Tiểu luận: Điều lệ công ty Luật sư cần lưu ý khi soạn thảo

Rate this post

Tham khảo ngay bài mẫu Tiểu luận: Những nội dung trong Điều lệ công ty mà Luật sư cần lưu ý khi soạn thảo Điều lệ công ty cho khách hàng, được giáo viên đánh giá cao cho 9,5 điểm thời gian vừa qua. Đối với các bạn mà nói, Tiểu luận luôn luôn xuất hiện xung quanh và đề tài của nó vô cùng rộng lớn và bao la. Với bài mẫu Tiểu luận này, sẽ cho các bạn biết Tại sao cần có điều lệ trong doanh nghiệp? Những quy định của pháp luật liên quan đến Điều lệ công ty là gì? Những nguyên tắc soạn thảo điều lệ mà bạn chưa biết? Và Một số lưu ý khi xây dựng điều lệ công ty đều được chia sẻ trong bài mẫu Tiểu luận: Điều lệ công ty mà Luật sư cần lưu ý khi soạn thảo.


Phần 1: Mở đầu đề tài Tiểu luận Điều lệ công ty mà Luật sư cần lưu ý khi soạn thảo

Kinh tế là một trong những trụ cột để phát triển đất nước. Kinh tế phát triển mạnh mẽ, đời sống người dân được cải thiện, nâng cao thì đất nước ngày càng giàu mạnh. Trong đó, doanh nghiệp là một thành phần của nền kinh tế, đóng góp to lớn trong việc tạo ra của cải vật chất, tạo ra giá trị thặng dư. Nền kinh tế thị trường chính là cơ sở xuất hiện của nhiều loại hình doanh nghiệp như hiện nay. Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng, chủ sở hữu sẽ lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. Dù tồn tại dưới loại hình nào, mỗi doanh nghiệp đều có quy chế, quy định riêng và đều có một “bản hiến pháp riêng” – gọi là Điều lệ. Nhờ có Điều lệ công ty mà tất cả quyền lợi, trách nhiệm của từng thành viên hoặc cổ đông trong công ty được phân định một cách rõ ràng, cụ thể. Đây là văn bản quy định rõ ràng phạm vi quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các cổ đông/thành viên trong công ty dựa trên sự thỏa thuận và các căn cứ theo luật khác. Với tầm quan trọng đó, với vị trí là người tư vấn, trực tiếp soạn thảo, luật sư cần có những lưu ý trong quá trình soạn thảo điều lệ? Nhận thức tầm quan trọng đó, việc nghiên cứu “Những nội dung trong Điều lệ công ty mà Luật sư cần lưu ý khi soạn thảo Điều lệ công ty cho khách hàng” là rất cần thiết. ( Tiểu luận: Điều lệ công ty Luật sư cần lưu ý khi soạn thảo )

Tham khảo thêm ⇒ Dịch vụ viết thuê Tiểu luận

Phần 2: Nội dung chính Tiểu luận Luật sư cần lưu ý khi soạn thảo

I. Tại sao cần có điều lệ trong doanh nghiệp

Về tầm quan trọng của điều lệ trong mỗi công ty, bản thân người đọc luật cũng dễ dàng thấy được thông qua các quy phạm như “trường hợp điều lệ công ty có quy định khác”, “do điều lệ công ty quy định”, … và một số điều khoản khác có nội dung tương tự. Sở dĩ có quy định này là do pháp luật Việt Nam luôn ưu tiên giải quyết tranh chấp, mẫu thuẫn thông qua hòa giải, thỏa thuận, vậy nên khi xảy ra tranh chấp thì những quy định trong điều lệ công ty luôn được ưu tiên áp dụng trước nếu như điều lệ đó không vi phạm vào những điều cấm của pháp luật. Do đó, xây dựng điều lệ là việc có ý nghĩa quan trọng.
Điều lệ công ty giúp cân bằng lợi ích và nghĩa vụ của các thành viên trong công ty thông qua việc ghi nhận phần vốn góp của mỗi thành viên trong Công ty TNHH và Công ty Hợp danh, ghi nhận số cổ phần và mệnh giá cổ phần mà mỗi cổ đông sáng lập sở hữu trong Công ty Cổ phần. Không những vậy, điều lệ còn có các nguyên tắc về phân chia lợi nhuận sau thuế và những phương án xử lý lỗ trong quá trình kinh doanh. Điều lệ công ty tạp nên cơ chế vận hành cho công ty bởi việc quy định cơ cấu tổ chức, cách thức vận hành và quản lý công ty để từ đó công ty có một hệ thống tổ chức chặt chẽ, phân lập quyền hạn rõ ràng, giúp cho mọi hoạt động của công ty thuận lợi và hiệu quả hơn rất nhiều. Những nội dung có trong điều lệ công ty sẽ tạp ra một cơ chế vận hành chuyên nghiệp, theo đó các thành viên trong công ty buộc phải tuân thẻ và chấp hành nghiêm chỉnh những quy định trong điều lệ công ty – vốn là điều mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Điều lệ công ty chính là căn cứ để giải quyết tranh chấp trong nội bộ công ty. Trong quá trình kinh doanh, không một ai có thể khẳng định được rằng việc kinh doanh luôn thuận lợi và không bao giờ có tranh chấp, bởi doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được lập nên từ nhiều chủ thể là tổ chức hoặc cá nhân có nghĩa vụ và quyền lợi ngang bằng nhau, vậy nên việc xảy ra mẫu thuẫn là điều không thể tránh khỏi. Việc giải quyết tranh chấp chỉ căn cứ vào Luật Doanh nghiệp hay những luật chuyên ngành khác có liên quan vẫn là chưa đủ, vì mọi quy định của pháp luật chỉ là tương đối và không thể dự trù được hết những khả năng có thể xảy ra và mỗi doanh nghiệp sẽ có một lãnh đạo có nghệ thuật kinh doanh và nguyên tắc lãnh đạo riêng. ( Tiểu luận: Điều lệ công ty Luật sư cần lưu ý khi soạn thảo )

II. Những quy định của pháp luật liên quan đến Điều lệ công ty

Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, điều lệ công ty là một hồ sơ không thể thiếu trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. được quy định tại Điều 24 Luật doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau:
– Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động.
– Điều lệ công ty có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);
b) Ngành, nghề kinh doanh;
c) Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
d) Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần từng loại của cổ đông sáng lập;
đ) Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;
e) Cơ cấu tổ chức quản lý;
g) Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần;
h) Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
i) Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và Kiểm soát viên;
k) Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;
l) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
m) Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
n) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
– Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp phải có họ, tên và chữ ký của những người sau đây:
a) Các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
b) Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
c) Thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
d) Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần.
– Điều lệ được sửa đổi, bổ sung phải có họ, tên và chữ ký của những người sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh; ( Tiểu luận: Điều lệ công ty Luật sư cần lưu ý khi soạn thảo )
b) Chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
c) Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.

Tham khảo thêm ⇒ Cách viết Tiểu luận tình huống điểm cao

III. Những nguyên tắc soạn thảo điều lệ.

Để hoạt động suôn sẻ, tránh được những tranh chấp phát sinh và rắc rối với pháp luật, một số nguyên tắc soạn thảo điều lệ bao gồm:
Thứ nhất, điều lệ công ty không được làm trái lại với những quy định của pháp luật hay xâm phạm quyền lợi của các bên thứ ba.
Đây là nguyên tắc đầu tiên và rất cơ bản khi soạn thảo điều lệ công ty. Pháp luật cho phép Điều lệ được tự do quy định tuy nhiên các quy định này phải được xây dựng trong khuôn khổ, hành lang pháp lý của luật doanh nghiệp và pháp luật khác. Pháp luật luôn có những quy định mở để Điều lệ có quy định điều chỉnh cho phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của công ty mình. Nhưng điều lệ công ty nếu có quy định cũng không được phá vỡ những mức tối đa hay tối thiểu do luật định.
Thứ hai, điều lệ công ty như là một hợp đồng nhiều bên dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự do thỏa thuận để quy định quyền và nghĩa vụ của các bên, tổ chức quản lý, hoạt động của công ty.
Như vậy điều lệ công ty trước khi được xác lập phải trải qua các bước họp và đàm phán, thỏa thuận những vấn đề cần được nêu ra trong Điều lệ. Bên cạnh các quy định mà pháp luật đã thừa nhận thì điều lệ công ty phải xác định rõ quyền và nghĩa vụ khác của các bên cũng như cách thức thực hiện nó để chi tiết hóa khi áp dụng vào thực tiễn.
Ví dụ, Về tổ chức quản lý công ty, khi xây dựng cũng cần lưu ý, thảo luận đề ra rõ ràng về cơ cấu quản lý công ty và thẩm quyền của người quản lý để tránh xảy ra tình trạng lạm quyền hay tư lợi cá nhân gây thiệt hại cho công ty và thành viên hoặc cổ đông khác. Đặc biệt đối với Công ty cổ phần thì Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát cần phải được ghi nhận trong Điều lệ, kèm theo là nội dung hoạt động, quyền hạn, nghĩa vụ cũng như chỉ rõ ai là người đại diện theo pháp luật của công ty. Xác định đúng và quy định rõ các vấn đề trong điều lệ công ty góp phần giảm thiểu tranh chấp nội bộ công ty và làm cơ sở cho các bên thứ ba yên tâm khi đầu tư, hợp tác hay kí kết làm ăn. ( Tiểu luận: Điều lệ công ty Luật sư cần lưu ý khi soạn thảo )
Do đó, khi soạn thảo hoặc sửa đổi Điều lệ, các thành viên hoặc cổ đông phải có sự thảo luận, cân nhắc từng vấn đề một để xây dựng được một bản Điều lệ phù hợp nhất với điều kiện và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty mình.
Thứ ba, điều lệ công ty phải có đủ các nội dung chủ yếu theo quy định pháp luật.
Cụ thể là phải có đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 24 Luật doanh nghiệp 2020 về Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; Ngành, nghề kinh doanh; Vốn Điều lệ…
Sở dĩ luật doanh nghiệp bắt buộc Điều lệ phải có những quy định này vì đây là những vấn đề cơ bản rất quan trọng liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Thành viên, cổ đông sẽ nhìn vào bản Điều lệ để biết quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Người thứ ba đọc Điều lệ có thể xác định được công ty này hoạt động ngành nghề gì, đại diện pháp luật là ai, thẩm quyền của công ty được ấn định ra sao để có thể tin tưởng kí hợp đồng mà không sợ bị sai thẩm quyền. Người quản lý hay thành viên Ban kiểm soát có thể căn cứ Điều lệ để biết trách nhiệm, vai trò của mình là gì, mình được đãi ngộ ra sao? Hay nếu muốn trở thành thành viên hoặc cổ đông của công ty, tìm hiểu các vấn đề về chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần được tiến hành như thế nào thì các thành viên hoặc cổ đông đều có thể dễ dàng tham chiếu nhanh chóng từ điều lệ công ty. Hay nói ngắn gọn, bản điều lệ công ty chính là nơi các đối tượng có liên quan tìm thấy quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
Vì vậy, để đáp ứng tiêu chí đó thì Điều lệ tối thiểu phải đảm bảo được những nội dung theo quy định tại Điều 24 Luật doanh nghiệp 2020.
Thứ tư, điều lệ công ty khi đăng kí doanh nghiệp phải thể hiện được sự chấp thuận của tất cả các thành viên sáng lập.
Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp phải có họ, tên và chữ ký của những người sau đây: Các thành viên hợp danh đối với Công ty hợp danh; Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức đối với Công ty TNHH một thành viên; Thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên; cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với Công ty cổ phần.
Đây là một nguyên tắc vô cùng quan trọng, nó thể hiện bản Điều lệ được xây dựng là hoàn toàn dựa trên ý chí chấp thuận của tất cả những người sáng lập ra công ty. Sau này khi có bất kì vấn đề gì phát sinh thì các thành viên hoặc cổ đông cũng không lấy lí do là mình không hay biết về việc soạn thảo Điều lệ để mà khởi kiện đòi bồi thường hay yêu cầu tuyên bố Điều lệ vô hiệu. ( Tiểu luận: Điều lệ công ty Luật sư cần lưu ý khi soạn thảo )

Tham khảo thêm ⇒ Tiểu luận: Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

IV. Một số lưu ý khi xây dựng điều lệ công ty

Mỗi một doanh nghiệp, một công ty cần xây dựng một bản điều lệ riêng cho công ty của mình. Điều này là hoàn toàn hợp lý và cần thiết do mỗi doanh nghiệp là một chủ thể độc lập. Điều lệ doanh nghiệp còn phải căn cứ vào nhiều yếu tố như số lượng thành viên công ty, mô hình tổ chức của công ty, tình hình tài chính, vốn của công ty,… nên điều lệ của mỗi công ty chỉ là một bản thể duy nhất, không được trùng lặp.
Điều lệ khi xây dựng và thông qua cần được có sự đồng ý của các thành viên công ty. Điều này đã được giải thích ở phần trên, do ở thời điểm thành lập, thì chủ thể soạn thảo nên điều lệ công ty nên họ có quyền cũng như nghĩa vụ trong việc xây dựng và thông qua điều lệ công ty. Việc thông qua điều lệ công ty được thể hiện bằng việc các chủ thể đó ký vào bản điều lệ công ty khi nộp lên cơ quan đăng ký doanh nghiệp.
Khi xây dựng điều lệ công ty, bên cạnh việc tuân thủ pháp luật thì điều lệ công ty cũng không được xuân phạm đến quyền và lợi ích của các chủ thể khác trong xã hội. Điều này là nghĩa vụ của các công ty khi xây dựng điều lệ. ( Tiểu luận: Điều lệ công ty Luật sư cần lưu ý khi soạn thảo )
Các nội dung cơ bản mà điều lệ công ty cần phải có hiện nay được quy định tại Khoản 2 Điều 24 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Căn cứ luật hiện hành, khi soạn thảo điều lệ nên theo thứ tự sau:

Chương I: Những quy định chung (Gồm hình thức, tên gọi, trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, chủ sở hữu, vốn điều lệ, cơ cấu, phương thức huy động vốn, thành phần cổ đông sáng lập…);

Với nội dung tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có) thì ghi theo tên mà chủ sở hữu công ty mong muốn đặt, tuy nhiên tên doanh nghiệp này phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật về tên doanh nghiệp, không vi phạm những điều cấm trong tên doanh nghiệp. Về phần địa chỉ thì ghi rõ số nhà, tổ dân phố/xóm, xã/phường/thị trấn, quận/ huyện/ thị xã/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố thuộc trung ương.
Về ngành, nghề kinh doanh thì ghi ngành nghề của công ty nhưng không phải là các ngành nghề mà pháp luật cấm kinh doanh.
Về vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần thì ghi theo tình tình về vốn mà các chủ sở hữu quyết định khi thành lập doanh nghiệp
Về phần họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần thì liệt kê đầy đủ và chính xác theo các thông tin cá nhân của các chủ thể này dựa trên các giấy tờ pháp lý như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu.
Về quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần thì ghi theo những thỏa thuận của các thành viên sáng lập khi thành lập công ty ( Tiểu luận: Điều lệ công ty Luật sư cần lưu ý khi soạn thảo )

Những nội dung trong Điều lệ công ty mà Luật sư cần lưu ý khi soạn thảo Điều lệ công ty cho khách hàng.
Những nội dung trong Điều lệ công ty mà Luật sư cần lưu ý khi soạn thảo Điều lệ công ty cho khách hàng.

Chương II: Cơ cấu và tổ chức quản lý công ty (Gồm người đại diện theo pháp luật, trách nhiệm của người quản lý công ty, Đại hội đồng cổ đồng, cách thức tiến hành họp

Đại hội đồng cổ đông, Chủ tịch Hội đồng quản trị, họp Hội đồng quản trị, con dấu, Ban kiểm soát,…);
Về nội dung cơ cấu tổ chức quản lý thì ghi theo mô hình công ty mà pháp luật quy định và theo thỏa thuận của các thành viên. Khi soạn thảo cũng cần lưu ý, thảo luận đề ra rõ ràng về cơ cấu quản lý công ty để tránh xảy ra tình trạng lạm quyền, đối với công ty cổ phần, phần quy định này càng trở nên quan trọng hơn. Hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát cần phải được ghi nhận trong điều lệ, kèm theo là nội dung hoạt động, quyền hạn, nghĩa vụ của các ban đó đồng thời chỉ rõ ai là người đại diện theo pháp luật của công ty. Xác định đúng và quy định rõ các vấn đề trong điều lệ công ty góp phần giảm thiểu tranh chấp nội bộ công ty.
Về số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì nội dung này cũng cần đảm bảo sự tuân thủ pháp luật và theo thỏa thuận của công ty.
Về thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ thì nêu theo thỏa thuận của các thành viên đồng thời tuân thủ pháp luật.

Chương III: Tài chính (Thể lệ, quyết toán thuế, trả cổ tức và lập quỹ); ( Tiểu luận: Điều lệ công ty Luật sư cần lưu ý khi soạn thảo )

Chương IV: Điều khoản cuối cùng (Thủ tục, điều kiện giải thể, tranh chấp, phá sản doanh nghiệp,…).

Tương tự như các nội dung như căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm soát viên; trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần; nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh; trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty; thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty thì cũng cần được xây dựng trên cơ sở các quy định của pháp luật doanh nghiệp và pháp luật khác có liên quan như pháp luật dân sự, pháp luật lao động, pháp luật phá sản,…

Tham khảo thêm ⇒ Hướng dẫn cách viết & trình bày Tiểu luận

Phần 3: Kết luận Điều lệ công ty Luật sư cần lưu ý khi soạn thảo

Điều lệ là một trong những văn bản có giá trị nhất của một doanh nghiệp. Điều lệ được ví như pháp luật nội bộ của một doanh nghiệp, nơi quy định về những nguyên tắc quản lý và vận hành của chính doanh nghiệp đó. Nội dung của điều lệ càng chặt chẽ, rõ ràng thì doanh nghiệp sẽ hạn chế được nhiều rủi ro hơn trong quá trình hoạt động của mình.
Việc soạn thảo điều lệ cần dựa trên các nguyên tắc, các quy định của pháp luật, điều kiện thực tế của doanh nghiệp, đồng thời dự kiến những trường hợp có thể phát sinh, trường hợp thay đổi luật,… các lỗi chính tả, soạn thảo văn bản để văn bản điều lệ đúng pháp luật, chỉn chu và hoàn thiện.

DOWNLOAD


Mỗi một doanh nghiệp, một công ty cần xây dựng một bản điều lệ riêng cho công ty của mình. Điều này vô cùng hợp lý và được tác giả làm bài bài mẫu Tiểu luận: Những nội dung trong Điều lệ công ty mà Luật sư cần lưu ý khi soạn thảo Điều lệ công ty cho khách hàng.

Contact Me on Zalo