Đề cương luận văn cao học, hướng dẫn trình bày luận văn thạc sĩ

Rate this post

Luận văn thạc sĩ hay còn được gọi là luận văn tốt nghiệp nhằm mục đích xác thực được khả năng áp dụng kiến thức trong quá trình học vào công tác chuyên môn của chính mình. Để được chấp nhận tốt nghiệp luận văn cần có sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn bằng việc xác nhận bản đề cương luận văn của học viên. Chính vì vậy, thông qua bài viết này AD muốn chia sẻ cho các bạn cách trình bày bài luận văn thạc sĩ đúng quy định và hoàn thiện đề cương luận văn cao học chuẩn nhất.


I. LUẬN VĂN CAO HỌC LÀ GÌ? ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CAO HỌC LÀ GÌ?

Định nghĩa

Luận văn là một đề tài nghiên cứu bắt buộc đối với mỗi học viên muốn được cấp bằng thạc sĩ của trường. Luận văn tốt nghiệp nhằm mục đích mang lại cho học viên cơ hội thể hiện năng lực của mình trong việc thực hiện một nghiên cứu độc lập về một vấn đề cụ thể trong phạm vi nghiên cứu chuyên môn chính của mình. Bất kỳ một nghiên cứu nào cũng phải có những yếu tố dưới đây:
1 Là một nghiên cứu chuyên đề liên quan đến đề tài nghiên cứu mà học viên quan tâm, có ý nghĩa về cơ sở lý luận và thực tiễn mang lại những đóng góp về mặt chuyên môn trong lĩnh vực học viên đăng ký học.
2 Phải là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân học viên, thể hiện được khả năng nghiên cứu và chuyên môn của học viên trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
3 Nó phải là một nghiên cứu được thực hiện có tính định hướng thực tiễn, chứ không phải đơn thuần là một nghiên cứu về mặt lý thuyết. Như vậy, nó phải là một đề tài nghiên cứu mang tính thực nghiệm hiện trường hơn là một nghiên cứu đơn thuần thực hiện trong thư viện.
4 Nó phải là nghiên cứu mang tính nguyên bản. Điều này có nghĩa là nó không phải là sự sao chép về mặt nội dung, hình thức và các kết luận của các nghiên cứu trước đó. Điều này có nghĩa là đề tài nghiên cứu phải được học viên đối chiếu với thư viện để tránh trường hợp trùng lặp, việc đối chiếu này được thực hiện như một bước trong quá trình chuẩn bị tìm hiểu về cơ sở lý luận.

Tham khảo thêm ⇒ Mẫu luận văn thạc sĩ hay nhất

Tất cả những ý nghĩa này đều cần có trong bài luận văn thạc sĩ, đặc biệt là các bạn cần phải phô diễn đúng đủ ngay trong từ đề cương luận văn cao họcKhi các bạn trình bày trong đề cương, giảng viên sẽ xem xét và cho bạn những ý kiến để hoàn thành một bài luận văn được triển khai có hiệu quả hơn.

Các tiêu chí để đánh giá luận văn

Luận văn thạc sĩ nhằm mục tiêu xác thực khả năng áp dụng những kiến thức học được của học viên trong công tác chuyên môn. Để được chấp nhận, luận văn tốt nghiệp cần phải được sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn bằng việc xác nhận bản đề cương luận văn cao học của học viên.

1. Bằng chứng về một nghiên cứu toàn diện có nghĩa là
1.1. Luận văn có liên quan đến và đáp ứng những mục tiêu của đề cương luận văn cao học đã được chấp nhận;
1.2. Lĩnh vực làm việc và nghiên cứu đủ lớn để đáp ứng với yêu cầu về dữ liệu;
1.3. Số liệu và phép tính toán phải chính xác;
1.4. Sử dụng các công cụ giải tích và kỹ thuật phù hợp trong nghiên cứu và phân tích;
1.5. Bản thảo được đánh máy và viết tốt, đúng ngữ pháp và ngữ cảnh.

2. Bằng chứng về một nghiên cứu được tổ chức tốt bao gồm các yếu tố sau:
2.1. Các phát hiện mới được trình bày trong phần nội dung văn bản chứ không phải được thể hiện trong phần minh hoạ;
2.2. Bao phủ được hết các khía cạnh của vấn đề học viên nghiên cứu;
2.3. Số liệu được tách rời với ý kiến cá nhân:
2.4. Số liệu được dẫn chứng bằng tài liệu;
2.5. Nguồn thông tin đáng tin cậy.

3. Bằng chứng về một quan điểm rõ ràng được thể hiện ở chỗ:
3.1. Nội dung được trình bày một cách lô-gíc
3.2. Thể hiện sự rõ ràng về mục đích, quan điểm, vấn đề, các lựa chọn thay thế và những hạn chế;
3.3. Việc phân tích và các giả định đưa ra từ các nguồn dữ liệu là hợp lý;
3.4. Các kết luận được đưa ra một cách phù hợp với kết quả phân tích và những đề xuất.

4. Bằng chứng về sự sáng tạo được thể hiện ở chỗ:
4.1. Nghiên cứu thể hiện việc truyền tải những kiến thức tiếp thu được từ chương trình học vào một nghiên cứu mang tính chuyên môn;
4.2. Các dữ liệu được hiểu đầy đủ, chứ không chỉ là được sao chép lại;
4.3. Nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn, cập nhật, có liên quan và có giá trị đối với nhiều người;
4.4. Nghiên cứu chỉ rõ được những vấn đề khác có liên quan và khám phá ra những vấn đề nghiên cứu mới;
4.5. Trong khi bảo vệ luận văn, học viên phải thể hiện sự am hiểu của mình về vấn đề nghiên cứu cũng như trình bày rõ ràng những phát hiện mới và các kết luận của mình.

Các bạn có thể tham khảo thêm Cách viết luận văn thạc sĩ sao cho đúng đủ, chi tiết

Trên đây là tất cả những tiêu chí mà bạn phải cân nhắc khi làm bài luận văn thạc sĩ. Bởi vì nếu không có đủ những tiêu chí trên đây thì rất khó để hoàn thành được đề cương luận văn cao họcchứ đừng nói là hoàn thành được cả bài luận văn.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN LUẬN VĂN CAO HỌC ĐÚNG CÁCH

Quy trình nghiên cứu đưa học viên qua những bước sau:

Bước 1: Chọn đề tài nghiên cứu
Dựa trên sự hiểu biết của bản thân học viên, thông qua việc nắm bắt thực tế hoạt động tại đơn vị thực tập, học viên chủ động lựa chọn đề tài nghiên cứu phù hợp (Giảng viên hướng dẫn có thể hỗ trợ học viên chọn Đề tài)

Bước 2: Lựa chọn giảng viên hướng dẫn
Giảng viên hướng dẫn do Nhà trường chỉ định hoặc theo đề xuất của học viên (sẽ do Nhà trường ra quyết định cuối cùng)

Bước 3: Đăng ký giảng viên hướng dẫn luận văn thông qua văn phòng khoa sau đại học.
a. Hoàn thành “Bản đăng ký chấp thuận giảng viên hướng dẫn luận văn”;
b.Hoàn thành “Bản đăng ký giảng viên hướng dẫn đề tài luận văn”;
c.Nộp những giấy tờ sau liên quan đến GVHD (nếu học viên đề xuất giảng viên hướng dẫn riêng (giảng viên bên ngoài trường)):
• Sơ yếu lý lịch (b,c);
• Bản sao công chứng các bằng cấp, bảng điểm, chứng chỉ;
• Bằng chứng liên quan đến kinh nghiệm công tác;
• Các bài viết, sách, báo đã được xuất bản (nếu có);
• Thư giới thiệu (nếu có);
• Một (01) ảnh chụp (4 x6) cách 01 tháng gần nhất
Thực hiện: Do FBU quyết định cuối cùng

Bước 4: Hoàn thành “đề cương luận văn cao học đề tài nghiên cứu”
Thực hiện: Do giảng viên hướng dẫn phê chuẩn, và được sự xác nhận của FBU thông qua văn phòng khoa sau đại học

Bước 5: Nộp đề cương luận văn cho giảng viên hướng dẫn
Thực hiện: Theo chỉ dẫn của giảng viên hướng dẫn

Bước 6: Nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Thực hiện: Theo chỉ dẫn của giảng viên hướng dẫn

Bước 7: Đề xuất tham gia kỳ bảo vệ luận văn
Thực hiện: Do giảng viên hướng dẫn và văn phòng khoa sau đại học đề xuất

Bước 8 : Nộp các giấy tờ, tài liệu cần thiết cho FBU
a. Luận văn với độ dài tối thiểu từ 60tr đến tối đa 80tr không tính phần phụ lục và các phần dẫn nhập
b. Hoàn thành “Cam kết về tính nguyên bản”.
Thực hiện: Do FBU phê duyệt

Bước 9: Bảo vệ Luận văn
Các tiêu chí đánh giá luận văn và trong quá trình bảo vệ luận văn ( Hội đồng bảo vệ luận văn quyết định)

Bước 10: Nộp Luận văn sau khi đã chỉnh sửa và cấp bằng
– Sau khi chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng bảo vệ và nộp luận vănhọc viên sẽ được cấp giấy chứng nhận (hoặc Quyết định) tốt nghiệp khóa học.
– Chủ nhiệm khoa sau đại học, Phòng quản lý đào tạo… đề xuất Hội đồng Nhà trường cấp bằng tốt nghiệp của Hiệu trưởng.

Tham khảo thêm ⇒ Dịch vụ viết thuê Luận văn  

Đây là 10 bước ” cơ bản nhất “. Mặc dù vậy nhưng cũng có những trường có thể dễ dàng hơn một chút là không bảo vệ, nhưng bây giờ không còn mấy trường như vậy nữa. Hoặc có những trường sẽ bảo vệ đề cương luận văn cao học xong làm luận văn và bảo vệ luận văn, ( mà các học viên bây giờ hay thường chọn các trường không bảo vệ tại Việt Nam nhưng lại được gửi bài qua các quốc gia khác đó nha 😀 Vì như thế thì bằng cấp sẽ có giá trị hơn rất nhiều nè )

Hướng dẫn cụ thể các bước như sau:

Lựa chọn Đề tài Nghiên cứu

1. Học viên bắt đầu tìm kiếm những thông tin ban đầu về một số đề tài mà học viên cho rằng có thể đáp ứng những yêu cầu của một bản luận văn tốt. Học viên sẽ xác định những dữ liệu cần có, giới hạn và nguồn gốc các thông tin thứ cấp và độ lớn của thông tin chính yếu sẽ cần phải được đưa ra.
2. Nguồn gốc của chủ đề nghiên cứu cần phải thống nhất với nội dung yêu cầu của chương trình học mà học viên đang theo học và lĩnh vực chuyên môn của học viên.
3. Đề tài nghiên cứu cũng phải thể hiện sự phù hợp với mục tiêu của các khoa chuyên ngành, với mục tiêu về mặt thể chế của (FBU) và phù hợp với xu thế phát triển của đất nước.
4. Học viên nộp ý tưởng về chủ đề nghiên cứu cho giảng viên hướng dẫn để được nhận xét, chỉnh sửa và chấp thuận, và sau đó nộp đến văn phòng khoa sau đại học tiến hành các bước tiếp theo.
5. Mỗi ý tưởng đề tài phải được trình bày, và nộp trên khổ giấy A4 bằng bản đánh máy, và bao gồm một trang giới thiệu về đề tài, trong đó bao gồm trình bày cả quy mô, mức độ sâu rộng, chiều hướng, và nếu có, sự tương đồng với những nghiên cứu trước đó, và đề tài mới của học viên sẽ có điểm gì khác biệt với những đề tài cũ. Học viên sẽ phải nộp tối thiểu 3 ý tưởng đề tài.
6. Giảng viên hướng dẫn sẽ xem xét các ý tưởng đề tài để xem đề tài nào có thể tiếp tục phát triển được. Nếu tất cả các đề tài nộp lên của học viên đều có thể phát triền được thành luận văn thì sẽ được hướng dẫn chọn đề tài nào có tính độc đáo và liên quan nhiều nhất để thực hiện nghiên cứu. Những đề tài học viên đã đề xuất nhưng không còn cần thiết khác có thể được giới thiệu cho người khác làm đề tài nghiên cứu hoặc lưu trữ để có thể sử dụng trong tương lai. Nếu không có ý tưởng đề tài nào trong số những ý tưởng đề tài mà học viên đề xuất có thể phát triển thành luận văn, giảng viên hướng dẫn sẽ thông báo cho học viên biết để học viên tiếp tục tìm kiếm những ý tưởng đề tài khác. Sau khi một ý tưởng đề tài được chấp nhận, học viên sẽ bắt đầu thực hiện phát triển đề tài, bắt đầu bằng việc lập đề cương luận văn cao học cho đề tài nghiên cứu với sự hỗ trợ của giảng viên hướng dẫn.

Lựa chọn và chỉ định giảng viên hướng dẫn

Học viên sẽ có một giảng viên hướng dẫn luận văn để hướng dẫn học viên trong quá trình thực hiện đề cương luận văn cao học, giảng viên hướng dẫn sẽ được bổ nhiệm khi học viên nộp các ý tưởng đề tài.
1. Giảng viên hướng dẫn sẽ là những người được chọn từ khoa có chuyên ngành mà học viên đăng ký học và được lựa chọn với những tiêu chí được liệt kê theo thứ tự dưới đây:
2. Thứ nhất, là người có chuyên môn sâu trong lĩnh vực nghiên cứu. Nếu nghiên cứu đòi hỏi các chuyên gia đa chuyên ngành, trường sẽ bổ sung thêm một giảng viên hướng dẫn.
3. Thứ hai, một giảng viên chỉ có thể cùng lúc hướng dẫn tối thiểu 10 tối đa là 15 học viên cao học và 3 đến 5 nghiên cứu sinh trong mỗi khóa học.
4. Thứ ba, học viên giao tiếp với giảng viên hướng dẫn trên tinh thần lành mạnh, không được tiêu cực trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
5. Giảng viên hướng dẫn luận văn có thể do cán bộ quản lý của khoa, giảng viên chuyên ngành hoặc cán bộ quản lý của nhà trường nhưng đúng chuyên ngành của học viên đăng ký theo học.

Tham khảo thêm ⇒ Danh sách đề tài luận văn mới

Lập đề cương luận văn cao học

1. Đề cương luận văn là tài liệu nghiên cứu cơ bản đưa ra những giới hạn cụ thể và trách nhiệm của người nghiên cứu, hiểu theo một cách nào đó thì nó như một giao kèo bằng văn bản giữa học viên và giảng viên hướng dẫn rằng những công việc cụ thể nào sẽ được hoàn thành và cách thức thực hiện những công việc đó. Nó bảo đảm và giúp cho học viên về sự thông hiểu giữa học viên và hội đồng phản biện về mục đích, phạm vi, độ sâu, rộng, chiều hướng, phương pháp và những giới hạn của nghiên cứu được đề xuất.
2. Học viên sẽ lập bản đề cương luận văn cao học đề tài nghiên cứu của chính mình với sự hỗ trợ của giảng viên hướng dẫn. Bản đề cương này càng chi tiết càng tốt và bao gồm tối thiểu những nội dung dưới đây:
a. Thảo luận về chủ đề nghiên cứu, cái được coi là định hướng chung của lĩnh vực nghiên cứu. do đó, nó cần bao gồm tất cả những gì học viên thu thập được về chủ đề đó trong quá trình nghiên cứu ban đầu cộng với một số suy đoán về kết quả của nghiên cứu sau khi hoàn thành.
b. Trình bày về quy mô, chủ đề nào sẽ được đề cập đến trong nghiên cứu, những mục nào sẽ không được đề cập đến, những câu hỏi nào sẽ được trả lời, và ở mức độ sâu rộng thế nào. Đây là những điểm quan trọng cho việc giám sát đề tài nghiên cứu.
c. Trình bày về hiện tại và tương lai của vấn đề nghiên cứu, những gì đã đạt được, phạm vi và mức độ cần thiết của các mục đích quan trọng và thứ yếu, danh mục các nguồn thông tin chính yếu và thứ yếu, và thông tin nào sẽ được tìm kiếm, thông tin nào sẽ được xem là quan trọng đối với việc thực hiện thành công của luận văn.
d. Bản thời gian biểu cho các công việc cần thực hiện từ khi hoàn thành đến khi kết thúc.
e.Học viên cần nộp đề cương luận văn cao học cho FBU sau khi được sự chấp thuận của giảng viên hướng dẫn, thông qua văn phòng khoa sau đại học. Đề cương luận văn sẽ trình bày theo đúng mẫu sau đây và bao gồm những nội dung như sau:

TRÌNH BÀY ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CAO HỌC – LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Luận văn tốt nghiệp gồm 5 chương, cụ thể như sau:
Chương I – Mở đầu (vấn đề nghiên cứu)
1. Bối cảnh nghiên cứu (Giới thiệu) khoảng 4 trang
2. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu. Phần này bao gồm những câu hỏi cụ thể sẽ được giải đáp trong phần thân bài (nội dung) hay trong Chương 4. Những câu hỏi này cũng sẽ là cơ sở để đặt giả thuyết, mô hình nghiên cứu, các nghiên cứu liên quan và cơ sở lý luận, phương pháp, v.v… Nếu không có Vấn đề nghiên cứu cụ thể, học viên sẽ không thể thực hiện các bước tiếp theo và hoàn thành việc giải nghĩa bài viết của mình. Đối với một luận văn tốt nghiệp, bạn cần đưa ra 4 đến 5 câu hỏi nghiên cứu để có được một đề tài nghiên cứu mang tính học thuật.
3. Mục tiêu nghiên cứu
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Các nghiên cứu liên quan và sự khác biệt nghiên cứu của học viên.

Chương II –Cơ sở lý luận hoặc mô hình nghiên cứu
-Cơ sở lý luận liên quan (được giới thiệu trong giáo trình, tài liệu học liệu)
-Các nghiên cứu liên quan (được tra cứu trong các nghiên cứu như luận văn, luận án…có liên quan đến luận văn của học viên)
– Nội dung này phải phù hợp với tên đề tài nghiên cứu

– Mô hình nghiên cứu (nếu có)
Học viên tìm tòi và chọn một mô hình nghiên cứu đã được công bố trên các công trình đã công bố để sử dụng vào luận văn.

Tham khảo thêm ⇒ Bài mẫu Luận văn thạc sĩ Kinh tế điểm cao

Chương III – Phương pháp nghiên cứu thực tiễn (Thực trạng)
-Phương pháp nghiên cứu được sử dụng
Đó sẽ là phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, mô tả, phân tích thực nghiệm hay dựa trên số liệu lịch sử? Các phương pháp nghiên cứu chính này cũng có nhiều phương pháp nhỏ. Hãy xác định, mô tả và chứng minh sự lựa chọn của mình.
-Mẫu và phương pháp chọn mẫu (nếu có)
Ai sẽ là người trả lời các bản khảo sát? Bạn sẽ lựa chọn họ bằng cách nào? Thể hiện trên bảng giá trị N (tổng số đối tượng liên quan), và n (mẫu được chọn), và tỷ lệ % của chúng.
-Nơi thực hiện Nghiên cứu ( có thể các bạn đã biết rằng một trong những phần này là phần quan trọng bắt buộc phải có trong đề cương luận văn cao học )
Địa điểm sẽ thực hiện nghiên cứu được thể hiện trên một bản đồ. Mô tả ngắn gọn về địa điểm thực hiện nghiên cứu cũng là một yếu tố bắt buộc.
-Các công cụ được sử dụng
Các bản khảo sát hay bất kỳ công cụ thu thập dữ liệu nào được sử dụng. Mô tả nội dung
-Cơ cấu và Quản lý
Chỉ rõ cách học viên tiếp cận các công cụ; và cách của học viên đưa chúng vào trong nghiên cứu của mình.
Phương thức cho điểm
Tham khảo ý kiến tư vấn về thống kê khi thực hiện phần này
Giá trị và độ tin cậy
Xử lý về mặt thống kê các dữ liệu
Trình bày các công cụ thống kê được sử dụng, bao gồm các công thức cho mỗi phép thống kê. Trong phần này học viên cần tham khảo ý kiến của chuyên gia về thống kê.
-Quy trình nghiên cứu thực tế
Trong phần này, học viên nghiên cứu cần trình bày chi tiết cách trả lời từng câu hỏi nghiên cứu trên các khía cạnh sau:
Bản câu hỏi khảo sát đã được sử dụng (có những trường hợp một nghiên cứu cần sử dụng nhiều bản câu hỏi khảo sát khác nhau. Nếu chỉ có một bản khảo sát, học viên cần chỉ rõ phần nào của bản khảo sát đã được sử dụng trong nghiên cứu)
-Công cụ Thống kê đã được sử dụng
Ai trong số những người được chọn làm mẫu đã được sử dụng để trả lời cho một câu hỏi cụ thể?

Chương IV – Phân tích, giải thích số liệu, đánh giá và giải pháp (hoặc gợi ý)
– Phân tích số liệu
– Giải thích số liệu (bẳng biểu đồ)
– Đánh giá
– Ý kiến của các chuyên gia
– Một số giải pháp hoặc một số gợi ý.

( Có thể các bạn đã biết phân tích số liệu và nhận xét là một trong những công đoạn khó khăn, vậy nên hãy them khảo Dịch vụ viết thuê luận văn của AD nhé )

Chương V – Tóm tắt, kết luận và kiến nghị
– Tóm tắt luận văn tốt nghiệp
– Kết luận
– Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Các phụ lục
Các bản câu hỏi khảo sát, Clip (nếu có)

QUY ĐỊNH VỀ SOẠN THẢO – ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CAO HỌC 

Học viên cần tuân thủ các yêu cầu sau đây:
1. Chuyển tiếp ý: Giữa các mục phải có phần chuyển tiếp ý để tạo sự liên kết của vấn đề
2. Văn phong:
– Chuẩn mực: diễn đạt bằng tiếng Việt chuẩn, đúng chính tả, đúng ngữ pháp
– Mạch lạc: diễn đạt dễ hiểu, tránh câu quá dài và diễn đạt rườm rà
– Logic: Các ý được liên kết một cách hợp lý,
– Chính xác: sử dụng những thuật ngữ, từ ngữ chính xác để biểu đạt ý
3. Hình thức:
– Luận văn phải được đánh máy, sử dụng phông chữ Time New Roman, cỡ chữ 12 hoặc 13, cách dòng 1.3 hoặc 1.5,
– Số trang được đánh ở cuối trang và giữa trang.
– Căn lề: Lề trái 3 cm, lề phải 2 cm, lề trên và dưới 2,5 cm.
– Các trích dẫn phải được để trong ngoặc kép (( )) ( đó là những ý tưởng, đoạn trích nguyên văn của tác giả khác), nguồn trích dẫn phải được nêu trong phần tài liệu tham khảo.
– Luận văn được đóng bìa cứng theo mẫu, bìa màu xanh (màu truyền thống của FBU).

( Quy định soạn thảo này AD chỉ bỏ ở đây cho các bạn tham khảo thôi, chứ thực tế mỗi trường sẽ có một yêu cầu khác nhau nên không nhất thiết là phải làm theo AD hướng dẫn đâu nha, lỡ mà bị giảng viên la thì đừng bảo AD chỉ dại này, chỉ nên làm theo công đoạn đề cương luận văn cao học chi tiết nhất thui nha )

KẾT CẤU MỘT ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CAO HỌC

TÊN ĐỀ TÀI: …………………………………………………………………………………………..
1. Trang bìa
2. Lời cam đoan có tính nguyên bản và lời cám ơn
3. Mục lục (ghi tên chương, mục, tiểu mục, trang)
4. Danh mục từ viết tắt
5. Hình vẽ, bảng biểu đồ…

Thực tế ở một bài luận văn thạc sĩ thì đề cương chi tiết là một phần rất quan trọng. Có một số giáo viên AD đã từng tiếp xúc thì việc

CHƯƠNG I: VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Bối cảnh nghiên cứu
– Tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu
– Giới thiệu về cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan, đơn vị nghiên cứu
– Sơ đồ bộ máy của cơ quan, đơn vị nghiên cứu
2. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
– Hiện trạng đang còn bất cập gì …?
– Hiện trạng bộ máy quản lý còn đang bất cập gì…?
– Nhân tố khách quan nào đang tác động đến hiện trạng…?
3. Mục tiêu nghiên cứu
– Mục tiêu tổng thể…?
– Mục tiêu cụ thể…?
– Mục đích nghiên cứu đề tài này là gì …?
4. Nhiệm vụ của nghiên cứu
– Hệ thống hóa lý thuyết thế nào ?
– Phân tích, đánh giá và đưa ra được các giải pháp làm gì …?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu
– Phạm vi thời gian

đề cương luận văn cao học
đề cương luận văn cao học

6. Phương pháp nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu ⇒ Xác định cơ sở lý thuyết ⇒ nghiên cứu thực trạng ⇒ phân tích, đánh giá và giải thích ⇒ Tóm tắt, kết luận

• Trong phương pháp nghiên cứu này gồm;
– Phương pháp thống kê, thu thập số liệu, dữ liệu, phân tích, so sánh, mô tả và tổng hợp
7. Các nghiên cứu liên quan và sự khác biệt nghiên cứu của học viên

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Cơ sở lý luận liên quan (được giới thiệu trong giáo trình, tài liệu học liệu)
2. Các nghiên cứu liên quan (được tra cứu trong các nghiên cứu như luận văn, luận án…có liên quan đến luận văn của học viên)
• Nội dung này phải phù hợp với tên đề tài nghiên cứu
3. Mô hình nghiên cứu (nếu có)
• Học viên tìm tòi và chọn một mô hình nghiên cứu đã được công bố trên các công trình đã công bố để sử dụng vào luận văn.

CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG

1. Đó sẽ là phương pháp thống kê số liệu để nội dung phần CHƯƠNG 4 có dữ liệu so sánh, tổng hợp, mô tả, phân tích thực nghiệm hoặc dựa trên số liệu lịch sử? Các phương pháp nghiên cứu chính này cũng có nhiều phương pháp nhỏ. Hãy xác định, mô tả và chứng minh sự lựa chọn của mình.
2. Xử lý về mặt thống kê các dữ liệu (có thể thực hiện mục này và mục 3)
– Trình bày các công cụ thống kê được sử dụng, bao gồm các công thức cho mỗi phép thống kê.
– Trong phần này học viên cần tham khảo ý kiến của chuyên gia về thống kê.
3. Quy trình nghiên cứu thực tế
– Trong phần này, học viên nghiên cứu cần trình bày chi tiết cách trả lời từng câu hỏi nghiên cứu trên các khía cạnh sau:
– Công cụ thống kê đã được sử dụng
– Ai trong số những người được chọn làm mẫu đã được sử dụng để trả lời cho một câu hỏi cụ thể?

Tham khảo thêm ⇒ Trọn bộ Đề cương chi tiết luận văn

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ & GIẢI PHÁP hoặc (gợi ý)

1. Phân tích, giải thích số liệu (căn cứ số liệu của các bảng thuộc chương 3)
2. Đánh giá:
– Ít nhất chỉ ra được 03 nhân tố tốt nhất
– Ít nhất chỉ ra được 03 tồn tại (hạn chế) sau đó đưa ra các nguyên nhân nào đang tác động
3. Ý kiến của các chuyên gia (GV chuyên ngành hoặc cán bộ hướng dẫn thực tế)
4. Một số giải pháp hoặc một số gợi ý.

CHƯƠNG V: TÓM TẮT, KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ

1. Tóm tắt luận văn (Coi như đã kết luận Luận văn)
2. Định hướng  Đưa ra được định hướng thực hiện giải pháp
3. Kiến nghị = 02 cấp

Tài liệu tham khảo
Các phụ lục
Các bản câu hỏi khảo sát, Clip (nếu có)


Trên đây là những gì mà AD muốn chia sẻ đến các bạn về cách trình bày bài luận văn thạc sĩ đúng quy định và hoàn thiện đề cương luận văn cao học chuẩn nhất. Tuy nhiên AD cũg có nhiều bài mẫu về chuyên ngành kinh tế và các ngành khác trên Trangluanvan.com  nên các bạn có thể tìm trên trang để xem nhé!

Contact Me on Zalo