Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Việt Nam Học [Đề Tài + Bài Mẫu], NEW

Rate this post

Cùng AD tham khảo hơn 80 Đề tài Luận văn Việt Nam Học điểm cao, hay nhất trong bài viết này nhé. Đại đa số các giáo viên ngày nay ai cũng muốn sinh viên làm các đề tài mới mẻ chưa ai làm, cho nên việc chọn Đề tài luận văn thạc sĩ Việt Nam Học vừa mới mẻ, vừa hay lại vừa phù hợp với khả năng của bản thân thì tốn rất nhiều thời gian. Dưới đây là những Đề tài luận văn Việt Nam Học đều đạt điểm cao của khóa trước, các bạn có thể tham khảo ngay nhé.


Đề tài luận văn Việt Nam Học – Luận văn Thạc Sĩ

1. Thực Trạng Và Biện Pháp Bảo Tồn, Phát Triển Làng Nghề Thêu Tay Quất Động (Thường Tín – Hà Nội)
2. Thực Trạng Và Biện Pháp Bảo Tồn, Phát Triển Làng Nghề Tò He Xuân La (Phú Xuyên – Hà Nội)
3. Tiềm Năng Và Định Hướng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Khu Du Lịch Mẫu Sơn
4. Bắt Chồng – Phong Tục Hôn Nhân Độc Đáo Của Người Churu
5. Chùa Mía Và Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch
6. Bùa Ngải Của Người Mường Ở Kim Bôi – Hoà Bình
7. Đề tài luận văn Việt Nam Học: Lễ Hội Tịch Điền Ở Hà Nam
8. Văn Hóa Làng Xã Trong Tiểu Thuyết Mẫu Thượng Ngàn Của Nguyễn Xuân Khánh
9. Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Đình Tây Đằng – Thị Trấn Tây Đằng – Huyện Ba Vì
10. Tết Xíp Xí Của Người Thái Trắng Ở Mộc Châu – Sơn La
11. Làng Gốm Thổ Hà Và Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch
12. Tiềm Năng Và Định Hướng Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Tại Khu Du Lịch Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)
13. Phong Tục Hôn Nhân Của Người Dao Đỏ Ở Sa Pa

Tham khảo thêm ⇒ Dịch vu viết thuê Luận văn  

14. Văn Hóa Vật Chất Của Người Cơ Tu Ở Xã Hòa Bắc, Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵng
15. Làng Nghề Thủ Công Truyền Thống Ở Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
16. Không Gian Văn Hóa Người Việt Đồng Bằng Bắc Bộ Qua Tư Liệu Ca Dao, Tục Ngữ
17. Mối Quan Hệ Làng Nghề – Phố Nghề Ở Vùng Phụ Cận Và Hà Nội
18. Phong Tục Hôn Nhân Của Người Dao Tuyển Ở Huyện Quang Bình – Tỉnh Hà Giang
19. Lễ Hội Lồng Tồng Trong Đời Sống Văn Hóa Của Dân Tộc Tày – Nùng Miền Núi Phía Bắc
20. Lễ Hội Cầu Ngư Của Cư Dân Ven Biển Miền Trung
21. Trò Diễn Trong Lễ Hội Cầu Mùa Của Người Việt Bắc Bộ
22. Đề tài luận văn Việt Nam Học: Phong Tục Hôn Nhân Của Dân Tộc Lô Lô Ở Cao Bằng
23. So Sánh Phong Tục Cưới Xin Giữa Người Hmông Ở Sa Pa (Lào Cai) Và Người Hmông Ở Mù Cang Chải
24. Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Lịch Sử Văn Hóa Chùa Đậu (Thường Tín – Hà Nội)
25. Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Di Tích Chùa Trấn Quốc (Hà Nội)
26. Hoạt Động Lễ Chùa Đầu Năm Tại Chùa Hương (Mỹ Đức – Hà Nội)
27. Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Lịch Sử – Văn Hóa Của Chùa Hà (Hà Nội)
28. Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Di Tích Chùa Quán Sứ (Hà Nội)
29. Văn Hóa Ẩm Thực Tây Bắc Với Phát Triển Du Lịch
30. Đề tài luận văn Việt Nam Học: Văn Hóa Giao Tiếp Của Người Hà Nội

đề tài luận văn việt nam học
đề tài luận văn việt nam học

31. Biến Đổi Trong Trang Phục Truyền Thống Của Phụ Nữ Mường Ở Xã Thành Công, Huyện Thạch Thành
32. Phát Triển Du Lịch Làng Nghề Truyền Thống Tại Làng Cây Cảnh Vị Khê (Nam Định)
33. Giao Tiếp Liên Văn Hóa Trong Dạy Và Học Tiếng Việt
34. Đánh Giá Hệ Thống Chính Sách Tôn Giáo, Tín Ngưỡng Của Việt Nam Giai Đoạn 1990 – 2015
35. Truyền Thuyết Về Các Nhân Vật Tứ Bất Tử Trong Không Gian Văn Hóa Châu Thổ Bắc Bộ
36. Tiềm Năng Văn Hóa Mường Với Việc Phát Triển Du Lịch Ở Vườn Quốc Gia Cúc Phương
37. Phát Huy Tư Tưởng Yêu Nước Phan Bội Châu Trong Giới Trẻ Hiện Nay
38. Biểu Tượng Lũy Tre – Giếng Nước – Sân Đình Trong Cấu Trúc Làng Truyền Thống Châu Thổ Sông Hồng
39. Truyền Thống Thả Hoa Đăng Trong Lễ Hội Ở Thái Lan Và Việt Nam
40. Thực Trạng Dạy Và Học Tiếng Việt Của Cộng Đồng Người Hàn Phía Bắc Việt Nam
41. Văn Hóa Ẩm Thực Hải Phòng
42. Ảnh Hưởng Của Làn Sóng Văn Hóa Trung Quốc Trên Truyền Hình Tới Giới Trẻ Việt Nam
43. Khảo Sát Nhu Cầu Du Lịch Việt Nam Của Khách Trung Quốc Hiện Nay
44. Bước Đầu Tìm Hiểu Thành Ngữ Có Từ Chỉ Động Vật Trong Tiếng Việt Và Tiếng Thái
45. Khảo Sát Từ Láy Trong Các Giáo Trình Dạy Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài
46. Xử Lý Ngữ Liệu Thành Ngữ Tục Ngữ Trong Giảng Dạy Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài
47. Phát Triển Du Lịch Làng Nghề Xã Hồng Vân, Huyện Thường Tín, Hà Nội Trong Giai Đoạn Hiện Nay
48. Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Gắn Với Du Lịch Ở Làng Gốm Bát Tràng Hà Nội
49. Phong Tục Tang Ma Của Người Lô Lô Ở Huyện Bảo Lạc – Cao Bằng

Tham khảo thêm ⇒ Mẫu luận văn thạc sĩ hay nhất

50. So Sánh Chương Trình Đào Tạo Chuyên Ngành Quản Lý Văn Hóa Giữa Trường Đại Học Văn Hóa Nghệ Thuật
51. Vốn Xã Hội Và Quá Trình Tìm Việc Làm Của Những Người Giúp Việc Tại Hà Nội
52. So Sánh Xu Hướng Phát Triển Thương Mại Điện Tử Việt Nam Và Trung Quốc
53. Tổ Chức Chính Quyền Và Quan Chế Triều Lê Sơ (Việt Nam) – Nghiên Cứu So Sánh Với Triều Minh
54. Văn Hóa Người Hà Nhì Đen
55. Những Điểm Mới Về Chính Sách Đối Ngoại Của Việt Nam Trong Các Văn Kiện Đại Hội Đảng Cộng Sản
56. Phát Huy Giá Trị Di Sản Văn Hóa Của Người Thái Trong Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Ở Con Cuông
57. Đô Thị Nam Định – Quá Trình Hình Thành, Thực Trạng Và Khuynh Hướng Biến Đổi
58. Đặc Trưng Truyền Thông Trong Công Tác Tuyển Sinh Tại Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
59. Nếp Sống Đô Thị Hà Nội Và Những Biến Đổi Trong Thời Kỳ Đổi Mới
60. Tương Đồng Và Khác Biệt Trong Quan Niệm 12 Con Giáp Giữa Việt Nam Và Trung Quốc
61. Văn Hóa Rừng Ở Tây Bắc Lào Và Tây Bắc Việt Nam
62. Đề tài luận văn Việt Nam Học: Văn Hóa Xứ Đoài (Qua Địa Danh Hai Huyện Thạch Thất Và Ba Vì, Hà Nội)
63. Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Cộng Đồng Người Việt Ở Đà Lạt Từ Đầu Thế Kỷ XX Đến Nay
64. Địa Danh Đường Phố Hà Nội Từ 1888 Đến 2008
65. Nghiên Cứu, Khai Thác Giá Trị Văn Hóa Của Người Dao Ở Tỉnh Phú Thọ Phục Vụ Phát Triển Du Lịch
66. So Sánh Văn Hóa Phùng Nguyên Và Văn Hóa Tam Tinh Đôi (Tứ Xuyên)
67. Làng Nghề Truyền Thống Tại Huyện Thường Tín, Hà Nội Trong Cơ Chế Thị Trường
68. Quan Hệ Liên Bang Nga – Việt Nam Giai Đoạn 1991 – 2016
69. Từ Vay Mượn Trong Tiếng Việt Được Sử Dụng Trên Mạng Internet
70. Tác Động Của Đầu Tư Nước Ngoài Đối Với Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Việt Nam
71. Sáo Trúc Và Sự Hiện Diện Của Nó Trong Văn Học
72. Văn Hóa Giao Tiếp Ở Công Ty Samsung Việt Nam (Trường Hợp Samsung Thái Nguyên)
73. Văn Hóa Ẩn Dật Của Nho Sĩ Việt Nam Qua Thơ Nguyễn Trãi
74. Du Lịch Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Với Sự Phát Triển Của Du Lịch Thái Bình
75. Đề tài luận văn Việt Nam Học: Đạo Đức Kinh Doanh Du Lịch Đối Với Các Cơ Sở Kinh Doanh Dịch Vụ Ăn Uống Tại Phường Vạn Hương
76. Chính Sách Phát Triển Thủy Quân Của Các Chúa Nguyễn Ở Đàng Trong Thế Kỉ XVI- XVIII
77. Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đặc Thù Cho Tp. Hưng Yên
78. Biến Đổi Không Gian Cư Trú Của Người Ê Đê Ở Buôn Ma Thuột Từ Sau 1975 Đến Nay
79. So Sánh Việc Đào Tạo Giáo Viên Tiếng Trung, Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài
80. Vai Trò Của Ngành Dệt May Đối Với Nền Kinh Tế Việt Nam

Đề tài Luận văn Việt Nam Học: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX

Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề .
3. Mục đích yêu cầu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Cấu trúc luận văn.
Chương 1 : SỰ KẾ THỪA TRUYỀN THỐNG CỦA VĂN HỌC NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX .
1.1. Kế thừa lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc .
1.2. Kế thừa giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của văn học thời kì trước .
1.3. Kế thừa văn chương truyền tải đạo lý
1.4. Kế thừa các đặc điểm loại hình của VHTĐ
1.4.1. Kế thừa các thể loại truyện thơ, văn tế từ các giai đoạn văn học trước
1.4.2. Kế thừa tính chất song ngữ của văn học
1.4.3. Kế thừa tính chất ước lệ, tượng trưng, điển tích, điển cố .
Chương 2 : NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ QUAN NIỆM SÁNG TÁC VÀ NỘI DUNG
2.1. Chuyển biến về quan niệm sáng tác .
2.2. Chuyển biến về nội dung
2.2.1. Đề tài thiên về cái cụ thể, cái nhỏ bé, gần gũi
2.2.2. Con người được thể hiện đa dạng, mới mẻ
2.2.3. Những vấn đề thời sự được quan tâm sâu sắc
2.2.4. Tính trào phúng trở thành một khuynh hướng nổi bật
Chương 3: NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ NGHỆ THUẬT .
3.1. Chuyển biến về ngôn ngữ .
3.2. Chuyển biến về thể loại
3.3. Chuyển biến về giọng điệu .
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lí do chọn đề tài Luận văn Việt Nam Học

Xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX đứng trước những sự biến động vô cùng gay gắt về chính trị. Bước chân xâm lược của thực dân Pháp cùng với sự khủng hoảng về ý thức hệ của giai cấp phong kiến đã góp phần tạo nên một diện mạo văn chương với những sự chuyển biến đáng ghi nhận cả về nội dung và nghệ thuật. Văn học nửa cuối thế kỉ XIX là giai đoạn văn học bản lề, có nhiệm vụ tổng kết những chặng đường văn chương trước đó, đồng thời mở ra những hướng cách tân, thay đổi thiết thực cho văn học nước nhà. Sự kế thừa những tinh hoa của văn chương truyền thống cùng với những cố gắng trong việc dân tộc hóa thể thơ Nôm Đường luật là những đóng góp đáng ghi nhận của bộ ba tác giả Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến và Tú Xương.
Nguyễn Đình Chiểu để lại ấn tượng với hình ảnh người nông dân cầm gươm đánh giặc – một tượng đài lịch sử bằng thơ. Nguyễn Khuyến tự cười cợt mình bằng hình ảnh con người tự trào. Và Tú Xương cũng ghi dấu ấn tên tuổi mình bằng những “lời chửi” một xã hội bạc bẽo. Cả ba nhà thơ đều thể hiện sự thay đổi trong tư tưởng ở việc đi sâu khai thác hệ thống hình tượng con người trong thơ; ở hệ thống ngôn ngữ, giọng điệu nghệ thuật mang những đặc trưng làm nên phong cách riêng của mỗi tác giả. Và tất cả những chuyển biến đó đã đóng góp rất nhiều cho nền văn học Việt Nam cuối thế kỉ XIX.
Nghiên cứu sáng tác của ba nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến và Tú Xương trong cái nhìn tổng thể để thấy rõ vị trí của họ vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc. Những yếu tố cách tân nhằm phá vỡ tính qui phạm của văn chương truyền thống đã phần nào thúc đẩy sự chuyển biến từ nền văn học trung đại sang nền văn học hiện đại.
Tìm hiểu đề tài này còn giúp người viết hiểu thêm về con người, về mối quan hệ giữa người và người trong xã hội, hiểu được tình hình xã hội, hiện thực xã hội thời các tác giả sống, bởi thơ văn của các tác giả không những chỉ có giá trị văn học mà còn có giá trị lịch sử. Người viết còn muốn tìm hiểu về các tác giả văn học, đặc biệt là ba nhà nho Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến và Tú Xương để bổ sung kiến thức văn học cho bản thân đồng thời tạo tiền đề, cơ sở để có thể tiếp tục nghiên cứu những vấn đề khác rộng hơn. Đó là tất cả những lí do để người viết chọn đề tài Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX qua ba tác giả Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến và Tú Xương.

2. Lịch sử vấn đề Luận văn Việt Nam Học

Hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp văn học cũng như những nét mới trong sáng tác của ba tác giả Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến và Tú Xương. Tuy nhiên, những công trình này chỉ mang tính riêng rẽ, độc lập chứ chưa có sự đan xen, tổng hợp, xâu chuỗi nét độc đáo, mới lạ trong sáng tác của cả ba nhà thơ – những người đã làm nên thành công cho mảng văn chương thời trung đại.
Đầu tiên, điểm qua một số công trình nghiên cứu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu để thấy được những nét mới trong thơ văn ông. Tác giả Trịnh Thu Tiết trong quyển Nguyễn Đình Chiểu (NXB Giáo dục, 2002), có nhận định “Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu mộc mạc, bình dị, chân chất nhưng giàu sức biểu cảm và dễ chinh phục lòng người…thơ Nguyễn Đình Chiểu là thơ dạy đạo đức, đạo đức làm người, đạo đức công dân” [42, tr.22]. Tác giả cho rằng đó là điểm độc đáo của nghệ thuật thơ Nguyễn Đình Chiểu.
Trong quyển Nguyễn Đình Chiểu về tác gia và tác phẩm (NXB Giáo dục, 2007), các tác giả Hoàng Tuệ, Phạm Hảo và Lê Văn Trường trong bài Tiếng địa phương miền Nam trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu đã nhận xét “Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thật đậm đà tiếng nói Việt Nam…nhân dân miền Nam yêu thích Lục Vân Tiên và những tác phẩm khác của Nguyễn Đình Chiểu, đặc biệt là các bài thơ, văn điếu Trương Định, Phan Thanh Giản, Phan Tòng…các bài Văn tế nghĩa dân chết trận Cần Giuộc,…thì sự yêu thích đó không phải chỉ do phương ngữ tạo ra; song phương ngữ vẫn có vai trò rất quan trọng. Phương ngữ miền Nam chính là một yếu tố trong giá trị hiện thực của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu” [46, tr.645]. Tác giả đã liệt kê theo hệ thống từ vựng, từ xưng hô và cả từ láy để làm rõ sự xuất hiện và tác dụng của phương ngữ trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
Cũng trong quyển này, tác giả Chu Văn Sơn có bài Mấy nhận xét về thơ luật đường của Nguyễn Đình Chiểu. Tác giả nhận định “Đề tài ngâm vịnh hầu như vắng bóng trong thơ luật Đường của Nguyễn Đình Chiểu. “Mây, gió trăng, hoa, tuyết, núi, sông” không được ông nói đến. Cái đẹp ông đề cao là vẻ đẹp của tinh thần con người, là “Lưỡi gươm địch khái nắm trong tay”. Đó là nét rất khác biệt giữa thơ Nguyễn Đình Chiểu và thơ của các thi sĩ cổ điển khác” [46, tr.639]. Nguyễn Đình Chiểu đã mang đến những nét mới cho nội dung thơ luật Đường. Còn về nghệ thuật ông cũng có những cách tân đáng chú ý “Có thể kể thêm một nét khác biệt nữa trong phong cách thơ luật Đường Nguyễn Đình Chiểu: đó là cách sử dụng từ láy. Vai trò của loại từ này trong việc miêu tả cảnh vật thiên nhiên và con người là rất to lớn và năng động…;có tác dụng trực tiếp đối với việc vẽ nên bức tranh phong cảnh hoặc chân dung” [46, tr.644]. Nhìn chung, tác giả đã góp phần khẳng định những nét mới của Nguyễn Đình Chiểu qua thể thơ luật Đường. Cùng xuất hiện trong quyển sách này, Nguyễn Lộc trong bài Những cống hiến đặc sắc của Nguyễn Đình Chiểu trong lịch sử văn học dân tộc có nhận xét “Đóng góp đặc sắc của Nguyễn Đình Chiểu trong thơ văn yêu nước chống Pháp của ông là lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc, nhà thơ đã đưa được hình ảnh những nguời nông dân yêu nước chống Pháp vào văn học với tính cách như những người anh hùng dân tộc…phải nói chỉ có đến Nguyễn Đình Chiểu thì hình ảnh người nông dân mới chính thức bước vào văn học” [46, tr.323]. Với hình ảnh người nông dân và sau này là người lãnh tụ nghĩa binh, hình tượng con người trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đã có những chuyển biến đáng kể. Nguyễn Khuyến cũng là một trong những nhà thơ có nhiều đóng góp cho sự đổi mới văn học nửa cuối thế kỉ XIX. Trong quyển Về con người cá nhân trong văn học cổ (NXB ĐHQG Hà Nội, 1997), Trần Đình Sử nhận xét về con người cá nhân trong thơ văn Nguyễn Khuyến là con người“Ý thức về sự bất lực, sự vô nghĩa của cá nhân trong thời cuộc cũng là ý thức về cá nhân. Ý thức cá nhân của Nguyễn Khuyến góp phần đánh dấu sự chấm dứt vai trò của mô hình nhân cách truyền thống” [36, tr.188].
Điểm qua những công trình nghiên cứu về các sáng tác của ba nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến và Tú Xương, có thể nhận thấy là các nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm, sự đánh giá của mình trước những sự chuyển biến đáng ghi nhận của ba nhà thơ. Nhưng mỗi công trình chỉ đề cập đến một phần hoặc một lĩnh vực có liên quan đến sự phá cách trong sáng tác của họ. Nhìn chung, vẫn chưa có sự khái quát mang tính hệ thống. Mặc dù vậy, những công trình ấy vẫn là nguồn tài liệu quý báu giúp chúng tôi có cơ sở vững chắc để triển khai đề tài một cách sâu rộng hơn.

3. Mục đích yêu cầu Luận văn Việt Nam Học

Văn chương tự thân nó luôn ẩn chứa những vấn đề phức tạp, đa chiều, đa nghĩa và đầy cuốn hút, có thể nói văn chương luôn chứa đựng những bí ẩn và mới lạ đối với tất cả những ai thích tìm hiểu, khám phá và càng tìm hiểu càng cuốn hút, càng tìm hiểu càng thấy thú vị, độc đáo. Đối với ba tác giả lớn của văn chương trung đại chắc hẳn sẽ có nhiều điều đáng quan tâm, soi rọi để thấy được cái hay, cái đẹp, những giá trị độc đáo và chúng tôi không nằm ngoài mục đích ấy. Chúng tôi đã tập hợp, tham khảo rất nhiều công trình nghiên cứu. Sau đó, xây dựng thành một đề cương hoàn chỉnh có tính hệ thống. Trên cơ sở đề cương đã xây dựng chúng tôi đi vào tìm hiểu sự kế thừa truyền thống của văn học nửa cuối thế kỉ XIX. Từ đó làm tiền đề để chúng tôi nghiên cứu sự chuyển biến cả về nội dung và nghệ thuật trong các sáng tác của ba tác giả Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến và Tú Xương.
Nghiên cứu đề tài này giúp người viết có thể nhìn nhận, tiếp thu những tiền đề lý luận và những nghiên cứu về vấn đề chuyển biến trong văn học. Bên cạnh đó, cũng giúp nguời nghiên cứu có cái nhìn liên thông, bao quát về quá trình kế thừa và phát triển trong lịch sử văn học Việt Nam qua ba tác giả Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến và Tú Xương. Từ đó, có cái nhìn tổng quan về vị trí của các nhà thơ đối với nền thơ ca Việt Nam; đồng thời, khẳng định tài năng của ba tác giả trong việc đóng góp những nét mới về phương diện nội dung cũng như nghệ thuật như đề tài, chủ đề, thể loại…

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là sự chuyển biến về nội dung và nghệ thuật trong thơ ca của ba tác giả Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến và Tú Xương. Phạm vi nghiên cứu là văn bản tác phẩm của ba tác giả, những công trình bài viết phân tích, bình luận về các tác phẩm cũng như ba tác giả. Ngoài ra người viết còn tham khảo các tài liệu khác có liên quan đến vấn đề qua các sách lí luận như Lí luận văn học (Phương Lựu chủ biên), Việt Nam thi văn hợp tuyển (Duơng Quảng Hàm)…Và có tham khảo các từ điển như Từ điển Thuật ngữ văn học, Từ điển Tiếng Việt…Cũng như các bài phê bình, bình luận về các tác giả khác có liên quan như Nguyễn Công Trứ, Tản Đà, Hồ Xuân Hương…để phục vụ cho việc nghiên cứu đạt hiệu quả.

5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Luận văn Việt Nam Học

Trước hết, người viết tập hợp các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến và Tú Xương để khảo sát, tìm hiểu trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Sau đó, phân loại theo đặc trưng, yêu cầu, phân loại cho phù hợp với đề tài nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này, người viết cũng tiến hành tập hợp, khảo sát các tư liệu tham khảo có liên quan đến ba tác giả, đến vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu; đồng thời cũng tham khảo các tài liệu của các tác giả khác có liên quan đến vấn đề đổi mới văn học cuối thế kỉ XIX; tra cứu từ điển, các sách lí luận, triết học…có liên quan đến đề tài; trích dẫn các ý kiến của các nhà nghiên cứu trước đó làm dẫn chứng cho vấn đề nghiên cứu. Phương pháp chủ yếu đối với đề tài này là phân tích kết hợp với chứng minh và so sánh đối chiếu để làm nổi bật sự đổi mới của ba tác giả Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến và Tú Xương. Để phục vụ cho việc giải quyết hiệu quả đề tài, người viết cũng sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp. 6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn dự kiến có ba chương:
Chương I: Sự kế thừa truyền thống của văn học nửa cuối thế kỉ XIX Ở chương này, người viết đi vào tìm hiểu sự kế thừa những giá trị văn học của các thời kì trước được biểu hiện trong văn chương nửa cuối thế kỉ XIX ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
Chương II: Những chuyển biến về quan niệm sáng tác và nội dung Người viết đã tiếp tục nghiên cứu những chuyển biến trong quan niệm sáng tác cũng như trong những yếu tố về nội dung như đề tài, con người, các vấn đề thời sự trong xã hội buổi giao thời…để làm rõ hơn sự kế thừa có tính chất phát triển của các tác giả giai đoạn văn học nửa cuối thế kỉ XIX.
Chương III: Những đổi mới về nghệ thuật Bước chuyển biến về nghệ thuật cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công cho văn học nửa cuối thế kỉ XIX. Người viết, bằng những kiến thức còn hạn hẹp đã cố gắng nghiên cứu những chuyển biến đáng ghi nhận của các tác giả Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến và Tú Xương về ngôn ngữ, thể loại và giọng điệu. Từ đó thấy được sự chuyển biến toàn diện mang lại nhiều đóng góp cho nền văn học trung đại Việt Nam.

Đề tài Luận văn Việt Nam Học: Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986 – 2014

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
3. Cơ sở lí thuyết và phương pháp nghiên cứu.
3.1. Cơ sở lí thuyết.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
4. Đóng góp của luận án.
5. Kết cấu luận án
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu lí thuyết phê bình sinh thái
1.1.1. Nghiên cứu lí thuyết phê bình sinh thái trên thế giới
1.1.2. Nghiên cứu lí thuyết phê bình sinh thái ở Việt Nam
1.2. Nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 nhìn từ lí thuyết phê bình sinh thái
1.2.1. Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 – quá trình đổi mới và tiến dần đến văn học sinh thái
1.2.2. Phê bình sinh thái – một lối tiếp cận mới vào tiểu thuyết Việt Nam sau 1986
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và hướng triển khai đề tài.
1.3.1. Về tình hình nghiên cứu.
1.3.2. Hướng triển khai đề tài.
CHƯƠNG 2. MỘT CÁI NHÌN HẬU/ GIẢI CẤU TRÚC VỀ PHÊ BÌNH SINH THÁI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2014
2.1. Phê bình sinh thái và đặc tính hậu/ giải cấu trúc
2.1.1. Về khái niệm và cội nguồn của phê bình sinh thái
2.1.2. Đặc tính hậu/ giải cấu trúc của phê bình sinh thái
2.2. Những phương diện hậu/ giải cấu trúc của phê bình sinh thái trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986
2.2.1. Phi trung tâm – dạng thức tồn tại của văn hóa hậu hiện đại
2.2.2. Cái chết của chủ thể – tính liên chủ thể
CHƯƠNG 3. ĐỊNH GIÁ CHUẨN TẮC ĐẠO ĐỨC SINH THÁI TỪ HỆTHỐNG NHÂN VẬT
3.1. Kiểu nhân vật xâm phạm tự nhiên – khát vọng bành trướng.
3.1.1. Tư tưởng nhân loại trung tâm và sai lạc hành vi.
3.1.2. Sự mơ hồ sinh thái – những ngộ nhận trong quy luật sinh tồn
3.2. Kiểu nhân vật nạn nhân sinh thái – hậu quả của văn minh
3.2.1. Nông dân, người nghèo và dấu ấn của sinh thái giai cấp.
3.2.2. Thị dân, trí thức và làn sóng sinh thái đô thị.
3.2.3. Nữ giới và những thấu chạm sinh thái nữ quyền
3.3. Kiểu nhân vật thức tỉnh – ý niệm về sự hợp nhất
3.3.1. Sám hối, trăn trở – niềm kính sợ sinh mệnh
3.3.2. Bảo vệ tự nhiên – nỗ lực tái thiết Trái đất.
3.3.3. Hướng đến lối sống điền viên – cuộc hành hương về với tự nhiên
CHƯƠNG 4. PHỤC HƯNG TINH THẦN SINH THÁI TỪ QUYỀN LỰC VĂN HÓA
4.1. Quyền lực của diễn ngôn – những khai mở nhãn quan văn minh đương đại
4.1.1. Định hình diễn ngôn lãng mạn tự nhiên trong tầm nhận thức mới
4.1.2. Kiến tạo diễn ngôn sinh thái hiện đại – tưởng tượng khác về môi trường.
4.2.1. Sự biện chứng giữa văn chương và thực tế.
4.2.2. Những huyền tích, tập tục như cách thức điều chỉnh tư duy về Trái đất
C. KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC

1. Lí do chọn đề tài Luận văn Việt Nam Học

Bước sang thế kỉ XXI, khi khoa học kĩ thuật – công nghệ và văn minh nhân loại đã đạt những thành tựu vượt bậc, và khi con người trở thành “bá chủ” trong hành tinh Trái đất, thì cũng chính là lúc nhân loại phải đối mặt với một vấn nạn bức thiết: Sự hủy hoại môi trường sinh thái ngày càng tàn khốc. Cái giá mà nhân loại phải trả cho những phương tiện máy móc tân tiến, thiết bị điện tử thông minh, từng tòa cao ốc chọc trời, các nhà máy có quy mô đồ sộ… là sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường sống, cạn kiệt nguồn nước, thiên tai khó lường, rừng biến mất, dịch bệnh tràn lan… Đó là những hệ lụy đau lòng, khiến con người phải nhìn nhận lại hành động và trách nhiệm của chính mình đối với hệ sinh thái trong bối cảnh hiện nay. Khi Trái đất đang bị đe dọa nghiêm trọng, không thể nói rằng văn học hoàn toàn vô cảm trong sự phá hủy ấy. Ra đời từ những năm 70 của thế kỉ XX, phê bình sinh thái là kết quả của chuỗi “phản ứng muộn màng” (so với các ngành khoa học xã hội – nhân văn khác) đối với nguy cơ sinh thái. Mãi đến những năm 90, phê bình sinh thái mới thực sự phát triển sâu rộng, sôi nổi khi các hoạt động văn học gắn kết với môi trường liên tục diễn ra: Hội thảo “Phê bình sinh thái: làm xanh lại nghiên cứu văn học” (1991), thành lập “Hội nghiên cứu văn học và môi trường” (1992), xuất bản công trình Nghiên cứu liên ngành về văn học và môi trường (1993), ấn phẩm kỉ niệm hai mươi năm thành lập Hội nghiên cứu Văn học và Môi trường – Sổ tay Oxford Phê bình sinh thái (2013)… Những hoạt động trên đã khiến phê bình sinh thái trở thành một phong trào có tiếng vang trong giới học thuật.
Giáo sư Laurence Buell nhận định: “Văn học sinh thái là văn học viết về nguy cơ của thế giới”. Ở Việt Nam, có thể thấy rõ dấu ấn của văn chương sinh thái qua những tiểu thuyết tiêu biểu như: Trăm năm còn lại (Trần Duy Phiên), Thập giá giữa rừng sâu (Nguyễn Khắc Phê), Chó Bi, đời lưu lạc (Ma Văn Kháng), Họ vẫn chưa về (Nguyễn Thế Hùng), Sông (Nguyễn Ngọc Tư), Gần như là sống, Ruồi là ruồi (Đỗ Phấn), Săn cá thần (Đặng Thiều Quang), Dòng sông chết (Thiên Sơn), Nhắm mắt nhìn trời (Nguyễn Xuân Thủy), Thân xác (A Sáng), Thiên đường ảo vọng (Nguyễn Trí), Chúa đất (Đỗ Bích Thúy), Vết thương hoa hồng (Nguyễn Văn Học), Con chim joong bay từ A đến Z (Đỗ Tiến Thụy)… Với số lượng tác phẩm đáng kể, các nhà văn Việt Nam đã thể hiện được sự nhạy bén của mình trong việc tri nhận những vấn đề thời sự mang tính nhân loại.
Hướng đến môi trường, phải chăng văn học đang hướng đến sự sống còn của toàn nhân loại? Đó cũng chính là sứ mệnh của văn học sinh thái. Vì lẽ đó, chúng tôi lựa chọn đề tài: Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986 – 2014 từ góc nhìn phê bình sinh thái. Hướng nghiên cứu này sẽ góp phần khỏa lấp mảng trống của phê bình sinh thái trong văn học Việt Nam; đồng thời thúc đẩy các nhà văn chú ý nhiều hơn đến đề tài môi trường và mối quan hệ giữa văn học với môi trường, trách nhiệm của nhà văn với giới tự nhiên và sự an nguy, tồn vong của dân tộc, nhân loại; thể hiện sự gắn kết giữa khoa học với thực tiễn, đưa văn học Việt Nam hội nhập và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài Luận văn Việt Nam Học

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn sau 1986. Đặc biệt luận án khảo sát những tiểu thuyết của một số tác giả mà cảm thức sinh thái hiện lên khá rõ nét, tiêu biểu như: Đỗ Phấn (Gần như là sống; Ruồi là ruồi, Rụng xuống ngày hư ảo), Nguyễn Khắc Phê (Thập giá giữa rừng sâu); Trần Duy Phiên (Trăm năm còn lại); Nguyễn Ngọc Tư (Sông); Đỗ Bích Thúy (Bóng của cây sồi, Chúa đất), Ma Văn Kháng (Chó Bi, đời lưu lạc), Nguyễn Thế Hùng (Họ vẫn chưa về), Đặng Thiều Quang (Săn cá thần), Bùi Ngọc Tấn (Biển và chim bói cá), Nguyễn Xuân Thủy (Nhắm mắt nhìn trời), A Sáng (Thân xác), Đỗ Tiến Thụy (Con chim joong bay từ A đến Z)… Danh mục cụ thể các tác phẩm khảo sát trong luận án chúng tôi sẽ đưa vào phần Phụ lục 1.

2.2. Phạm vi nghiên cứu
Dù luận án có tên: Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986 – 2014 từ góc nhìn phê bình sinh thái, nhưng mốc giai đoạn 1986 – 2014 chỉ mang tính chất đánh dấu bước khởi đầu một thời kì văn học sau Đổi mới cho đến năm 2014 – là thời điểm chúng tôi tiếp nhận đề tài nghiên cứu. Về cơ bản, những vấn đề sinh thái trong tiểu thuyết Việt Nam thể hiện rõ nét vào những năm đầu thế kỉ XXI cho đến tận bây giờ. Vì thế, chúng tôi cũng khảo sát thêm cả những tiểu thuyết sau năm 2014 (cụ thể là 2015, 2016, 2017).
Luận án tập trung nghiên cứu những yếu tố thể hiện dấu ấn sinh thái trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn sau 1986 đến nay trên các phương diện cơ bản sau: hệ sinh thái, hình tượng con người và các hình thức nghệ thuật thể hiện góc nhìn sinh thái.

3. Cơ sở lí thuyết và phương pháp nghiên cứu đề tài Luận văn Việt Nam Học

3.1. Cơ sở lí thuyết
Để nghiên cứu đề tài Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986 – 2014 từ góc nhìn phê bình sinh thái, chúng tôi hệ thống hóa lí thuyết phê bình sinh thái trong văn học đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước công bố trên các chuyên luận, các tạp chí có uy tín. Bên cạnh đó, chúng tôi xem xét những sáng tác thuộc thể loại tiểu thuyết giai đoạn Đổi mới đến nay nằm trong sự vận động, giao lưu giữa văn học đương đại với các nền văn học khác trên thế giới. Đặc biệt, chúng tôi chú ý dấu ấn và ảnh hưởng của lí thuyết phê bình sinh thái trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn này, những yếu tố đậm nhạt thể hiện góc nhìn sinh thái ở những tác giả, tác phẩm cụ thể, riêng lẻ. Từ đó, chúng tôi tổng hợp, đánh giá khách quan những vấn đề chung liên quan đến lí thuyết phê bình sinh thái trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Đồng thời, trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi chú trọng đến những đặc điểm nổi bật nhất của một số cây bút tiểu thuyết đương đại trong sự giao thoa với những đặc trưng cơ bản của văn học hậu hiện đại.

3.2. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp cấu trúc – hệ thống: Đây là phương pháp giúp chúng tôi định hình, đặt các yếu tố tương quan, có những dấu hiệu lặp lại và đồng đẳng với nhau trong một chỉnh thể thống nhất, nhằm minh giải cho các phương diện của luận án. Cụ thể, chúng tôi sẽ luận giải khuynh hướng phát triển của tiểu thuyết Việt Nam từ sau Đổi mới trong sự liên hệ đa chiều với các đặc trưng của phê bình sinh thái. Đồng thời, khi phân tích tác phẩm và những biểu hiện của thi pháp sinh thái, người viết không xem xét vấn đề theo hướng cô lập mà đặt trong hệ thống để xác định các sắc độ tiếp biến nghệ thuật sinh thái ở mỗi nhà văn.
– Phương pháp liên ngành: Mối quan hệ giữa phê bình sinh thái và văn học là lĩnh vực thể hiện mối liên hệ mật thiết giữa văn hóa, tự nhiên, sinh học, dân tộc học, chính trị… Vì thế, khi nghiên cứu một hiện tượng văn học từ góc nhìn phê bình sinh thái, các nhà nghiên cứu thường sử dụng phương pháp liên ngành để phân tích tác phẩm văn chương, từ đó rút ra những cảnh báo về môi trường.
– Phương pháp so sánh: Bằng cách đối chiếu với văn học nhiều nước khác, người nghiên cứu có thể khẳng định vai trò quan trọng của lí thuyết phê bình sinh thái trong việc thay đổi nhận thức, thái độ của nhà văn, độc giả, cũng như cộng đồng trên thế giới về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong thế bình đẳng, tương trợ, giao hòa. Phương pháp này còn giúp tiến hành nghiên cứu văn chương được toàn diện hơn khi liên hệ với các lĩnh vực khác liên quan đến bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái đất, như sinh học, địa lí, vật lí…

4. Đóng góp của đề tài Luận văn Việt Nam Học
Thứ nhất, từ sau năm 1986 đến nay, văn học Việt Nam đã hòa mình trong xu thế toàn cầu hóa, không ngừng giao lưu, tiếp nhận những lí thuyết phê bình mới mẻ, nhân văn và ứng dụng tinh chọn, hiệu quả như: thi pháp học, tự sự học, phân tâm học, hậu hiện đại, hậu thực dân, nữ quyền luận… Tuy nhiên, phê bình sinh thái vẫn còn là mảng đề tài, sáng tác, phê bình ít được các nhà nghiên cứu quan tâm. Cho nên, triển khai đề tài “Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986 – 2014 từ góc nhìn phê bình sinh thái” sẽ đưa ra những minh chứng về mối liên hệ mật thiết giữa văn học với môi trường sinh thái, và vai trò quan trọng của văn chương đối với sự thức tỉnh của con người trong việc tàn phá, xâm lấn môi sinh.
Thứ hai, vận dụng lí thuyết phê bình sinh thái, chúng tôi minh giải những đặc trưng tiêu biểu của tiểu thuyết Việt Nam từ sau Đổi mới đến nay qua những vấn đề căn bản:
– Tiểu thuyết Việt Nam đang bước vào quỹ đạo mới của kỉ nguyên hậu hiện đại qua những phân nhánh như phê bình sinh thái. Điều này thể hiện rõ ở tính chất giải cấu trúc phê bình sinh thái trong tiểu thuyết.
– Quá trình tái thiết quan niệm mới về tự nhiên thông qua sự lật đổ quan niệm “nhân loại trung tâm”. Trên cơ sở này, xác lập hệ chuẩn tắc đạo đức sinh thái của con người.
– Gợi mở vấn đề sinh thái tinh thần như một hành trình phục hưng lại giá trị cao đẹp của văn hóa nhân loại trong tâm thức và lối hành xử với tự nhiên.
– Khẳng định văn học cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự sinh tồn và phát triển của nhân loại.

5. Kết cấu đề tài Luận văn Việt Nam Học
Luận án gồm những phần chính: mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Trong đó, phần nội dung là trọng tâm, được triển khai thành 4 chương: – Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
– Chương 2: Một cái nhìn hậu/ giải cấu trúc về phê bình sinh thái trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986 – 2014
– Chương 3: Định giá chuẩn tắc đạo đức sinh thái từ hệ thống nhân vật
– Chương 4: Phục hưng tinh thần sinh thái từ quyền lực văn hóa

Đề tài Luận văn Việt Nam Học: Phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1986-2016

1. Lý do chọn đề tài Luận văn Việt Nam Học

Ba mươi năm (1986 – 2016) là chặng đường đổi mới và phát triển mạnh mẽ của nền văn học dân tộc, trong đó có lý luận – phê bình văn học. Đây là giai đoạn có vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình vận động và phát triển của nền phê bình văn học dân tộc. Đây cũng là giai đoạn đánh dấu một bước chuyển biến về chất trong sự đổi mới hệ hình tư duy lý luận của những người viết phê bình, mà biểu hiện rõ nhất là việc mở rộng dân chủ trong phê bình văn học được thể hiện qua những cuộc tranh luận mang tính học thuật sâu sắc mà trước kia chưa từng có trong đời sống văn học nước nhà. Với một thời gian không dài, chỉ 30 năm trên hành trình đổi mới nhưng phê bình học Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể hướng tới việc xây dựng một nền lý luận – phê bình văn học mang tính dân tộc, tính hiện đại, tính khoa học và tính nhân văn sâu sắc. Song, không phải không còn những giới hạn cần được quan tâm luận giải để tìm ra hướng đi đúng đắn phù hợp với qui luật khách quan, khoa học, hòa nhập được với những giá trị chung của lý luận phê bình văn học thế giới, tạo động lực cho cả người sáng tạo và người tiếp nhận. Và đây chính là những vấn đề trọng yếu đặt ra cho việc nghiên cứu đề tài.
Song hành với quá trình đổi mới của đất nước, nền phê bình văn học Việt Nam đang đứng trước những vận hội mới, nhưng cũng có những thử thách, những khó khăn cần phải vượt qua trong quá trình hội nhập. Vì vậy, việc cần có một công trình khoa học nghiên cứu toàn diện và hệ thống để luận giải một cách khách quan trên tinh thần học thuật những nguyên nhân cơ bản tác động đến sự đổi mới phê bình văn học Việt Nam từ 1986 đến 2016, từ đó có cái nhìn khái quát về diện mạo phê bình văn học, khẳng định quá trình đổi mới của phê bình văn học Việt Nam giai đoạn này là tất yếu khách quan phù hợp với xu thế lịch sử, văn hóa, xã hội và sự vận động nội tại của tiến trình văn học dân tộc là những yêu cầu quan thiết đặt ra cho việc nghiên cứu đề tài trước những yêu cầu cấp bách đặt ra từ thực tiễn đời sống phê bình văn học hiện nay. Khẳng định thành tựu nổi bật của phê bình văn học thời kỳ đổi mới trong việc mở rộng giao lưu, tiếp thu, vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn lý thuyết phê bình của văn học nước ngoài, đặc biệt là lý thuyết văn học phương Tây hiện đại để tạo nên một sinh thể phê bình văn học đa dạng, phong phú, khắc phục được căn bệnh “đồng phục”, “xơ cứng”, “nghèo nàn” trong phê bình văn học dân tộc trước thời kỳ đổi mới để từ đó làm rõ sự khởi sắc trong diện mạo phê bình văn học nước nhà đồng thời cũng chỉ ra những giới hạn của nó trong tiến trình đổi mới. Đó cũng là những vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn mà đề tài quan tâm luận giải.
Nghiên cứu phê bình văn học dân tộc qua chặng đường 30 năm đổi mới, đề tài đặc biệt tập trung phân loại các khuynh hướng phê bình văn học trên cơ sở các hệ hình tư duy triết mỹ mà nó chịu ảnh hưởng về mặt lý thuyết để giải mã các hiện tượng văn học, từ đó đúc kết những bài học kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp khoa học góp phần khắc phục những gì còn hạn chế của đời sống phê bình văn học hiện nay. Giải quyết những yêu cầu trên một cách nghiêm túc, đề tài là một công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết góp phần hình thành một nền phê bình văn học phát triển bền vững đáp ứng nhu cầu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa của thời kỳ hội nhập và phát triển.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu đề tài Luận văn Việt Nam Học

Có thể nói, trong đời sống văn học, ở mỗi thời kỳ, bên cạnh lĩnh vực sáng tác thì phê bình văn học cũng là một vấn đề được xã hội quan tâm bởi nó luôn song hành cùng sáng tác và luôn tạo nên tính thời sự cho đời sống văn học. Phê bình văn học giai đoạn 1986 – 2016, vì thế cũng là một trong những vấn đề được các nhà nghiên cứu văn học quan tâm. Song sự quan tâm ấy cũng chỉ dừng lại ở những bài viết riêng lẻ, cụ thể, chưa có những công trình nghiên cứu mang tính hệ thống về tình hình phê bình văn học có tính chất tổng kết về giai đoạn này. Vì vậy đây là một khoảng trống cần được bù đắp trong đời sống văn học hiện nay.

Khảo sát thực trạng tình hình lý luận phê bình văn học của nước ta trong những năm đổi mới, ở lĩnh vực phê bình văn học có một số vấn đề đáng lưu ý sau:
Thứ nhất, những cuộc tranh luận về lý luận phê bình văn học như tranh luận xung quanh vấn đề mối quan hệ giữa văn học và chính trị, văn học và vấn đề phản ánh hiện thực, phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa…
Thứ hai, vấn đề nhìn nhận lại môt số hiện tượng văn học như trường hợp Phạm Quỳnh, văn xuôi Tự lực văn đoàn, phong trào Thơ Mới, các nhà văn của nhóm Nhân văn giai phẩm, một số vấn đề về văn học ở đô thị miền Nam 1954-1975…
Thứ ba, tranh luận về một số hiện tượng văn học đương đại như: Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh, Tạ Duy Anh với Bước qua lời nguyền, Nguyễn Huy Thiệp với Tướng về hưu, Phẩm tiết… Nguyễn Ngọc Tư với Cánh đồng bất tận, Doãn Dũng với Bóng anh hùng…
Tóm lại, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về phê bình văn học thời kỳ đổi mới theo từng giai đoạn ở các cấp độ khác nhau nhưng cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống, toàn diện về Phê bình văn học Việt Nam 30 năm đổi mới (từ 1986 đến 2016). Tiếp nối thành tựu nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi chọn đề tài Phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1986 – 2016 làm đề tài nghiên cứu cấp Bộ với hy vọng đây sẽ là công trình mang tính tổng kết về những thành tựu và hạn chế của phê bình văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới.

3. Mục tiêu đề tài Luận văn Việt Nam Học

Thực hiện đề tài: Phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1986 – 2016, chúng tôi hướng đến một số mục tiêu cơ bản sau đây:
– Khẳng định những thành tựu của phê bình văn học 30 năm đổi mới trên một số phương diện cả về mặt lý luận và thực tiễn của đời sống văn học. Đặc biệt là việc tiếp thu sáng tạo lý thuyết văn học hiện đại phương Tây để luận giải các hiên tượng văn học, từ đó làm thay đổi hệ hình tư duy lý luận – phê bình văn học đưa nền lý luận – phê bình văn học hòa nhập với đời sống lý luận – phê bình văn học hiện đại của thế giới.
– Chỉ ra những giới hạn của phê bình văn học giai đoạn này và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng phê bình văn học ở Việt Nam nhằm hướng đến xây dựng một nền lý luận – phê bình dân tộc và hiện đại, khoa học và nhân văn trên tinh thần tôn trọng những giá trị mang tính học thuật đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển của đất nước trong xu thế toàn cầu hóa văn hóa.
– Trên cơ sở những luận giải trên, đề tài khái quát diện mạo phê bình văn học giai đoạn 1986 – 2016 dưới sự tác động của những quy luật phát triển văn học, chỉ ra những đặc điểm của phê bình văn học giai đoạn này so với phê bình văn học của giai đoạn trước thời kỳ đổi mới. Từ đó, đề tài khẳng định việc bổ sung những phương pháp phê bình mới tiệm cận với những trào lưu phê bình hiện đại của thế giới đã hình thành ở nước ta một hệ hình tư duy mới về phê bình văn học. Từ đó tạo sinh khí mới cho đời sống phê bình văn học dân tộc ở thời kỳ đổi mới và hội nhập với văn hóa thế giới.
– Đề tài hướng đến xây dựng một chuyên luận để làm tài liệu phục vụ cho việc đào tạo sinh viên, học viên sau đại học cũng như phục vụ cho việc nghiên cứu của những ai quan tâm đến đời sống lý luận phê bình văn học nước nhà.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài Luận văn Việt Nam Học

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về diện mạo phê bình văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 – 2016) trên các bình diện tư duy phê bình, phương pháp phê bình, nội dung phê bình qua việc khảo sát các trào lưu, các khuynh hướng phê bình văn học trong 30 năm đổi mới.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung khảo sát:
– Những công trình nghiên cứu về phê bình văn học cả trên bình diện lý thuyết và ứng dụng như: thi pháp học, phân tâm học, văn hóa học, tự sự học, ký hiệu học, cấu trúc luận, chủ nghĩa hiện sinh… được công bố trong thời gian 1986 – 2016.
– Những công trình phê bình văn học được công bố trong 30 năm đổi mới (1986 -2016) trong đó chú trọng đến những công trình ứng dụng thành công các lý thuyết văn học hiện đại phương Tây mang lại hiệu ứng tích cực đối với sự tiếp nhận của người đọc và đời sống văn học.

5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Luận văn Việt Nam Học

Đây là đề tài mang tính lý thuyết có tính khái quát cao, vì vậy để giải quyết những yêu cầu khoa học đặt ra, cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu chủ yếu là khảo sát văn bản tài liệu. Dựa trên kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học để phát triển, mở rộng, đào sâu vấn đề, luận giải và làm sáng tỏ những thành tựu và giới hạn của phê bình văn học Việt Nam trong 30 năm đổi mới (1986 – 2016). Muốn đạt được mục tiêu đó cần có sự hiểu biết sâu sắc về lý luận văn học và đặc biệt là lý luận văn học ở Việt Nam thời kỳ đổi mới.
Trên cơ sở của phương pháp luận Mác xít, đối tượng nghiên cứu và mục tiêu hướng đến của đề tài, đề tài vận dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
– Phương pháp hệ thống: Sử dụng phương pháp này nhẳm xác lập hệ thống giá trị của các vấn đề phê bình văn học thời kỳ đổi mới đặt trong hệ thống các giá trị của phê bình văn học dân tộc. Từ đó, thấy rõ sự vận động và phát triển của phê bình văn học thời kỳ đổi mới (1986 -2016) không nằm ngoài quy luật phát triển của tiến trình văn học dân tộc nói chung và lý luận phê bình văn học nói riêng.
– Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Phê bình văn học là một hoạt động khoa học nghiên cứu liên quan tới nhiều lĩnh vực khoa học như triết học, mỹ học, văn hóa học, ngôn ngữ học… Vì vậy, sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành trong đề tài này chúng tôi hướng đến mối quan hệ liên ngành giữa văn học với các lĩnh vực khoa học nói trên nhằm xây dựng cơ sở khoa học để luận giải một cách khách quan, chính xác các vấn đề phê bình được đề cập đến trong các công trình mà chúng tôi khảo sát.
– Phương pháp xã hội học: Được sử dụng trong quá trình điều tra xã hội học lấy ý kiến của người tiếp nhận đối với các công trình phê bình, các cuộc tranh luận trên những diễn đàn văn học đối với một số sự kiện văn học được dư luận quan tâm cũng như các hiện tượng văn học được nhìn nhận lại trong thời kỳ đổi mới.
Bên cạnh những phương pháp cơ bản trên, công trình cũng sử dụng một số phương pháp khác như thực chứng – lịch sử, phương pháp so sánh đối chiếu để làm rõ hơn đặc điểm của phê bình văn học giai đoạn này và các thao tác bổ trợ như phân tích, tổng hợp, thống kê… trong quá trình nghiên cứu đề tài.

6. Đóng góp của đề tài Luận văn Việt Nam Học

6.1. Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Đề tài nghiên cứu thành công sẽ mang lại những kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn, có những đóng góp hiệu quả để phát triển nền tảng tri thức khoa học của ngành Văn học.
Từ kết quả nghiên cứu nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ xuất bản 01 chuyên khảo về phê bình văn học. Chuyên khảo thiết thực phục vụ sự nghiệp đào tạo chuyên ngành Văn học trong các trường đại học, cao đẳng, giúp cho người dạy / học và nghiên cứu đổi mới tư duy, mở rộng tầm nhìn, nâng cao chất lượng dạy – học môn văn học, từng bước khắc phục giới hạn của chương trình dạy – học văn học vốn đang còn rất nhiều bất cập trong nhà trường hiện nay.
+ Công bố những bài báo, báo cáo khoa học có hàm lượng khoa học cao, gợi mở những hướng nghiên cứu mới cho sinh viên, học viên và những ai quan tâm nghiên cứu, phê bình văn học nghệ thuật.
+ Đề tài góp phần nâng cao chất lượng dạy học về nghiên cứu lý luận – phê bình văn học trong trường Đại học ở Việt Nam, là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển ngành Văn học, nhằm hướng tới mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu và giảng dạy Văn học có chất lượng tốt phù hợp với yêu cầu đổi mới tư duy và phương pháp giảng dạy hiện đại trong xu thế hội nhập và phát triển
6.2. Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan
+ Trong bối cảnh phê bình văn học nói riêng và phê bình văn học nghệ thuật nói chung đang đứng trước nhiều khó khăn hiện nay, đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đối với những người quan tâm đến vấn đề phê bình văn học nghệ thuật ở Việt Nam đặc biệt là trong 30 năm đổi mới (1986 -2016). Từ đó, có cái nhìn khoa học, khách quan và công bằng hơn trong việc tiếp nhận và đánh giá các hiện tượng văn học nghệ thuật trên tinh thần tiếp thu các khuynh hướng lý luận phê bình hiện đại của phương Tây.
6.3. Đối với phát triển kinh tế-xã hội
Sản phẩm của đề tài góp phần nâng cao dân trí, đóng góp một tiếng nói khẳng định những thành tựu quan trọng của phê bình văn học ở Việt Nam sau 30 năm phát triển (1986 – 2016) làm tiền đề quan trọng để phát triển nền lý luận phê bình văn học dân tộc trong hiện tại và tương lai phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa văn hóa của thời kỳ hội nhập.


Cùng AD tham khảo nhiều hơn về luận văn Việt Nam Học điểm cao, hay nhất trong Trangluanvan.com nhé

Contact Me on Zalo