Danh sách đề tài tiểu luận ngành luật pháp luật lịch sử nhà nước

Rate this post

Danh sách 20 đề tài tiểu luận ngành luật pháp luật lịch sử nhà nước hay dễ đạt điểm cao. Để có thể hoàn thiện được một bài tiểu luận tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, hay luận văn tốt nghiệp thì các bạn sinh viên bắt buộc phải lựa chọn một đề tài hay, sao cho giáo viên thấy hấp dẫn và được đánh giá cao về đề tài của bạn đã chọn. Nhưng để chọn được một đề tài hay và phù hợp như nhiều bạn sinh viên mong muốn lại rất khó, hiểu được những khó khăn mà các bạn sinh viên ngành luật, và nhiều ngành khác nhau cũng gặp tình trạng tương tự.

Thì hôm nay dịch vụ viết thuê luận văn tốt nghiệp sẽ chia sẻ danh sách đề tài tiểu luận ngành luật pháp luật lịch sử nhà nước hay, và dễ đạt điểm cao, và được rất nhiều giáo viên lựa chọn và đánh giá cao nhưng đề tài này. Vậy đó là những đề tài nào, thì các bạn cùng trangluanvan.com tìm hiểu dưới đây danh sách đề tài ngành luật nhé.

Ngoài ra, các bạn có nhu cầu làm thuê dịch vụ viết thuê luận văn tốt nghiệp ngành luật, thì liên hệ trực tiếp đến trangluanvan.com nhé. ZALO: 0932.091.562

Danh sách đề tài tiểu luận ngành luật pháp luật lịch sử nhà nước

Danh sách đề tài tiểu luận ngành luật pháp luật lịch sử nhà nước

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN THUỘC BỘ MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

  1. Quyền dân sự, chính trị trong pháp luật nhà Lê thế kỷ XV.
  2. Tổ chức làng – xã Việt Nam thời phong kiến với nhu cầu đổi mới quản lý chính quyền địa phương hiện nay.
  3. Các hình thức pháp luật phong kiến Việt Nam – Giá trị cần kế thừa.
  4. Quyền của nhóm xã hội dễ bị tổn thương trong pháp luật phong kiến Việt Nam thế kỷ XV.
  5. Những nguyên tắc pháp lý đặc thù của luật hình sự trong Quốc triều hình luật thời Lê thế kỷ XV.
  6. Chế độ trách nhiệm của quan chức nhà Lê thế kỷ XV trong Quốc triều hình luật.
  7. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, giám sát triều Nguyễn 1802- 1884.
  8. Tam pháp ty triều Nguyễn 1802-1884.
  9. Tổ chức Hành chính – Quân sự triều Nguyễn.
  10. Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Lục Bộ triều Nguyễn 1802-1884.
  11. Chính quyền địa phương triều Nguyễn 1802-1884.
  12. Lịch sử hình thành và phát triển của học thuyết phân chia quyền lực Nhà nước.
  13. Hình thức chính thể quân chủ: Anh, Nhật Bản, Liên bang Ôtrâylia.
  14. Hình thức chính thể cộng hòa: Mỹ, Liên bang Nga, Cồng hòa Liên bang Đức, Pháp, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
  15. Hình thức chính thể các nước ASEAN.
  16. Lịch sử hình thành và phát triển của học thuyết Nhà nước pháp quyền.
  17. Sự phát triển của pháp luật dân sự La Mã thời kỳ cổ đại.
  18. Hiến pháp không thành văn và hình thức chính thể quân chủ đại nghị ở Anh.
  19. Ảnh hưởng của tư tưởng chính trị xã hội đối với pháp luật Trung Quốc cổ đại.
  20. Vai trò của Nghị viện trong Nhà nước tư sản.

Hướng dẫn viết bài luận văn tốt nghiệp ngành luật của trường đại học luật

  1. THỨ TỰ SẮP XẾP BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

  • (1) Trang bìa: Trình bày theo mẫu
  • (2) Trang bìa phụ: Trình bày theo mẫu
  • (3) Mục lục
  • (4) Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt;
  • (5) Danh mục các bảng, biểu đồ…
  • (6) BCTTTN bao gồm: Phần mở đầu, Các chương và Kết luận
  • (7) Danh mục tài liệu tham khảo
  • (8) Phụ lục (nếu có)
  • (9) Nhận xét của Đơn vị thực tập
  • (10) Nhận xét của Giảng viên hướng dẫn
  • (11) Trang bìa cuối: Để trống.
  1. ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆC THỰC HIỆN BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHẦN MỞ ĐẦU

Mục đích của phần này là trình bày vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh nhất định. Phần mở đầu đóng vai trò quan trọng trong việc phác thảo khung sườn của đề tài, do vậy cần được viết một cách thận trọng, súc tích, rõ ràng. Phần mở đầu bao gồm các nội dung sau:

  1. Lý do chọn đề tài

Trong mục này sinh viên phải chứng tỏ được lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu. Lý do chọn đề tài thường là:

  • – Tầm quan trọng, ý nghĩa, tác dụng của vấn đề nghiên cứu;
  • – Vấn đề nghiên cứu đang có tính thời sự cao, cần được giải quyết;
  • – Vấn đề mà qua nghiên cứu sơ bộ cho thấy tại Đơn vị thực tập có nhiều tồn tại cần khắc phục;
  • – Xuất phát từ yêu cầu của Đơn vị thực tập, V/v..
  1. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: Sinh viên cần xác định rõ đích đến cuối cùng của việc  nghiên cứu đề tài là gì? Mục tiêu nghiên cứu rõ ràng là tiền đề cho việc xây dựng một kết cấu nội dung tốt và đảm bảo cho sinh viên hướng nghiên cứu thành công. Mục tiêu  nghiên cứu thường liên quan trực tiếp đến tên gọi của đề tài. Mỗi báo cáo có thể có một mục tiêu tổng quát và những mục tiêu cụ thể riêng biệt….

Nhiệm vụ nghiên cứu: Sinh viên liệt kê những nhiệm vụ cụ thể phải giải quyết trong báo cáo phù hợp với mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã được chỉ ra. Nói cách khác, để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu thì cần phải làm những gì?

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là tổng thể những khía cạnh /nội dung có liên quan đến đề tài, được sinh viên lựa chọn phù hợp với ngành, hoàn cảnh nghiên cứu.

Phạm vi nghiên cứu là giới hạn không gian, thời gian và nội dung mà báo cáo đề cập. Việc xác định rõ phạm vi nghiên cứu là để đảm bảo tính đầy đủ của nội dung báo cáo, tránh lan man làm mất tính tập trung vào những nhiệm vụ nghiên cứu. Khi  viết mục này sinh viên cần làm rõ: (1) Phạm vi về không gian: là tên/địa điểm của  Đơn vị thực tập; (2) Phạm vi về thời gian: là khoảng thời gian thu thập dữ liệu cũng  như ứng dụng các kết quả nghiên cứu; và (3) Phạm vi về vấn đề nghiên cứu: chỉ rõ giới hạn của những nội dung nghiên cứu.

  1. Phương pháp nghiên cứu

Trong mục này sinh viên dự kiến các phương pháp sẽ được áp dụng để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra cho báo cáo. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng thường là: Phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải, quy nạp, thống kê, so sánh, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn…

PHẦN NỘI DUNG:

Phần nội dung của BCTTTN tối thiểu phải được cấu trúc thành 03 chương và kết luận cho từng chương. Số thứ tự của các chương, các mục, tiểu mục được đánh số bằng hệ thống số Ả rập. Các tiểu mục của BCTTTN được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm bốn chữ số với số thứ nhất chỉ số chương. Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo.

Tên chương phải ở đầu trang mới. Dưới đây là những gợi ý cho BCTTTN được cấu trúc thành 03 chương.

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

  • THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
  • LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
  • CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
  • LOẠI HÌNH, CƠ CẤU TỔ CHỨC
  • ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, NHÂN VIÊN, NGƯỜI LAO ĐỘNG…

Chương 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Chương này sinh viên cần trình bày những điểm chính về quy định của pháp luật liên quan đến đề tài nghiên cứu; đánh giá thực trạng việc thực hiện pháp luật của đơn vị thực tập về các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu dựa trên các thông tin, số liệu thực tế thu thập được trong quá trình thực tập; xác định những mặt còn hạn chế về việc thực hiện pháp luật của đơn vị, về tổ chức quản lý, về triển vọng phát triển và hiệu quả hoạt động… của đơn vị và nguyên nhân của những hạn chế đó.

Chương 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở các thông tin thu thập được về đơn vị thực tập, việc thực hiện pháp luật của đơn vị thực tập, các quy định của pháp luật, BCTTTN cần đưa ra những nhận xét, đánh giá về những ưu điểm cũng như những hạn chế của đơn vị thực tập để đề xuất những giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động, tổ chức quản lý, V/v.. của đơn vị.

  • 3.1. ƯU ĐIỂM
  • 3.2. HẠN CHẾ
  • 3.3. KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

DỊCH VỤ VIẾT THUÊ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH LUẬT

Trên đây là Danh sách đề tài tiểu luận ngành luật pháp luật lịch sử nhà nước hay, dễ đạt điểm cao, ngoài danh sách đề tài trangluanvan liệt kê ở trên thì còn có hướng dẫn làm bài của trường đại học ngành luật. Để có thể hiểu rõ hơn và chọn đề tài phù hợp nhất, thì các bạn có thể liên hệ trực tiếp với dịch vụ viết thuê luận văn tốt nghiệp nhé. Nếu như các bạn còn đang phân vân trong việc chọn lựa đề tài để làm bài báo cáo tốt nghiệp của mình, thì các bạn liên hệ với trangluanvan để được tư vấn thêm những đề tài hay hơn nữa nhé.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo