Với bất kỳ một đất nước nào, kinh tế luôn là một trong những yếu tố quyết định vị thế tại thị trường Quốc tế, cũng như liên quan đến đời sống hay sự phát triển của nhân dân trên đất nước đó. Và cũng vì thế, nhìn dưới góc độ pháp luật cạnh tranh chúng ta sẽ cảm nhận được rất nhiều yếu tố, trường hợp khác nhau để phát triển kinh tế, học hỏi khoa học công nghệ. Bởi lẽ đó, đây là một chủ đề luôn gắn liền với các bài Tiểu luận, tham khảo ngay Tiểu luận đề tài Độc quyền hành chính trong kinh doanh nhìn dưới góc độ pháp luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền.
I. Mở bài Tiểu luận Độc quyền hành chính trong kinh doanh nhìn dưới góc độ pháp luật cạnh tranh
Một trong những yếu tố cũng giúp phát triển các chủ thể kinh doanh là sự cạnh tranh. Sự cạnh tranh lành mạnh trong khuôn khổ phù hợp vừa giúp các doanh nghiệp tối ưu quá trình sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí, loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém không phù hợp với thị trường. Tuy nhiên, đan xen giữa hai yếu tố là cạnh tranh và chính sách của nhà nước có thể tạo ra Độc quyền hành chính trong kinh doanh. Bài viết dưới đây nghiên cứu về độc quyền hành chính trong kinh doanh nhìn dưới góc độ pháp luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền.
II. Một số vấn đề lý luận Độc quyền và độc quyền hành chính trong kinh doanh
1. Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh là một khái niệm rất rộng. Trong mỗi lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội cạnh tranh có thể có những định nghĩa khác nhau. Trong lĩnh vực kinh tế, và đặc biệt chỉ trong cơ chế kinh tế thị trường – nền kinh tế vận hành dựa trên quy luật cung – cầu, không phải nền kinh tế tự cung tự cấp hay nền kinh tế bao cấp, khái niệm cạnh tranh mới xuất hiện. Và Độc quyền hành chính trong kinh doanh, được tác giả dựa theo các nghiên cứu dưới đây để diễn đạt tốt bài Tiểu luận của mình
Theo Black’s Law Dictionary, cạnh tranh là sự nỗ lực hoặc hành vi của hai hay nhiều thương nhân nhằm tranh giành những lợi ích giống nhau từ chủ thể thứ ba . Với tư cách là hiện tượng xã hội, Từ điển kinh doanh của Anh đưa ra định nghĩa, đó là sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình.
Luật cạnh tranh Việt Nam tuy không đưa ra khái niệm cạnh tranh mà chỉ đưa ra các khái niệm liên quan như hành vi hạn chế cạnh tranh, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh,… Tuy vậy, luật bao gồm các quy phạm nhăm tạo lập và duy trì môi trường kinh doanh bình đẳng, đảm bảo sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh diễn ra theo trật tự và trong khuôn khổ được pháp luật quy định.
Qua các định nghĩa trên, có thể nói, cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích lôi kéo về mình ngày càng nhiều khách hàng. Từ khái niệm này, Độc quyền hành chính trong kinh doanh được tác giả phân tích cạnh tranh có một số đặc điểm như sau:
Một là, cạnh tranh là hiện tượng xã hội diễn ra giữa các chủ thể kinh doanh
Nếu các chủ thể được thành lập, ra đời không vì mục tiêu kinh doanh kiếm lợi nhuận thì giữa họ không có cạnh tranh. Chủ thể của cạnh tranh là các chủ thể kinh doanh bao gồm các thành phần kinh tế với những hình thức sở hữu khác nhau. Nếu chỉ có một doanh nghiệp, cạnh tranh sẽ không tồn tại, nói cách khác, cạnh tranh chỉ tồn tại khi có ít nhất hai chủ thể kinh doanh. Đồng thời, các chủ thể kinh doanh đó phải thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Nếu trong nền kinh tế nhiều doanh nghiệp nhưng chỉ thuộc về một thành phần kinh tế duy nhất thì cũng không tồn tại sự cạnh tranh. Với sự đa dạng của thành phần kinh tế, cạnh tranh trở thành động lực thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn. Nếu gặp khó khăn khi làm bài, các bạn có thể tham khảo Dịch vụ viết thuê Tiểu luận
Hai là, cạnh tranh chỉ tồn tại trong cơ chế kinh tế thị trường
Một nhà nước có chế độ kinh tế bao cấp, tự cung tự cấp, cạnh tranh không thể tồn tại. Bởi lẽ, một doanh nghiệp sản xuất được bao nhiêu sản phẩm, bán cho ai, bán bao nhiêu đều thuộc kế hoạch, được phân giao, không phụ thuộc vào nhu cầu, khả năng của tự thân doanh nghiệp và thị trường thì không có sự ganh đua, lôi kéo khách hàng nhằm tăng thị phần, tăng lợi nhuận, từ đó không tồn tại cạnh tranh.
Ba là, mục đích của các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh là cùng tranh giành thị trường mua hoặc bán sản phẩm.
Suy cho cùng, mục đích của các chủ thể kinh doanh là lợi nhuận. Để thu được lợi nhuận cần có sản phẩm phù hợp với thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng, giảm chi phí đầu vào, giảm giá vốn hàng bán, tìm kiếm nhiều khách hàng, giá bán hàng hóa phù hợp, mở rộng thị trường. Do đó, cạnh tranh diễn ra giữa các doanh nghiệp có chung lợi ích như cùng nguồn nguyên liệu đầu vào giống nhau hoặc cùng tìm kiếm thị trường để bán những sản phẩm tương tự nhau. Điều đó làm cho các doanh nghiệp bán sản phẩm giống nhau hoặc tương tự nhau trở thành đối thủ cạnh tranh của nhau nên việc Độc quyền hành chính trong kinh doanh là một điều vô cùng cần thiết .
Dựa vào các tiêu chí khác nhau, cạnh tranh được phân loại khác nhau.
Căn cứ vào tính chất, mức độ can thiệp của nhà nước vào đời sống kinh tế, cạnh tranh được chia thành cạnh tranh tự do và cạnh tranh có sự điều tiết của nhà nước. Trong đó, nhà nước tham gia vào nền kinh tế, đưa ra các chính sách để điều tiết, hướng quan hệ cạnh tranh vận động và phát triển theo trình tự nhất định, bảo đảm tạo lập và duy trì môi trường kinh doanh bình đẳng.
Căn cứ vào tính chất của các phương thức cạnh tranh, cạnh tranh được chia thành cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh, phụ thuộc vào sự đánh giá sự phù hợp của phương thức cạnh tranh với pháp luật, với tập quán thương nại, với đạo đức kinh doanh truyền thống.
Căn cứ vào đặc tính, cấu trúc của thị trường, các nhà kinh tế học chia cạnh tranh thành cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền, cạnh tranh mang tính độc quyền và độc quyền nhóm, phụ thuộc vào số lượng người mua và người bán, loại hàng hóa được sản xuất, bản chất của rào cản gia nhập thị trường.
Tham khảo thêm ⇒ Cách viết Tiểu luận tình huống điểm cao
2. Khái niệm về độc quyền
Độc quyền và cạnh tranh có mối liên hệ với nhau. Về nguồn gốc, thuật ngữ độc quyền – monopoly xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại. Monos – nghĩa là duy nhất và Polein – nghĩa là bán. Có thể hiểu theo một cách đơn giản, Độc quyền hành chính trong kinh doanh đề cập đến bất kỳ cá nhân hoặc doanh nghiệp nào là người bán duy nhất trên thị trường. Mở rộng khái niệm trên, độc quyền là hiện tượng trên thị trường chỉ có một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp cấu kết với nhau chiếm vị trí độc tôn trong việc cung cấp sản phẩm nhất định nào đó, cho phép họ kiểm soát trọn vẹn giá cả sản phẩm để thu lợi nhuận tối đa và ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh khác thâm nhập thị trường. Luật cạnh tranh 2018 dù không đề cập đến khái niệm độc quyền nhưng lại quy định về doanh nghiệp có vị trí độc quyền. Theo Điều 25 của Luật này, Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan. Do đó, có thể hiểu, Độc quyền hành chính trong kinh doanh theo quy định của luật cạnh tranh là độc quyền bán, không tồn tại đối thủ cạnh tranh cùng kinh doanh, trên thị trường.
Độc quyền hành chính trong kinh doanh tồn tại trên thị trường có những đặc trưng sau:
Thứ nhất, chỉ có chủ thể duy nhất cung ứng hoặc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường mà không có sản phẩm thay thế hoặc cùng loại gần giống với nó. Trên thị trường độc quyền, không có đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp độc quyền có thể độc quyền nguồn cung (độc quyền bán) hoặc độc quyền cầu (độc quyền mua). Khi độc quyền, doanh nghiệp nắm giữ thị trường và có khả năng khống chế ý chí, tước bỏ quyền được lựa chọn của khách hàng.
Thứ hai, doanh nghiệp độc quyền là người quyết định giá bán hoặc giá mua. Họ có thể nâng giá hoặc hạ giá sản phẩm để thu được lợi nhuận độc quyền lớn nhất. Ví dụ, khi một doanh nghiệp tham gia đầu tư dự án điện gió, EVN hoàn toàn là bên quyết định giá mua điện của họ và giá bán điện cho người tiêu dùng, việc của doanh nghiệp là có lựa chọn tham gia ngành sản xuất điện hay không.
Thứ ba, rào cản gia nhập thị trường rất lớn làm cho các doanh nghiệp khác rất khó khăn hoặc không thể tham gia thị trường được.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Cũng căn cứ vào nguyên nhân, độc quyền có thể chi thành các loại sau:
Độc quyền hành chính trong kinh doanh – hình thành từ quá trình cạnh tranh. Sau quá trình cạnh tranh, lợi nhuận và các nguồn lực tích tụ vào doanh nghiệp chiến thắng, doanh nghiệp không tồn tại được dần biến mất, tạo nên thế độc quyền.
Độc quyền hành chính trong kinh doanh do nắm giữ ưu thế về công nghệ, yêu cầu của ngành. Đối với một số ngành, rào cản tham gia thị trường đến từ khoa học công nghệ, yêu cầu của ngành, dẫn đến rất ít doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc quy mô đầu tư, do đó, loại bỏ dần những đối thủ không đáp ứng được yêu cầu của ngành
Độc quyền hành chính trong kinh doanh do bảo hộ của nhà nước bao gồm bảo hộ bằng các quyết định hành chính cho các doanh nghiệp của nhà nước và bảo hộ các đối tượng thuộc sở hữu công nghiệp.
3. Khái niệm về độc quyền hành chính trong kinh doanh
Độc quyền hành chính trong kinh doanh là một trong những loại độc quyền, thuộc trường hợp độc quyền do bảo hộ của nhà nước. Độc quyền hành chính có thể được hiểu là việc một chủ thể kinh doanh có được vị thế độc quyền nhưng không phải do sức mạnh kinh tế mà do sự tác động của quyền lực nhà nước .
Được Nhà nước trao quyền, cơ quan nhà nước và các cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước tác động vào nền kinh tế bằng những văn bản pháp quy, các quyết định hành chính và hành vi hành chính. Hành vi này làm thay đổi quá trình, kết quả của cạnh tranh tự nhiên. Việc một doanh nghiệp có ưu thế hơn trong quá trình kinh doanh không phải vì tự thân doanh nghiệp, doanh nghiệp có lợi thế hơn về nguồn vốn, về kỹ thuật khoa học công nghệ,… mà do chính sách của Nhà nước. Lợi thế được tạo ra do độc quyền hành chính tạo ra là những lợi thế về thị trường, nguồn cung đầu vào, nguồn khách hàng,….
Từ khái niệm này, có thể thấy đặc trưng của độc quyền hành chính bao gồm:
Phương thức thể hiện của độc quyền hành chính là dựa vào quyền lực hành chính. Các cơ quan nhà nươc sử dụng quyền lực của mình, thông qua văn bản pháp quy, quyết định hành chính và hành vi hành chính tạo lập độc quyền hành chính.
Độc quyền hành chính tạo ra hệ quả không chỉ đối với đối tượng tác động mà cả khu vực hành chính
Bất kỳ sự độc quyền của chủ thể kinh doanh nào cũng đem lại hiệu quả kinh tế to lớn đối với chủ thể đó. Bởi lẽ, khi có độc quyền, chủ thể nắm giữ sự độc quyền có thể tự ý quyết định giá mua hoặc giá bán hoặc cả giá mua và giá bán, từ đó hưởng lợi từ chênh lệch giá, chiếm lĩnh thị trường, đưa ra những điều kiện trong giao kết hợp đồng; tạo ra rào cản trong gia nhập thị trường. Bên cạnh đó, do có sự tác động của cơ quan nhà nước, mục đích hướng đến của độc quyền hành chính không chỉ đem lại lợi ích cho chủ thể kinh doanh mà còn tạo ra lợi ích riêng cho vùng miền, khu vực hành chính. Nhờ độc quyền hành chính, khu vực hành chính đó có lợi thế hơn so với khu vực hành chính khác.
Tham khảo thêm ⇒ Hướng dẫn cách viết & trình bày Tiểu luận
Nhìn chung, Độc quyền hành chính trong kinh doanh tồn tại do sự can thiệp của cơ quan nhà nước vào nền kinh tế. Thừa nhận rằng, nhà nước có vai trò quan trọng trong quá trình điều tiết nền kinh tế đi đúng hướng, tuy nhiên, việc can thiệp quá mức sẽ tạo ra những hệ lụy không tốt, tạo cơ hội lợi dụng chính sách của nhà nước cho những chủ thể kinh doanh liên quan đến hàng hóa, dịch vụ được hưởng độc quyền hành chính. Để phòng ngừa hiện tượng này, pháp luật cạnh tranh Việt Nam quy định các hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh tại Điều 8 Luật cạnh tranh 2018, và đó cũng là 4 loại độc quyền hình chính, cụ thể là:
– Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện hoặc không thực hiện việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể hoặc mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cụ thể, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
– Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp;
– Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị các hiệp hội ngành, nghề, tổ chức xã hội – nghề nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh.
Bên cạnh đó, luật cũng quy định các biện pháp kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước: Quyết định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước; Quyết định số lượng, khối lượng, phạm vi thị trường của hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước; Định hướng, tổ chức các thị trường liên quan đến hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Ví dụ, Chính phủ đặt ra quy định giá mua điện đối với các dự án điện: Giá mua điện với dự án điện mặt trời nổi 1.783 đồng/kWh, tương đương 7,69 cent/kWh. Giá mua điện dự án điện mặt trời mặt đất 1.644 đồng/kWh, tương đương 7,09 cent/kWh. Giá mua điện mặt trời trên mái nhà 1.943 đồng/kWh, tương đương 8,38 cent/kWh (giá mua điện trước đây 9,35 cent/kWh). Mức giá này được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.
III. Nguyên nhân của độc quyền hành chính trong kinh doanh
Khác với nguyên nhân của các trường hợp đặc quyền khác như độc quyền tự nhiên, độc quyền do nắm giữ ưu thế công nghệ, kỹ thuật, nguyên nhân của Độc quyền hành chính trong kinh doanh là do sự tác động của quyền lực nhà nước. Quyền lực này được tạo ra bởi Nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước, các cán bộ, công chức nhà nước hoặc các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội khi được nhà nước trao quyền quản lý nhà nước.
Trong đời sống kinh tế, Nhà nước tham gia đóng vai trò rất quan trọng. Bằng các công cụ, phương tiện, chính sách của mình. văn bản pháp quy, quyết định hành chính và hành vi hành chính tạo lập độc quyền hành chính, khi nhà nước đưa ra các chính sách hoặc thay đổi các chính sách của mình đều có khả năng tạo ra độc quyền hành chính. Ở Việt Nam, các lý do tạo ra độc quyền hành chính như: đảm bảo an ninh Quốc gia, duy trì và củng cố vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước hay bảo hộ sản xuất trong nước.
Các cá nhân, tổ chức được trao quyền lực nhà nước như bộ, cơ quan ngang bộ – cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc , cơ quan thuộc chính phủ, cơ quan của chính quyền địa phương,… bằng quyền xây dựng, giải thích các văn bản pháp quy, đưa ra các quy chế, các quyết định hành chính, các cơ quan này có khả năng rất lớn trong việc tác động vào hoạt động kinh doanh và tạo ra độc quyền hành chính.
Tham khảo thêm ⇒ Tiểu luận: Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
IV. Thực trạng độc quyền hành chính trong kinh doanh
1. Thực trạng Độc quyền hành chính trong kinh doanh
Hiện nay, tại Việt Nam, độc quyền hành chính chủ yếu được xác lập bởi chủ thể nhà nước. Nghị định 94/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/08/2017 quy định về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại. Theo đó, bốn nguyên tắc thực hiện được quy định như sau:
Thứ nhất, Chỉ thực hiện Độc quyền hành chính trong kinh doanh nhà nước trong hoạt động thương mại đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu mà Nhà nước cần phải độc quyền liên quan đến quốc phòng, an ninh, đảm bảo lợi ích quốc gia hoặc các thành phần kinh tế khác không có nhu cầu và khả năng tham gia.
Thứ hai, cơ quan nhà nước có quyền thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại thông qua hình thức trực tiếp thực hiện hoặc chỉ định cho tổ chức, cá nhân thực hiện. Việc chỉ định phải do Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định bằng văn bản.
Thứ ba, Hoạt động thương mại Độc quyền hành chính trong kinh doanh nhà nước phải được thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, Bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương các cấp không được quy định hoạt động, hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện hoạt động thương mại độc quyền nhà nước. Đối với hàng hóa, dịch vụ, địa bàn phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an .
Những quy định này giúp Nhà nước kiểm soát những ngành nghề kinh doanh có điều kiện ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh tế, chính trị, xã hội trong khuôn khổ cho phép, đồng thời đảm bảo nền kinh tế vẫn vận hành theo nhu cầu của thị trường.
Nghị định này cũng ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại, bao gồm các hàng hóa, dịch vụ sau: Hàng hóa, dịch vụ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; Vật liệu nổ công nghiệp, Vàng miếng, Vàng nguyên liệu, Xổ số kiến thiết, Thuốc lá điếu, xì gà, Hoạt động dự trữ quốc gia, Tiền, Tem bưu chính Việt Nam, Pháo hoa và các dịch vụ liên quan đến pháo hoa, Hệ thống điện quốc gia;, Thủy điện đa mục tiêu và điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội, Dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải, Dịch vụ công ích thông tin duyên hải, Bảo đảm hoạt động bay, Hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tư, Hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện; kè biển, Dịch vụ lâm nghiệp tại rừng đặc dụng, Xuất bản phẩm, Mạng bưu chính công cộng, Dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí
Nhìn chung đó đều là những ngành nghề liên quan đến ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ảnh hưởng, tác động đến nền kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng như tiền, vàng, viễn thông, điện,…
Bên cạnh những quy định chung, còn những trường hợp các cơ quan nhà nước khác ban hành các văn bản nhằm tạo ra lợi thế độc quyền cho một hoặc một số chủ thể kinh doanh. Năm 2002 đã xảy ra một trường hợp, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành quy chế về kinh doanh khai thác than mỏ, theo đó, chỉ cho phép các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh kinh doanh ngành nghề này. Trước đó, UBND Tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo Sở KH&ĐT thu hồi đăng ký kinh doanh than mỏ của 16 doanh nghiệp và chi nhánh doanh nghiệp vì chưa có ý kiến chấp thuận của UBND tỉnh. Quy định này đã tạo ưu thế vượt trội cho các doanh nghiệp trong tỉnh, vi phạm nghiêm trọng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ngoài tỉnh kinh doanh ngành nghề có điều kiện này. Than là một nguồn khoáng sản quý, có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Khai thác than là một ngành phổ biến tại khu vực tỉnh Quảng Ninh, góp phần quan trọng trong hoạt động xuất khẩu than, nhiệt điện,…. Việc đặt ra quy định như trên đã làm mất khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ngoài địa bàn, gây tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó nói riêng, ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động…
2. Phân tích Độc quyền hành chính trong kinh doanh
Giai đoạn 2020-2021, Việt Nam phải hứng chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Dịch bệnh xuất phát từ Trung Quốc, lây lan nhanh chóng ra các nước trong khu vực và trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Dưới sự nhạy bén, kịp thời, khẩn trương, công tác phòng chống dịch tại Việt Nam cũng đạt được những thành tích đáng kể. Tuy nhiên, nổi cộm trong đó là sự việc gây xôn xao, bức xúc trong dư luận, khi Bộ y tế ban hành một công văn khuyến nghị một số loại thuốc có khả năng chữa bệnh Covid-19, chính điều này đã gây ra hiện tượng lợi dụng văn bản của cơ quan nhà nước ban hành, thổi giá, tăng giá sản phẩm nhằm trục lợi.
Ngày 24/6/2021, Bộ Y tế có văn bản 5944/BYT-YDCT về việc tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu gửi sở y tế các tỉnh, thành phố; bệnh viện y học cổ truyền bộ, ngành; bệnh viện y học cổ truyền các tỉnh, thành phố; các cơ sở kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền. Theo đó, tại hướng dẫn sử dụng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu được ban hành kèm theo công văn này, Bộ Y tế công bố 12 loại thuốc cổ truyền phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19 gồm: Ngọc bình phong gia Xuyên tâm liên, Viên nang Kovir, Bạch địa căn, Siro Viêm họng, Siro Dưỡng âm bổ phế, Siro Ngân kiều, Hạnh tô, Vệ khí khang, Hoạt huyết Nhất Nhất, Viên nang Imboot, Xuyên tâm liên, Viên nang Nasagast – KG. Ngoài ra, hướng dẫn cũng đưa ra một số danh mục sản phẩm khác như: Sản phẩm sát khuẩn; thuốc xịt họng; các sản phẩm hỗ trợ nâng cao sức khỏe. Trong đó có hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng, thành phần, công dụng… của các sản phẩm này.
Bộ Y tế đề nghị, các đơn vị căn cứ vào thuốc cổ truyền, các sản phẩm chế biến, bào chế từ dược liệu ban hành kèm công văn này để tham khảo lựa chọn mua sắm, đấu thầu, tiếp nhận từ các tổ chức, cá nhân ủng hộ cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Từ đó hỗ trợ cho các người bệnh nhiễm virus SARS-CoV-2, đội ngũ y, bác sĩ tuyến đầu và đối tượng cách ly (F1) phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương.
Sau đó 2 ngày, dưới sự phản ứng trái chiều của dư luận, công văn này đã được thu hồi với lý do một số nội dung chưa phù hợp.
Nội cộm của văn bản này là bởi lẽ, những sản phẩm được liệt kê trong danh mục là những sản phẩm này công dụng chủ yếu là điều trị cảm cúm, viêm đường hô hấp và tăng sức đề kháng, không có nhiều khác biệt với các loại thuốc trị cảm cúm khác trên thị trường thuốc hiện nay. Tuy nhiên, ông Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết: Để tham mưu cho lãnh đạo Bộ Y tế về việc sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền và các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu phục vụ cho công tác phòng chống dịch COVID-19, Cục Y Quản lý Y Dược học cổ truyền đã nhận được sự hỗ trợ ủng hộ các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu của một số doanh nghiệp hỗ trợ trong thời gian diễn ra dịch ở Bắc Giang và Bắc Ninh.
Cục đã thành lập Hội đồng chuyên môn xem xét, đánh giá thành phần công thức của các sản phẩm mà các công ty ủng hộ cũng như những chế phẩm của hai bệnh viện: Y học cổ truyền Bộ Công an và Y học cổ truyền Quân đội, đưa vào điều trị, hỗ trợ điều trị, chăm sóc y tế cho bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện dã chiến của Bắc Giang cho thấy kết quả bước đầu an toàn và có hiệu quả.
Trong đợt dịch ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, để kết hợp các phương pháp của y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe, Cục tiếp tục tham mưu cho lãnh đạo Bộ và Bộ phận Thường trực của Bộ Y tế tại phía Nam về việc tiếp nhận sự hỗ trợ các sản phẩm y học cổ truyền và sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu để sử dụng phù hợp cho những người là F1 đang cách ly tập trung và F0 không có triệu chứng hoặc mức độ nhẹ và vừa.
Đồng thời, Cục cũng đã hướng dẫn các đơn vị y học cổ truyền trực tiếp tham gia điều trị bệnh nhân COVID-19 tham khảo, nghiên cứu để có thể xây dựng các bài thuốc y học cổ truyền và tiếp tục đánh giá tính an toàn, hiệu quả.
Theo ông Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền (Bộ Y tế), mục đích ban hành văn bản này chỉ nhằm khuyến nghị, tuy nhiên, chính những nội dung trong Công văn này đã khiến cho hàng loạt thuốc này bị tăng giá. Hầu hết các loại thuốc trong danh mục đều cháy hàng tại các hiệu thuốc. Có những mã thuốc đã tăng giá từ 5 đến 7 lần. Đặc biệt, viên nang cứng Kovir của Cty CP Sao Thái Dương vẫn khiến nhiều người truy lùng dù đã được đội giá gấp 4-5 lần người anh em phiên bản Kovir cũ. Một vấn đề khác là hướng dẫn của Cục Quản lý y dược học cổ truyền gửi ngày 24-6, ngày 25-6 Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế mới cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm viên nang cứng. Điều đó có nghĩa Cục Quản lý y dược học cổ truyền hướng dẫn các địa phương sử dụng sản phẩm từ khi chưa được phép lưu hành. Đó là chưa kể trong danh mục có những sản phẩm chưa rõ cơ chế hỗ trợ cho bệnh nhân COVID-19, như sản phẩm hoạt huyết N.N.
Dù văn bản này đã được thu hồi, tuy nhiên, nó cũng tạo nên một làn sóng tăng lợi nhuận nhanh chóng đối với các doanh nghiệp sản xuất thuộc, buôn bán thuốc, có những nhà thuốc đã tăng giá bán để trục lợi.
Hành vi này đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh. Theo Điều 8 Luật cạnh tranh 2018 quy định các hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh, cụ thể như sau:
Tham khảo thêm ⇒ Tiểu luận: Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
1. Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường sau đây:
a) Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện hoặc không thực hiện việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể hoặc mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cụ thể, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
b) Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp;
c) Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị các hiệp hội ngành, nghề, tổ chức xã hội – nghề nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh.
2. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.
Đối chiếu với quy định này, công văn trên đã khuyến nghị việc sử dụng các loại thuốc trên, tạo ra sự mất cân bằng trong việc lựa chọn các sản phẩm thuốc trên thị trường. Nếu không có văn bản này, người tiêu dùng có thể thoải mái lựa chọn trong số các mặt hàng thuốc trên thị trường, nhưng vì có văn bản này, các thuốc trong danh mục được ưu tiên lựa chọn hơn. Với lời giải thích bên trên, có thể nói Công văn đã được thu hồi không nhằm tạo ra độc quyền hành chính. Tuy nhiên, trong trường hợp để lại hậu quả nghiêm trọng, những hành vi tương tự vi phạm pháp luật cạnh tranh có thể bị xem xét xử lý hình sự,
Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 cũng có quy định về Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại Điều 356:
Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác360 đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
– Có tổ chức;
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

V. Kết luận Độc quyền hành chính trong kinh doanh
Tóm lại, Độc quyền hành chính có thể được hiểu là việc một chủ thể kinh doanh có được vị thế độc quyền nhưng không phải do sức mạnh kinh tế mà do sự tác động của quyền lực nhà nước. Độc quyền hành chính xuất hiện khi nhà nước và các cơ quan nhà nước lạm dụng quyền lực của mình thực hiện những hành vi nhằm phá huỷ và ngăn cản cạnh tranh một cách bình thường, và nó là kết quả của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Bằng những văn bản pháp quy, các quyết định hành chính và hành vi hành chính, các cơ quan công quyền và công chức nhà nước khi thi hành công vụ đã can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra những lợi thế đặc biệt cho một số doanh nghiệp nhất định về thị trường, tín dụng, khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên…nhằm tạo ra vị thế độc quyền cho các doanh nghiệp này, đồng thời, gây cản trở, khó khăn cho hoạt động kinh doanh bình thường của các doanh nghiệp khác . Dù độc quyền hành chính có mang theo mục đích nào, đảm bảo an ninh Quốc gia, duy trì và củng cố vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước hay bảo hộ sản xuất trong nước cũng cần được kiểm soát trong khuôn khổ nhất định. Kinh tế vận động theo các quy luật kinh tế giúp cho nền kinh tế phát triển, doanh nghiệp yếu, kém, sản phẩm không còn phù hợp với thị trường sẽ bị loại bỏ, doanh nghiệp có sự tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tham gia được kinh tế quốc tế,… có thể tiếp tục cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần. Hiện nay, Luật canh tranh cũng đã đưa ra bốn điều cấm thực chất là bốn dạng độc quyền hành chính ở Việt Nam.
Điều này đã thể hiện sự nỗ lực kiểm soát độc quyền hành chính trong kinh doanh những cũng đặt ra trong bài Tiểu luận đề tài: Độc quyền hành chính trong kinh doanh và những đòi hỏi nhất định để đưa những quy định pháp luật này vào và phát huy hiệu quả trong thực tế cuộc sống.