2014 và hệ số phát thải CTRSH 0,9 kg/người.ngày theo quy chuẩn của Bộ Xây dựng tại QCXDVN 01:2008/BXD). Trong khi lượng rác thu gom trên toàn huyện năm 2019 đạt khoảng 38 tấn/ngày (Theo phiếu điều tra khảo sát thu thập từ XNCTCC). Như vậy, có thể thấy công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện mới chỉ đạt tỷ lệ khoảng 42,7%.
Tuy công tác quản lý và thu gom xử lý rác thải thời gian qua trên địa bàn huyện Phú Giáo đã đạt nhiều kết quả, các cấp, các ngành của địa phương đã thật sự vào cuộc nhưng nhìn chung vấn đề môi trường liên quan đến rác thải tại địa bàn các xã, thị trấn hiện nay vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế do ý thức của người dân chưa cao, một số bộ phận dân cư còn xả rác bừa bãi, các cơ sở sản xuất tuy có quan tâm xử lý nhưng vẫn chưa giải quyết một cách triệt để dẫn đến môi trường cuộc sống nông thôn còn ô nhiễm chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra; nguyên nhân chủ yếu là do ý thức trách nhiệm và nhận thức của người dân về công tác thu gom xử lý rác thải còn nhiều hạn chế. Mặt khác việc phân công, phân cấp trong công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung, xử lý thu gom rác thải nói riêng trên địa bàn huyện vẫn đang còn nhiều bất cập, chưa có giải pháp và chế tài để xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật về công tác bảo vệ môi trường. Vì vậy việc đổi mới tổ chức, ban hành các chính sách, lựa chọn công nghệ thu gom, vận hành, xử lý rác thải và trang thiết bị phù hợp để đem lại hiệu quả thu gom xử lý rác thải ngày càng cao, đảm bảo môi trường cuộc sống ngày càng xanh – sạch – đẹp là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong công tác bảo vệ môi trường để ổn định an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của huyện ngày càng bền vững.
Từ những lý do trên, huyện Phú Gíáo tiến hành xây dựng nhiệm vụ: “ Khảo sát hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất các giải pháp công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Phú Giáo’’ nhằm đánh giá hiện trạng phát sinh, thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện một cách cụ thể; đồng thời đề ra các biện pháp nhằm hệ thống thu gom, vận chuyển và quản lý chất thải rắn trên huyện Phú Giáo để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nhằm đánh giá thực trạng một hệ thống quản lý CTR sinh hoạt tại huyện Phú Giáo. Từ những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý để tìm ra các giải pháp quản lý hợp lý hệ thống quản lý CTR sinh hoạt tại huyện, từ đó có thể góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý CTR sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm do thu gom và vận chuyển CTR sinh hoạt chưa hợp lý.
Hơn nữa, hệ thống quản lý CTR sinh hoạt tại huyện là mắt xích quan trọng trong hệ thống quản lý CTR sinh hoạt tại tỉnh Bình Dương nên việc tìm các giải pháp quản lý tốt CTR sinh hoạt tại huyện sẽ đóng góp một phần không nhỏ cho công tác quản lý CTR sinh hoạt tỉnh Bình Dương được tốt hơn.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Công tác quản lý CTRSH của các hộ dân phát sinh trên địa bàn huyện Phú Giáo.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Không gian: Trên địa bàn huyện Phú Giáo, bao gồm 01 thị trấn Phước Vĩnh và 10 xã: An Bình, An Linh, An Long, Tân Long, Tân Hiệp, Phước Sang, Phước Hòa, Vĩnh Hòa, Tam Lập, An Thái.
Thời gian: từ tháng 09/2020 đến 12/2020
Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
– Nghiên cứu tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt dựa trên những tài liệu có sơ sở khoa học, được nhiều người biết và sử dụng như là tài liệu kham thảo.
– Việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý chất thải sinh hoạt góp phần cung cấp các dịch vụ vệ sinh đô thị ngày càng tiên tiến phù hợp với điều kiện phát triển của xã hội.
– Chất lượng vệ sinh đô thị ngày càng được nâng cao, ý thức bảo vệ môi trường của người dân được cải thiện, góp phần đem lại một môi trường sạch đẹp, văn minh cho địa bàn huyện Phú Giáo.
Mục Lục
TÓM TẮT.. xii
MỞ ĐẦU.. 1
- TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. 1
- MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.. 2
- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.. 2
- PHẠM VI NGHIÊN CỨU.. 2
- Ý NGHĨA ĐỀ TÀI. 3
PHẦN 1 – TỔNG QUAN.. 3
- 1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.. 4
- 1.1.1. Khái niệm chất thải rắn. 4
- 1.1.2. Nguồn gốc phát sinh CTRSH.. 4
- 1.1.3. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt. 5
- 1.1.4. Thành phần CTRSH.. 6
- 1.1.5. Tính chất của chất thải rắn. 9
- 1.1.6. Công tác thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt. 16
- 1.1.7. Các phương pháp xử lý. 17
- 1.1.8. Ảnh hưởng của CTR đến môi trường và con người 18
- 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.. 21
- 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước. 21
- 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước. 24
- 1.3. TỔNG QUAN HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG.. 25
- 1.3.1. Điều kiện tự nhiên. 25
- 1.3.1.1. Vị trí địa lý. 25
- PHẦN 2 – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 40
- 2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.. 40
- 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 41
- 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu các cơ sở lý thuyết. 41
- 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu. 42
- 2.2.4. Phương pháp khảo sát thực địa. 42
- 2.2.5. Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu. 44
- 2.2.7. Phương pháp xác định nguyên nhân và hệ quả – CED (Cause & Effect Diagram) 44
PHẦN 3 – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.. 46
3.1. NGUỒN GỐC PHÁT SINH VÀ KHỐI LƯỢNG THÀNH PHẦN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN PHÚ GIÁO.. 46
- 3.1.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn tại hộ gia đình. 46
- 3.1.2. Hiện trạng phân loại lưu trữ tại nguồn CTRSH tại hộ gia đình. 46
- 3.1.3. Lưu giữ CTRSH.. 47
- 3.1.4. Khối lượng và thành phần CTRSH hộ gia đình. 57
- 3.1.4.1. Khối lượng CTRSH phát sinh. 57
- 3.1.5. Thành phần CTRSH của từng xã thị trấn trên địa bàn huyện Phú Giáo. 61
- 3.1.6 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại huyện. 63
- 3.1.7 Hiện trạng thu gom và vận chuyển CTRSH tại hộ gia đình. 67
- 3.1.8 Khối lượng thu gom.. 68
- 3.1.9 Tuyến thu gom, vận chuyển. 70
- 3.1.10 Thiết bị dụng cụ, phương tiện phục vụ cho thu gom.. 78
- 3.1.11 Các điểm tập kết, bãi tập kết 80
- 3.1.12 Phí thu gom.. 83
- 3.1.13 Mạng lưới thu gom, vận chuyển CTRSH..
3.2 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CỦA HỘ DÂN TẠI HUYỆN PHÚ GIÁO..
3.3 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN PHÚ GIÁO..
3.4 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN PHÚ GIÁO..
- 3.4.1. Các văn bản pháp lý.
- 3.4.2. Tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện.
- 3.4.3. Phương pháp dự báo.
- 3.4.4. Dự báo CTRSH phát sinh.
- 3.4.5 Đánh giá chung.
- 3.4.6 Xác định nguyên nhân gây ảnh hưởng ( CED).
- 3.4.7 Đề xuất giải pháp.
PHẦN 4 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- 4.1. KẾT LUẬN..
- 4.2. KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Nhiệm vụ khảo sát hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn huyện Phú Giáo đã được các kết quả:
- Tổ chức khảo sát hiện trạng phát sinh, thu gom, phân loại, vận chuyển
CTRSH trên địa bàn 11 xã, thị. Từ đó ghi nhận, phân tích, đánh giá các kết quả đã đạt được, tồn tại và nguyên nhân để có những giải pháp giải quyết phù hợp. Bên cạnh đó, đã dự báo lượng CTRSH phát sinh đến năm 2025 trên địa bàn huyện trên cơ sở hướng dẫn theo quy định hiện hành.
- Với những kết quả đạt được, nhiệm vụ đã giải quyết cơ bản các vấn đề tồn tại, khắc phục những khó khăn theo đặc thù của địa phương, đáp ứng được các mục tiêu của nhiệm vụ đặt ra.
- Nhiệm vụ đã đề xuất mô hình và xây dựng tuyến thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn huyện theo hướng đồng bộ từ công đoạn quản lý tại nguồn, thu gom và vận chuyển CTRSH trên toàn địa bàn. Bên cạnh đó, các giải pháp giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh và mỹ quan trên địa bàn huyện cũng được đề xuất.
- Nhiệm vụ đã đề xuất được tuyến thu gom và vận chuyển để đảm bảo tăng tỷ lệ thu gom rác và tiến tới thu gom triệt để CTRSH trên địa bàn huyện đến năm 2025.
- Nhiệm vụ đã đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề tồn tại là thu gom rác thải cồng kềnh và chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động dân sinh, xóa bỏ các điểm tập kết, bãi rác tự phát.
- Nhiệm vụ cũng đã xác định sự cần thiết và dự toán khối lượng đầu tư trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển CTRSH để nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ trên địa bàn.
- Nhiệm vụ đã phân tích ưu điểm và đề xuất hình thức xã hội hóa, đặc biệt là đối với công tác thu gom để tăng trách nhiệm và hiệu quả thu gom, vận chuyển CTRSH nhằm phù hợp với điều kiện phân bố dân cư và hiện trạng giao thông của địa phương.
Trên đây là bài viết Khảo sát hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất các giải pháp công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Phú Giáo. Nếu các bạn thấy hay có thể liên hệ với trangluanvan.com qua Hotline: 0932.091.562. hoặc các bạn có muốn làm dịch vụ làm thuê luận văn tốt nghiệp trọn gói các bạn có thể liên hệ qua Zalo 0932.091.562 để được tư vấn đề tài, và đề cương miễn phí nhé.