Luận văn Phát Triển Nông Thôn là chủ đề mà AD muốn chia sẻ cho các bạn trong bài viết này. Bao gồm 5 bài mẫu điểm cao làm tài liệu cho các bạn tham khảo và 107 chiếc đề tài hot của chuyên ngành Phát triển nông thôn. Nhằm giúp các bạn có nhiều tài liệu để làm bài cũng như tiết kiệm thời gian nhiều hơn về chọn đề tài hay đi tìm kiếm các tài liệu phục vụ cho bài luận văn phát triển nông thôn của mình.
Quá trình phát triển nông thôn chính là phát triển nông nghiệp nhằm mục đích nâng cao cơ sở vật chất, đời sống tinh thần của người dân nông thôn. Chính vì thế mà AD lựa chọn đăng tải cho các bạn về chủ đề này tại đây. Cùng AD tham khảo Đề tài luận văn phát triển nông thôn và 5 bài mẫu điểm cao dưới đây nha.
Đề tài Luận văn Thạc sĩ Phát Triển Nông Thôn
1. Nghiên Cứu Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Tại Tỉnh Bến Tre-Thực Tiễn Và Bài Học Kinh Nghiệm
2. Phát Triển Kinh Tế Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Theo Hướng Đô Thị Hóa Ở Thị Xã Phổ Yên
3. Nghiên Cứu Chiến Lược Sinh Kế Của Nông Hộ Miền Núi Tỉnh Thừa Thiên Huế
4. Đánh Giá Giá Trị Dịch Vụ Hệ Sinh Thái Rừng Vùng Núi Tỉnh An Giang
5. Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Chuyển Đổi Mô Hình Canh Tác Trên Đất Lúa Ở Tỉnh Hậu Giang
6. Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Chủ Yếu Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn
7. Luận văn Phát Triển Nông Thôn: Giải Pháp Nâng Cao Thu Nhập Cho Hộ Nông Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Trên Địa Bàn Huyện Phú Bình
8. Giải Pháp Huy Động Nguồn Lực Của Cộng Đồng Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Trên Địa Bàn Huyện Văn Bàn
9. Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Thúc Đẩy Sản Xuất Và Tiêu Thụ Rau An Toàn Trên Địa Bàn Thành Phố
10. Giải Pháp Phát Triển Công Tác Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Huyện Văn Bàn, Tỉnh Lào Cai
11. Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Lúa Nếp Khẩu Tan Đón Theo Hướng Bền Vững Tại Huyện Văn Bàn
12. Giải Pháp Huy Động Nguồn Lực Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Huyện Na Rì, Tỉnh Bắc Kạn
13. Nghiên Cứu, Đề Xuất Một Số Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững Cho Các Hộ Dân Tộc Thiểu Số Ở Huyện Pác Nặm
14. Nghiên Cứu Hiệu Quả Kinh Tế Cây Bưởi Diễn Của Nông Hộ Huyện Văn Bàn Tỉnh Lào Cai
15. Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Chủ Yếu Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn Tại Huyện Ba Bể
16. Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Cây Ăn Quả Trên Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn
17. Tái Cơ Cấu Ngành Trồng Trọt Huyện Văn Bàn Tỉnh Lào Cai
18. Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cây Hồng Không Hạt Theo Hướng Bền Vững Trên Địa Bàn Huyện Văn Bàn
19. Giải Pháp Phát Triển Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Văn Bàn, Tỉnh Lào Cai
20. Giải Pháp Huy Động Nguồn Lực Cộng Đồng Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Trên Địa Bàn Huyện Pác Nặm Tỉnh
21. Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Vay Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Cho Hộ Nghèo Thông Qua Hội Nông Dân Huyện
22. Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Môi Trường Nông Thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Huyện
23. Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Hệ Thống Giao Thông Nông Thôn Huyện Văn Bàn Giai Đoạn 2018-2025
24. Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Của Công Tác Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Giao Cho Các Hộ Gia Đình
25. Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Một Số Giải Pháp Phát Triển Cây Sa Nhân Tím Trên Địa Bàn Huyện
26. Luận văn Phát Triển Nông Thôn: Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Huyện Văn Bàn Tỉnh Lào Cai
Tham khảo thêm ⇒ DỊCH VỤ VIẾT THUÊ LUẬN VĂN
27. Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Dân Tộc Thiểu Số Huyện Văn Bàn, Tỉnh Lào Cai
28. Thực Trạng Và Giải Pháp Huy Động Nguồn Lực Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Huyện Văn Bàn
29. Nghiên Cứu Vai Trò Của Cộng Đồng Trong Công Tác Quản Lý, Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Văn Bàn
30. Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Thị Xã Quảng Yên Tỉnh Quảng Ninh
31. Nghiên Cứu Tác Động, Ứng Phó Và Phục Hồi Sinh Kế Của Hộ Khai Thác Thuỷ Sản Ven Biển Bị Ảnh Hưởng
32. Nâng Cao Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Tại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên
33. Tìm Hiểu Mô Hình Tổ Chức Và Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Tại Trang Trại Chăn Nuôi Gà Thịt
34. Hiện Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Tuyên Truyền,Vận Động Người Dân
35. Nghiên Cứu Thực Trạng Sinh Kế Của Người Dân Miền Núi Tại Xã Xuân Nội, Huyện Trùng Khánh
36. Đánh Giá Thực Trạng Sản Xuất Chè Shan Tuyết Trên Địa Bàn Xã Tả Sìn Thàng, Huyện Tủa Chùa
37. Kết Nối Khách Du Lịch Với Các Điểm Đến Du Lịch Cộng Đồng Thông Qua Các Doanh Nghiệp
38. Đánh Giá Chương Trình Cho Vay Ủy Thác Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Thông Qua Các Tổ Chức Xã Hội
39. Tìm Hiểu Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Tại Trang Trại Nuôi Lợn Của Ông Nguyễn Thái Long
40. Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Của Trang Trại Vịt Nông Lâm Tại Huyện Việt Yên, Tỉnh Bắc Giang
41. Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Và Phát Triển Cây Hồi Trên Địa Bàn Xã Hoàng Văn Thụ, Huyện Bình Gia
42. Giải Pháp Phát Triển Kinh Tế Cho Hộ Nghèo Tại Xã Vĩnh Tiến, Huyện Kim Bôi, Tỉnh Hòa Bình
43. Tìm Hiểu Vai Trò Của Phụ Nữ Dân Tộc Thái Trong Phát Triển Kinh Tế Hộ Trên Địa Bàn Xã Chiềng Hoa
44. Tìm Hiểu Các Hoạt Động Của Cán Bộ Hội LHPN Xã Nậm Kè, Huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện Biên
45. Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất Của Trang Trại Rau Endo Torohiro Tại Làng Kawakami Mura Nhật Bản
46. Nghiên Cứu Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Các Công Tác Huy Động Các Nguồn Lực
47. Xây Dựng Ý Tưởng Khởi Nghiệp Từ Quá Trình Học Tập Và Làm Việc Tại Công Ty Sản Xuất Giấy Showa Shiko
48. Luận văn Phát Triển Nông Thôn: Tìm Hiểu Cách Thức Sản Xuất Rau Sạch Tại Làng Kawakami, Tỉnh Nagano, Nhật Bản
49. Giải Pháp Xây Dựng Xóm Nông Thôn Mới Kiểu Mẫu Tại Xã Tức Tranh, Huyện Phú Lương, Tỉnh Thái Nguyên
50. Nghiên Cứu Hoạt Động Sinh Kế Của Đồng Bào Dân Tộc Mông Xã Lũng Táo, Huyên Đồng Văn, Tỉnh Hà Giang
51. Giải Pháp Thúc Đẩy Mức Độ Tham Gia Của Cộng Đồng Vào Chương Trình Mục Tiêu Quốc Gia Xây Dựng
52. Tìm Hiểu Tình Hình Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên, Huyện Tân Uyên
53. Phân Tích Đa Dạng Sản Xuất Nông Nghiệp Đến Thu Nhập Và An Toàn Lương Thực Nông Hộ Vùng Đồng Bằng
54. Đánh Giá Sự Cải Thiện Kiến Thức Của Nông Dân Tham Gia Khóa Huấn Luyện Chọn Giống Thích Ứng Biến Đổi
55. Đánh Giá Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Vay Trong Sản Xuất Nông Nghiệp Của Đồng Bào Dân Tộc Khmer Tại Huyện
56. Trắc Nghiệm Năng Suất Hậu Kỳ 21 Giống-Dòng Lúa Cao Sản Ngắn Ngày A1, Tại Công Ty Nông Nghiệp Cờ Đỏ
57. Xác Định Tiềm Năng Sản Xuất Và Cung Ứng Giống Lúa Của Nông Dân Dự Án Bảo Tồn Phát Triển Đa Dạng
58. Đánh Giá Hiệu Quả Phân Hữu Cơ Và Phân Kali Hạt Lên Năng Suất Và Phẩm Chất Của Giống HG2
59. Phân Tích Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lúa Tại Vùng Ngập Lũ, Huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang
60. Đánh Giá Khả Năng Chịu Mặn Của 29 Giống Lúa Mùa Triển Vọng Của Đồng Bằng Sông Cửu Long
61. Đánh Giá Hiện Trạng Sản Xuất Và So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Mô Hình Chuyên Canh Lúa 3 Vụ Và Mô Hình
62. Chọn Lọc Giống Lúa Ngắn Ngày Chống Chịu Rầy Nâu Vụ Hè Thu 2010 Tại Thành Phố Cần Thơ
63. Phân Tích Sự Chuyển Dịch Lao Động Làm Thuê Trong Nông Nghiệp Ở Xã Thanh Đức, Huyện Long Hồ
64. Đánh Giá Tác Động Của Phương Pháp Tiếp Cận Khuyến Nông Có Sự Tham Gia PTD – Phan Nhật Nam
65. Đánh Giá Hiệu Quả Mô Hình 3 Giảm 3 Tăng Trong Sản Xuất Lúa Vụ Đông Xuân 2009-2010 Tại Xã Thạnh Nhựt
66. Chọn Giống Lúa Ngắn Ngày, Năng Suất Cao, Chất Lượng Gạo Tốt Cho Vùng Phù Sa Ngập Lũ Ở ĐBSCL Vụ Hè
67. Luận văn Phát Triển Nông Thôn: Đánh Giá Khả Năng Chịu Mặn Của 57 Giống Lúa MTL (Miền Tây Úa) Của Đại Học Cần Thơ
68. Đánh Giá Hiện Trạng Sản Xuất Lúa 3 Vụ Ở Xã Bình Hòa, Huyện Châu Thành, Tỉnh An Giang
69. Đánh Giá Năng Suất, Phẩm Chất 10 Giống Lúa Và Hiệu Quả Sản Xuất Của Giống Lúa Núi Voi (NV) Tại Huyện
70. Đánh Giá Năng Suất Và Phẩm Chất 20 Dòng Nếp Cao Sản Triển Vọng Tại Trường Đại Học Cần Thơ Vụ Hè Thu
71. Khảo Sát Các Đặc Tính Của 16 Quần Thể Giống Lúa Tài Nguyên Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Tại Xã Tân Lộc
72. Đánh Giá Hiện Trạng Sản Xuất Và So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Các Mô Hình Trồng Màu Trên Nền Đất Lúa
73. So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Của Các Mô Hình Canh Tác Trên Nền Lúa Huyện Thạnh Trị Tỉnh Sóc Trăng
74. So Sánh Năng Suất, Phẩm Chất Và Tính Chống Chịu Sâu Bệnh Của 12 Giống Lúa Mtl Trên Vùng Đất Phèn
75. Chọn Lọc Giống Lúa Ngắn Ngày Chống Chịu Phèn Vụ Hè Thu Năm 2010 Tại Hậu Giang
76. Tính Ổn Định Các Chỉ Tiêu Năng Suất Và Tính Thích Nghi Của Các Giống Nếp MTL Triển Vọng Ở Đồng Bằng
77. Tuyển Chọn Giống Nếp Năng Suất Cao Phẩm Chất Tốt Cho Vùng Phù Sa Ngọt Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
78. So Sánh Hiệu Quả Sản Xuất Của Mô Hình Tôm Quảng Canh Cải Tiến Và Mô Hình Lúa-Tôm Tại Huyện
79. So Sánh Năng Suất Và Phẩm Chất Gạo Của 14 Giống Lúa Tại Tỉnh Sóc Trăng 2010
80. Di Cư Và Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Di Cư Của Lao Động Nông Thôn Ở Huyện Châu Thành Tỉnh Hậu Giang
81. Đánh Giá Tác Động Việc Chuyển Đổi Sản Xuất Nông Nghiệp Sang Sản Xuất Công Nghiệp Tập Trung Ở Thành
82. Trắc Nghiệm Năng Suất Hậu Kỳ 28 Giống-Dòng Lúa Cao Sản Ngắn Ngày A0 Tại Công Ty Nông Nghiệp Cờ Đỏ
83. Tuyển Chọn Giống Lúa Mtl Chống Chịu Ổn Định Bệnh Cháy Lá Và Thối Cổ Bông Năm 2010
84. Khảo Nghiệm Các Liều Lượng Phân Đạm Ảnh Hưởng Đến Năng Suất Giống Lúa Om576 (Hầm Trâu)Trên Nền Đất
85. Đánh Giá Tính Thích Nghi, Phẩm Chất Và Sự Chấp Nhận Sử Dụng Của Cộng Đồng Đối Với Các Giống Lúa HĐ
86. Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất Bắp Non Tại Xã Mỹ An, Huyện Chợ Mới, Tỉnh An Giang
87. Đánh Giá Tác Động Của Phương Pháp Tiếp Cận Khuyến Nông Có Sự Tham Gia PTD Đến Hiệu Quả Hoạt Động
88. Tác Động Của Đê Bao Kiểm Soát Mặn Đến Sản Xuất Và Sinh Kế Của Hộ Sản Xuất Nông Nghiệp Ở Huyện
89. Đánh Giá Tác Động Của Phương Pháp Khuyến Nông Có Sự Tham Gia (PTD) Đến Hiệu Quả Công Việc Của Cán Bộ
90. So Sánh Năng Suất Và Phẩm Chất Gạo Các Dòng Lúa Thơm MTL250 Đột Biến Tại Nông Trại Khu II Trường Đại
91. Phân Tích Thay Đổi Sinh Kế Nông Hộ Tại Bạc Liêu Do Chuyển Đổi Quản Lý Nước Giai Đoạn 2000 – 2009
92. Đánh Giá Hiệu Quả Phân Hữu Cơ Phân Kali Hạt Lên Năng Suất Và Phẩm Chất Của Giống MTL576
93. Đánh Giá Tác Động Của Phương Pháp Khuyến Nông Có Sự Tham Gia (PTD) Đến Hiệu Quả Hoạt Động
Tham khảo thêm ⇒ Mẫu luận văn thạc sĩ hay nhất
94. Đánh Giá Nhu Cầu Nâng Cao Năng Lực Trồng Cam Trong Hoạt Động Khuyến Nông Tại Huyện Châu Thành
95. Luận văn Phát Triển Nông Thôn: Phân Tích Hiệu Quả Kinh Tế Mô Hình Nuôi Cá Rô Đồng Tại Huyện Long Mỹ Tỉnh Hậu Giang
96. Nghiên Cứu Nhu Cầu Huấn Luyện Nâng Cao Năng Lực Của Người Dân Trồng Lúa Huyện Tiểu Cần Tỉnh Trà Vinh
97. So Sánh Năng Suất Và Phẩm Chất 24 Giống Lúa Cao Sản Ngắn Ngày Tại Trung Tâm Khuyến Nông Long An
98. Đánh Giá Sự Thay Đổi Năng Lực Của Cán Bộ Khuyến Nông Thông Qua Phương Pháp Tiếp Cận Khuyến Nông
99. Đánh Giá Tác Động Của Phương Pháp Khuyến Nông Có Sự Tham Gia (PTD) Đến Nông Dân Và Hiệu Quả
100. Sinh Kế Của Nhóm Hộ Nghèo Không Đất Sản Xuất – Trường Hợp Nghiên Cứu Tại Ấp Bờ Bao
101. Sản Xuất Thử 12 Giống Lúa Ngắn Ngày Vụ Hè Thu Năm 2010 Tại Trung Tâm Nghiên Cứu Và Sản Xuất Giống
102. Phân Tích Hiệu Quả Kinh Tế Mô Hình Nuôi Tôm Sú Quảng Canh Ở Huyện Giá Rai Tỉnh Bạc Liêu Năm 2009
103. Đánh Giá Và Quy Hoạch Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Có Sự Tham Gia Tại Xã Tân Sơn, Huyên Trà Cú
104. Đánh Giá Nhận Thức Của Cộng Đồng Về Phân Vi Sinh Và Hiệu Quả Của Việc Bón Phân Vi Sinh Biogro
105. Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất Khoai Lang Ở Xã Thành Đông, Huyện Bình Tân, Tỉnh Vĩnh Long
106. Ứng Dụng GIS Và AHP Trong Đánh Giá Thích Nghi Đất Canh Tác Cho Các Mô Hình Trong Dừa Huyện Mỏ Cày
107. Ảnh Hưởng Của Xâm Nhập Mặn Và Khô Hạn Đến Sản Xuất Nông Nghiệp Và Đời Sống Người Dân Huyện Tiểu Cần

Luận văn Phát Triển Nông Thôn đề tài: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn
Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển kinh tế và xã hội, nhu cầu du lịch của con người ngày càng phát triển. Xu hướng khai thác, phát triển đa dạng, đổi mới các loại hình du lịch luôn được đặt lên hàng đầu để thỏa mãn nhu cầu của du khách. Trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ngày càng gia tăng và phát triển nhanh chóng, loại hình du lịch nông thôn được nhiều quốc gia, nhiều địa phương, nhiều điểm đến quan tâm, phát triển để đáp ứng với xu hướng quan tâm của thị trường khách. Nhiều quốc gia trên thế giới, nhiều điểm đến coi du lịch nông thôn là một động lực để phát triển chính vùng nông thôn, phát triển kinh tế – xã hội nói chung, phát triển du lịch nói riêng.
Ở Việt Nam, phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao chất lượng đời sống người dân nông thôn luôn là quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, du lịch được xác định phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế văn hóa, xã hội của đất nước. Bên cạnh các dòng sản phẩm ưu thế, chiến lược như du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, việc phát triển loại hình du lịch nông thôn được coi là một định hướng phát triển quan trọng. Du lịch nông thôn là loại hình khai thác các giá trị vùng nông thôn như một nguồn tài nguyên du lịch quý giá trong việc thu hút các thị trường khách du lịch. Du lịch nông thôn không chỉ là loại hình du lịch mới, tạo sự khác biệt mà còn đóng góp to lớn về mặt kinh tế, văn hóa- xã hội và bảo vệ môi trường hay nói cách khác là một hướng phát triển bền vững.
Là một tỉnh thuần nông, với diện tích đất nông nghiệp chiếm 68,74% , dân số nông thôn chiếm 86,89%, với nguồn tài nguyên nhân văn đa dạng và phong phú, hệ thống các cảnh quan nông nghiệp nông thôn dọc sông Hồng, các làng nghề truyền thống, cùng những yếu tố đặc trưng của vùng văn minh lúa nước, Hưng Yên có điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch nông thôn.
Trong những năm qua, ngành Du lịch Hưng Yên chưa có một chiến lược phát triển lâu dài, các sản phẩm du lịch đang được khai thác tại Hưng Yên chưa thực sự đem lại hiệu quả. Sản phẩm du lịch đơn điệu, nhàm chán, số ngày lưu trú của khách tại Hưng Yên không nhiều, các dịch vụ bổ trợ chưa đáp ứng nhu cầu và thu hút du khách ở lại hoặc quay trở lại lần tiếp theo…. Bên cạnh đó, với sự tương đồng về tài nguyên du lịch giữa các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Hồng chưa tạo nên được nét đặc trưng, sự hấp dẫn riêng của du lịch Hưng Yên. Chính vì vậy, việc nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tại Hưng Yên là hướng đi mới cho du lịch của tỉnh. Đồng thời cũng góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế xã hội, duy trì và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của Hưng Yên.
Xuất phát từ những yếu tố trên, học viên lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn Phát Triển Nông Thôn
Trên cơ sở nghiên cứu tiềm năng du lịch nông thôn Hưng Yên, điều kiện cung và cầu trong việc phát triển du lịch nông thôn ở Hưng Yên, đề xuất một số ý tưởng phát triển sản phẩm du lịch nông thôn; góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
Để đạt được mục đích trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ:
– Tổng quan một số lý luận, thực tiễn về du lịch và du lịch nông thôn;
– Phân tích, đánh giá về tiềm năng phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, thực trạng phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên;
– Phân tích điều kiện cung, cầu trong phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên;
– Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên.
Luận văn Thạc sĩ Phát Triển Nông Thôn: Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới
Tính cấp thiết của Đề tài Luận văn Phát Triển Nông Thôn
Nước ta là một nước nông nghiệp, do lịch sử quá trình Đấu tranh dựng nước và giữ nước nên phần lớn dân cư nước ta sống quần tụ theo từng dòng họ và theo phạm vi làng, xã. Cùng với văn minh lúa nước, làng (bản, thôn, xóm…) Đã trở thành nét văn hóa riêng của người Việt Nam từ muôn Đời nay. Đến nay, tuy quá trình Đô thị hóa Đã diễn ra khá mạnh mẽ nhưng vẫn còn hơn 70% dân số sinh sống và hơn 54% lao Động làm việc ở nông thôn.
Nông thôn nước ta luôn chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình dựng nước và giữ nước. Trong các cuộc chiến tranh chống lại các cuộc xâm lược của ngoại bang, nông thôn là nơi cung cấp người và của Để chiến thắng quân thù. Trong hàng ngàn năm phát triển, nông thôn là nơi hình thành và lưu giữ nhiều nét bản sắc văn hóa của dân tộc. Ngày nay, nông thôn vừa là nơi cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nông sản hàng hóa cho xuất khẩu, nhân lực cho các hoạt Động kinh tế và Đời sống của Đô thị, vừa là nơi tiêu thụ hàng hóa do các nhà máy ở thành phố sản xuất ra.
Trong thời kỳ nào Đảng ta cũng chăm lo Đến phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Đất nước ta bước vào công cuộc Đổi mới, nền kinh tế Được vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường Định hướng xã hội chủ nghĩa và ngày càng hội nhập sâu hơn với kinh tế thế giới. Nền kinh thế thị trường và hội nhập có nhiều ưu Điểm như giải phóng lực lượng sản xuất, thúc Đẩy tăng trưởng, tạo Điều kiện Để nâng cao Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tuy vậy, bên cạnh những ưu Điểm thì nền kinh tế thị trường Đã bộc lộ nhiều khuyết tật. Do việc phân bổ nguồn lực kinh tế tuân theo quy luật vận Động của hệ thống thị trường, cho nên, những vùng, Địa phương khó khăn, ít tài nguyên khoáng sản và không có vị trí Địa lý thuận lợi thì vẫn phát triển chậm, Đời sống của nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, phân cực giàu nghèo ngày càng sâu sắc, nhất là ở nông thôn vùng sâu, vùng xa. Một thực tế Đang diễn ra là do nông thôn chậm phát triển nên áp lực di dân từ nông thôn ra thành thị ngày càng lớn làm ảnh hưởng Đến quá trình ổn Định và phát triển của các Đô thị.

Trước thực trạng nêu trên, Đảng và Nhà nước ta Đã có nhiều chủ trương, giải pháp Để hạn chế những tác Động tiêu cực của kinh tế thị trường và hội nhập như triển khai thực hiện chương trình Đầu tư cho các xã Đặc biệt khó khăn (Chương trình 135) và Đầu tư cho các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008 của Chính phủ… Các Địa phương cũng Đã có nhiều cố gắng Để xây dựng nông thôn mới nhưng nông thôn nước ta có phạm vi rất rộng lớn, kinh tế của nông thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên nhìn chung nông thôn nước ta còn rất nghèo. Cùng với Đặc Điểm Địa hình phức tạp, nhiều sông suối chia cắt và cách lập làng theo tập quán có từ lâu Đời nên nông thôn ta phát triển còn lộn xộn, mỗi nơi làm theo một cách, chưa theo một chuẩn mực thống nhất nào.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, Thủ tướng Chính phủ Đã ban hành “Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới” (Quyết Định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009) và “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” tại Quyết Định số 800/QĐ- TTg ngày 06/4/2010 nhằm thống nhất chỉ Đạo việc xây dựng nông thôn mới trên cả nước. Tuy thời gian triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới chưa lâu nhưng các Địa phương, nhất là cấp cơ sở Đã bộc lộ nhiều lúng túng, vướng mắc trong quá trình chỉ Đạo thực hiện.
Huyện Nga Sơn là huyện miền núi của tỉnh Nghệ An, cách Thành phố Vinh 54 km về phía Tây Nam. Trong những năm qua, huyện
Nga Sơn Đã Đẩy mạnh các chương trình phát triển kinh tế-xã hội nông thôn như chương trình bê tông hóa kênh mương, làm Đường nhựa, xây dựng trường học, trạm y tế và các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao Đạt chuẩn quốc gia, chuyển Đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng vật nuôi, phát triển làng nghề…theo hướng xây dựng nông thôn mới. Mặc dầu Đã có nhiều cố gắng nhưng kết quả Đạt Được vẫn còn khiêm tốn, cơ sở hạ tầng của huyện còn nhiều bất cập và xây dựng thiếu quy hoạch, Nga Sơnvẫn là một huyện nghèo, kinh tế của huyện vẫn là thuần nông, sản xuất hàng hóa chưa phát triển, Đời sống của nhân dân còn hết sức khó khăn.
Triển khai thực hiện Quyết Định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng nông thôn mới theo chuẩn nông thôn mới, huyện Nga Sơn Đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần giải quyết như xuất phát Điểm của huyện thấp, trình Độ, năng lực của Đội ngũ cán bộ còn hạn chế, Đời sống của nhân dân còn khó khăn. Để góp phần công sức vào quá trình xây dựng nông thôn mới ở Địa phương, chúng tôi chọn Đề tài nghiên cứu: “Giải pháp Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên Địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnhThanh Hoá”.
Mục tiêu nghiên cứu Luận văn Phát Triển Nông Thôn
Mục tiêu chung
Trên cơ sở Đánh giá Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và mô hình nông thôn mới ở huyện Nga Sơn thời gian qua Đề xuất các giải pháp chủ yếu Đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới ở Địa phương thời gian tới.
Mục tiêu cụ thể
– Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay.
– Đánh giá thực trạng mô hình nông thôn mới và quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Nga Sơn thời gian qua.
– Xác Định những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng nông
thôn mới ở Địa bàn nghiên cứu.
– Đề xuất Định hướng và các giải pháp chủ yếu Đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới ở Địa phương trong những năm tới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn Phát Triển Nông Thôn
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là mô hình nông thôn mới, các chủ thể tham gia quá trình xây dựng nông thôn mới bao gồm các hộ nông dân, cán bộ các cấp, các tổ chức Đoàn thể thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về không gian: Huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
* Phạm vi về thời gian
Nguồn số liệu thu thập phục vụ cho việc nghiên cứu trong 3 năm từ
2008 Đến 2010.
Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ tháng 10 năm 2010 Đến tháng 10 năm 2011.
Câu hỏi nghiên cứu Luận văn Phát Triển Nông Thôn
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau Đây liên quan Đến việc xây dựng và hoàn thiện mô hình nông thôn mới ở huyện Nga Sơn, Thanh Hoá
(1) Xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nào?
(2) Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới ở Địa phương?
(3) Những kết quả Đã Đạt Được và những việc cần phải làm nhằm xây dựng và hoàn thiện mô hình nông thôn mới ở Địa phương?
(4) Giải pháp nào cần Đề xuất nhằm Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện mô hình nông thôn mới ở huyện Nga Sơn thời gian tới?
Luận văn Thạc sĩ Phát Triển Nông Thôn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế
Lý do chọn đề tài Luận văn Phát Triển Nông Thôn
Phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng ta. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng đã khẳng định: Xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ phương hướng, nhiệm vụ của xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 là: Tiếp tục triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn, giữ gìn và phát huy nét văn hóa bản sắc của nông thôn Việt Nam.
Thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 28/10/2008, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là chương trình mang tính tổng hợp, sâu, rộng, có nội dung toàn diện, bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh – quốc phòng. Trong đó xây dựng nông thôn mới về kinh tế là một nội dung đặc biệt quan trọng, là cơ sở nền tảng để xây dựng các nội dung khác. Mục tiêu chung của chương trình được Đảng ta xác định là: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Duy Tiên là một huyện của tỉnh Hà Nam, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam về phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn mới, những năm qua huyện Duy Tiên đang tiến hành xây dựng nông thôn mới nói chung, xây dựng về kinh tế nói riêng và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội phát triển; kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tiến bộ; đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả, thu nhập và đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng cao; hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường; dân chủ cơ sở được phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; vị thế của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao… Những thành tựu đó đã góp phần thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, tạo cơ sở vững chắc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Tuy nhiên, quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Duy Tiên nói chung, về kinh tế nói riêng còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Nhận thức về xây dựng nông thôn mới; công tác quy hoạch; năng lực của đội ngũ cán bộ thôn xã còn nhiều hạn chế; nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới nói chung, phát triển kinh tế nói riêng còn hạn hẹp; đời sống của người dân nông thôn còn nhiều khó khăn… Làm thế nào để phát huy được những ưu điểm, khắc phục được những hạn chế, yếu điểm trong xây dựng nông thôn mới nói chung, về kinh tế nói riêng ở Duy Tiên là một câu hỏi lớn cần có sự trả lời thỏa đáng. Xuất phát từ thực tế khách quan trên, học viên chọn đề tài:“Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế chính trị của mình.
Đề cương đề tài Luận văn Phát Triển Nông Thôn
MỞ ĐẦU
Chương 1: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam – Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm, tiêu chí xây dựng nông thôn mới về kinh tế
1.2. Vai trò của xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam
1.3. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở một số địa phương trong nước và bài học rút ra đối với huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam
Chương 2: Thực trạng xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên vừa qua
2.1. Thành tưu, hạn chế xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên thời gian qua
2.2. Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam vừa qua
Chương 3: Quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam thời gian tới
3.1. Quan điểm cơ bản chỉ đạo xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên trong thời gian tới
3.2. Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam thời gian tới
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luận văn Thạc sĩ Phát Triển Nông Thôn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới
Luận văn Phát Triển Nông Thôn: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
4.2. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
6. Những đóng góp của luận văn
7. Kết cấu của luận văn
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1 Những vấn đề chung về chính sách
1.1.1 Khái niệm
1.1.2 Đăc điểm của chính sách
1.1.3 Các loại chính sách
1.2 Nông thôn và Nông thôn mới
1.2.1 Khái niệm nông thôn
1.2.2 Khái niệm về nông thôn mới
1.2.3 Mục tiêu xây dựng nông thôn mới
1.2.4 Đặc điểm xây dựng nông thôn mới
1.2.5 Nội dung chính sách xây dựng nông thôn mới
1.3 Thực hiện chính sách
1.3.1Chu trình thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới
1.3.2 Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách
1.3.3 Phổ biến, tuyên truyền chính sách
1.3.4 Phân công, phối hợp thực hiện chính sách
1.3.5 Duy trì chính sách
1.3.6 Điều chỉnh chính sách
1.3.7 Theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách
1.3.8 Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm
1.4 Vai trò ý nghĩa của chính sách xây dựng nông thôn mới
1.4.1 Vai trò
1.4.2 Ý nghĩa
1.5 Những bài học kinh nghiệm
Tiểu kết chương 1
Luận văn Phát Triển Nông Thôn: Chương 2:THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN U MINH THƯỢNG, TỈNH KIÊN GIANG
2.1 Đặc điểm, điều kiện kinh tế – xã hội huyện U Minh Thượng
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
2.1.2 Dân số và lao động
2.1.3 Dân tộc và tôn giáo
2.1.4 Đặc điểm sử dụng đất
2.2 Tình hình thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện U Minh Thượng, tỉnh kiên giang giai đoạn 20-2016
2.2.1 Công tác tổ chức, điều hành
2.2.2 Công tác tuyên truyền
2.2.3 Công tác đào tạo, bồi dưỡng
2.2.4 Kết quả thực hiện nội dung xây dựng NTM
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới
2.4.1 Chủ quan
2.4.2 Khách quan
2.5 Đánh giá chung việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang giai đoạn từ năm 2016
2.5.1 Ưu điểm
2.5.2 Hạn chế
Tiểu kết chương 2
Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN U MINH THƯỢNG, TỈNH KIÊN GIANG
3.1 Quan điểm và định hướng
3.1.1 Quan điểm
3.1.2 Định hướng
3.2 Các giải pháp tiếp tục thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới .
3.2.1 Giải pháp về nhận thức và tuyên truyền
3.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
3.2.3 Giải pháp hỗ trợ nguồn nhân lực phát triển
3.2.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả trong thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới
3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp
KIẾN NGHỊ
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tính cấp thiết của đề tài Luận văn Phát Triển Nông Thôn
Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có rất nhiều chủ trương, chính sách nhằm không ngừng hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn. Những chính sách này đang khơi dậy và phát huy cao độ các nguồn lực để phát triển nông nghiệp, nông thôn của đất nước.
Khi Việt Nam gia nhập WTO, tham gia vào các diễn đàn hợp tác kinh tế lớn của khu vực và thế giới, sức ép của hội nhập và phát triển ngày một lớn, đặt ra yêu cầu rất cao đối với nền kinh tế nước ta, trong đó lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực phải đối mặt với nhiều thách thức nhất. Trước yêu cầu phát triển và hội nhập hiện nay, thực hiện mục tiêu đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đã đến lúc đòi hỏi phải có nhiều chính sách đột phá và đồng bộ nhằm giải quyết toàn diện các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá nông thôn. Giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn có ý nghĩa chiến lược đối với sự ổn định và phát triển đất nước.
Kiên Giang là một tỉnh nông nghiệp, nông dân đang chiếm trên 70% dân số và chiếm đến 53,67 % lao động xã hội, 118 xã nông nghiệp/145 xã, phường, thị trấn; GDP khu vực nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 39,21% GDP của tỉnh; nông nghiệp – nông thôn Kiên Giang đã và đang có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế của tỉnh nhà, vừa bảo đảm an sinh xã hội, vừa là nền tảng cho công nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển. Mặc dù vậy, các chính sách phát triển nông nghiệp trước đây thực thi ở Kiên Giang thường thiên về thúc đẩy phát triển ngành, có phần xem nhẹ vai trò, lợi ích của chủ thể chính, động lực chính của phát triển nông nghiệp là nông dân. Phần lớn các chính sách hầu như chưa quan tâm xử lý tổng thể và hợp lý mối quan hệ giữa các vùng, các lĩnh vực trong ngành, giữa nông thôn và đô thị, chưa đặt ra và giải quyết triệt để mối quan hệ giữa các yếu tố chính của mô hình phát triển nông nghiệp, nông thôn…Đây là nguyên nhân chủ yếu, khiến cho sau nhiều thập kỷ chuyển đổi nền nông nghiệp sang thị trường, đến nay về cơ bản nông nghiệp, nông thôn Kiên Giang vẫn mang tính khép kín, tự cấp tự túc. Thời gian qua, tỉnh Kiên Giang đã triển khai tốt các Chương trình của Trung ương, các tổ chức quốc tế cho nên công tác xoá đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội ở nông thôn được cải thiện. Tuy vậy, nhìn chung, các chính sách của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn chưa thực sự hiệu quả, thiếu bền vững, ở nhiều mặt có thể nói chưa đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, chưa đưa sản xuất nông nghiệp ở nông thôn thành sản xuất hàng hoá thực sự.

Một trong những nguyên nhân cơ bản là chưa định hướng rõ mô hình phát triển, thể hiện ở việc nhận thức chưa thấu đáo các vấn đề như: Tầm nhìn (mục tiêu), mô hình phát triển, các nguồn lực và thiếu sự xác định lợi ích thực tế của các bên liên quan trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, dẫn đến tình trạng thiếu cụ thể, thiếu tính khoa học trong quy trình thực hiện và triển khai chính sách; có nhiều chính sách, nhưng hiệu quả kinh tế, hiệu ứng xã hội của các chính sách không tương xứng với nguồn lực đầu tư hoặc thiếu bền vững.
Góp phần khắc phục một cách cơ bản tình trạng trên, đồng thời tiếp tục cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đi vào cuộc sống, đẩy nhanh tốc độ CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, việc cần làm trong giai đoạn hiện nay là xây dựng cho được các mô hình nông thôn mới đủ đáp ứng yêu cầu phát huy nội lực của nông dân, nông nghiệp và nông thôn, đủ điều kiện hội nhập nền kinh tế thế giới.
Để thực hiện các mục tiêu trên, cần có nhiều chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn mang tính đồng bộ, trong đó chính sách có ý nghĩa quyết định là chính sách xây dựng mô hình nông thôn mới. Chính sách này vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời phải giải quyết các mối quan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể, khắc phục được tình trạng tuỳ tiện, rời rạc, ngẫu hứng hoặc duy ý chí trong các chính sách nói chung và chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng từ trước đến nay ở Việt Nam.
U Minh Thượng được thành lập trên cơ sở chia tách 03 huyện An Biên, An Minh và Vĩnh Thuận từ tháng 5/2007, mới thành lập không nhiều thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên và điều kiện khí hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật nhìn chung còn yếu kém, trình độ phát triển hiện còn thấp so với bình quân cả tỉnh; cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm và các dịch vụ công cộng thiếu và yếu…Để có bước phát triển nhanh, bền vững, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, hiện nay, U Minh Thượng đang triển khai nhiều chính sách kinh tế – xã hội mang tính bứt phá. Trong nông nghiệp và nông thôn, các cơ quan thực hiện chính sách đang tìm tòi mô hình phát triển nông thôn thật sự phù hợp, có khả năng bảo đảm ổn định chính trị, kinh tế -xã hội, phát huy được các truyền thống lịch sử văn hoá, thích ứng nhanh với những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH đất nước và nông nghiệp nông thôn…Mô hình nông thôn như vậy, thể hiện trong ý tưởng của Trung ương Đảng, Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cũng như của Hội Nông dân Việt Nam là mô hình nông thôn mới.
Xây dựng mô hình nông thôn mới đòi hỏi phải có chính sách cụ thể. Hiện nay, đã và đang triển khai, Trung ương đã có một số đề án đang triển khai mô hình này…Nhưng chính sách chưa cụ thể, có những chính sách ban hành đã lâu nên lạc hậu so với cuộc sống như: Cơ chế phân cấp về quyết định đầu tư và phân bổ vốn theo hướng tăng cường quyền quyết định cho cơ sở là phù hợp, nhưng thiếu các biện pháp đồng bộ và tăng cường kiểm tra, kiểm soát đã dẫn tới tình trạng phê duyệt quá nhiều dự án đầu tư mà không tính đến khả năng cân đối về nguồn vốn dẫn tới tình trạng đầu tư bị phân tán, dàn trải, thời gian thi công kéo dài gây lãng phí, thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Cơ chế, chính sách để xây dựng nông thôn mới hiện còn chưa đồng bộ, ngoài 07 nội dung được hỗ trợ 100% theo Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, phần còn lại mức hỗ trợ cho từng đối tượng chưa rõ, chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới cho các xã theo khu vực chưa được xác định cụ thể, thiếu cơ chế gắn kết, lồng ghép, phối hợp giữa các chương trình, dự án trên một địa bàn . Đối với huyện U Minh Thượng, chính sách xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thực hiện các nhiệm vụ mang tính chiến lược để tạo đột phá trong công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn.Quá trình công tác, học tập và nghiên cứu tôi chọn Luận văn Phát Triển Nông Thôn đề tài về “Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang” làm Luận văn thạc sĩ Quản lý công.
Luận văn Phát Triển Nông Thôn: Giải pháp quản lý nhà nước về phát triển nông thôn
1. Lý do chọn đề tài luận văn Luận văn Phát Triển Nông Thôn
Nông thôn là vấn đề quan trọng, không chỉ liên quan đến an ninh lương thực, mà còn liên quan đến nền tảng xã hội, truyền thống của đất nước. Trong một xã hội mà dân cư nông thôn và lao động nông nghiệp chiếm đại bộ phận thì việc tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải diễn ra có những đặc điểm đặc thù. Với các chính sách mới trong nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, thi hành Luật Đất đai, phát triển kinh tế trang trại, … tạo ra nền tảng cho kinh tế nông nghiệp và nông thôn có nhiều chuyển biến lớn, góp phần làm cho kinh tế đất nước dần đi vào ổn định. Trên thực thế, phát triển nông nghiệp có liên quan mật thiết đến tính bền vững của sự phát triển. Nếu khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng gia tăng, phân hóa xã hội quá mức thì dù có đạt được sự tăng trưởng cao cũng chưa thể coi là đã có phát triển. Hơn thế nữa, nông nghiệp, nông dân và nông thôn là ba vấn đề tuy khác nhau, nhưng nếu không cùng được giải quyết một cách đồng bộ thì không thể tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thành công được.
Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là quốc gia với sản xuất nông nghiệp chủ yếu, diện tích Lào khoảng 26 nghìn km2, trong đó nông thôn chiếm phần lớn. Do đó, Đảng nhân dân cách mạng Lào đã đặt vấn đề về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là một nhiệm vụ rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định quá trình phát triển. Một khi chưa tạo ra được chuyển biến của khu vực kinh tế này thì không thể có được sự phát triển bền vững. Chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước đã chủ trương phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh, cơ cấu cây trồng hợp lý, đa dạng hóa các sản phẩm hàng hóa về số lượng và tốt về chất lượng. Hiện nay, nông thôn Lào có nhiều thay đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đời sống của nhân dân ở nông thôn được nâng cao… Tuy nhiên, nông thôn Lào
vẫn trong tình trạng tự cung, tự cấp, sản xuất nhỏ lẻ, cuộc sống còn lạc hậu, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng gia tăng, tình trạng phát triển nông thôn thiếu quy hoạch, môi trường ô nhiễm, hệ thống cơ sở hạ tầng lạc hâu, yếu kém,… đang là những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của khu vực nông thôn ở Lào giai đoạn hiện nay.
Tỉnh Xiêng Khoảng là vùng nông thôn có vị trí quan trọng, có tiềm lực phát triển về kinh tế, du lịch, dịch vụ là rất lớn. Nơi đây có các địa danh nổi tiếng có tiềm năng về du lịch như cánh đồng Chum Xiêng Khoảng, các căn cứ địa cách mạng thời kháng chiến,… Bên cạnh đó có hệ thống đường quốc lộ phát triển, dọc theo đường 13 nối liền với các tỉnh lân cận, rất thuận lợi cho phát triển, giao thương với các vùng trong cả nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay tỉnh cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động và tổ chức nguồn lực trong phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Ở Xiêng Khoảng do xuất phát điểm là tỉnh có đa phần người dân tham gia vào sản xuất nông nghiệp, đời sống còn nghèo, tập trung phần lớn ở khu vực nông thôn. Không những vậy, trong thời gian qua khoảng cách giàu nghèo, sự phát triển không đồng đều giữa khu vực thành thị và nông thôn trong tỉnh ngày càng sâu sắc. Vì vậy đã đặt ra nhu cầu phải có biện pháp, chính sách thúc đẩy phát triển nông thôn, đảm bảo cho các vùng nông thôn trong tỉnh có bước phát triển mới, đáp ứng yêu cầu của đổi mới, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng trong tỉnh, đặc biệt là giữa thành thị và nông thôn. Do đó việc quản lý nhà nước để thúc đẩy phát triển nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng càng đặt ra bức thiết. Trước thực trạng như vậy, để quản lý vấn đề phát triển nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng tốt hơn, tác giả chọn Luận văn Phát Triển Nông Thôn đề tài “Giải pháp quản lý nhà nước về phát triển nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, để làm đề tài luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến Luận văn Phát Triển Nông Thôn
Vấn đề nông thôn và quản lý nông thôn đã có nhiều công trình nghiên cứu, trong đó có nhiều công trình ở Lào và Việt Nam đã được công bố như:
– Phan Đại Đoàn: “Quản lý xã hội nông thôn nước ta hiện nay – một số vấn đề và giải pháp”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, xuất bản 1996. Đề cập vấn đề nông thôn nhưng tác giả tiếp cận theo góc độ quản lý xã hội ở nông thôn, trên cơ sở các vấn đề về xã hội ở nông thôn, tác giả luận văn cũng đã đề xuất một số giải pháp để quản lý.
– Phạm Kim Giao:“Quản lý nhà nước về nông thôn”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2008. Cũng đề cập vấn đề quản lý nông thôn nhưng tác giả đi theo hướng quản lý nhà nước.
– Nguyễn Văn Thụ: “Biến đổi xã hội nông thôn dưới tác động đô thị hóa và tích tụ ruộng đất”, Nhà xuất bản Đồng Nai, năm 2009. Tác giả đánh giá sự tác động của đô thị hóa đối với vấn đề xã hội ở nông thôn. Như vậy cũng đề cập vấn đề nông thôn, tác giả tiếp cận theo hướng những thay đổi về xã hội ở nông thôn do đô thị hóa.
– Đỗ Đức Viên: “Quy hoạch xây dựng và phát triển điểm dân cư nông thôn”, Nxb Xây dựng, năm 1997. Nhằm xây dựng nông thôn mới, tác giả đề cập vấn đề quy hoạch việc xây dựng và phát triển các điểm dân cư.
– Luận văn của Phôm Ma với đề tài “Nền kinh tế hàng hóa nông nghiệp của tỉnh Khăm Muộn trong giai đoạn hiện nay, thực trạng và giải pháp” bảo vệ năm 2001 tại Hà Nội. Luận văn tiếp cận theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa nông nghiệp của tỉnh Khăm Muộn.
– Luận văn của Xổmchay Phếtxỉnuồn với đề tài “Vai trò của Nhà nước trong việc nâng cao mức sống và phát triển nông thôn đồng bằng Xêbăng Phay, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” bảo vệ năm 2003 tại Hà Nội. Tác giả đề cập việc phát triển nông thôn đồng bằng Xêbăng Phay dưới tác động của nhà nước trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân vùng đồng bằng này.
Như vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nhưng mỗi công trình tiếp cận ở các các góc độ khác nhau, song đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về QLNN về phát triển nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng, song những công trình trên đều có giá trị tham khảo cho tác giả trong việc nghiên cứu và làm rõ hơn các vấn đề quản lý nhà nước về phát triển nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng cả về phương diện lý luận, thực tiễn và đưa ra cách thức, biện pháp giải quyết các vấn đề của luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Luận văn Phát Triển Nông Thôn
– Mục đích:
Trên cơ sở lý luận, nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng, Luận văn đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý của nhà nước về vấn đề này, từng bước nâng cao mức sống cho người dân vùng nông thôn tỉnh Xiêng Khoảng.
– Nhiệm vụ:
+ Làm rõ hệ thống lý luận về quản lý nhà nước về phát triển nông thôn.
+ Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường sự quản lý của nhà nước về phát triển nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
– Đối tượng nghiên cứu:
Là toàn bộ nội dung quản lý nhà nước về phát triển nông thôn.
– Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước về phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng giai đoạn 2011 – 2016.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
– Phương pháp luận:
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nghiên cứu vấn đề.
– Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp khảo sát, thống kê, phân tích đánh giá, phương pháp so sánh số liệu, phương pháp chuyên gia để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn Phát Triển Nông Thôn
Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ góp phần hoàn thiện lý luận về quản lý nhà nước trong công tác phát triển nông thôn.
Kết quả nghiên cứu của luận văn còn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu trong các cơ sở giảng dạy về quản lý nhà nước trong lĩnh vực phát triển nông thôn ở các cơ sở giảng dạy công chức Lào.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận văn còn cung cấp cho các nhà quản lý tại Lào những bài học kinh nghiệm quý giá trong việc vận dụng về quản lý nhà nước về nông thôn nói chung, tỉnh Xiêng Khoảng nói riêng.
7. Kết cấu của Luận văn Phát Triển Nông Thôn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với phát triển nông thôn
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Chương 3. Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phát triển nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Chia sẻ mạnh mẽ đến các bạn sinh viên / học viên đang tìm kiếm đề tài và bài mẫu chủ đề Luận văn Phát Triển Nông Thôn, nhằm phục vụ cho quá trình học tập – làm bài luận văn của các bạn. Tham khảo thêm các bài mẫu và đề tài tương tự tại Trangluanvan.com