Tên Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ: Gian Lận Thương Mại Trong Lĩnh Vực Xăng Dầu Tại Địa Bàn Tỉnh, là một trong những đề tài được nhiều bạn học viên thạc sĩ đang hướng đến để làm bài. Hôm nay dịch vụ viết thuê luận văn tốt nghiệp của trang luận văn, chia sẻ đến các bạn học viên một đề tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Gian Lận Thương Mại Xăng Dầu Tại Địa Bàn Tỉnh Bến Tre.
Mong là về đề tài dưới đây sẽ giúp ích được phần nào cho các bạn học viên đang gặp khó khăn trong việc làm bài của mình nhé. Đề tài luận văn thạc sĩ về Gian Lận Thương Mại Xăng Dầu Tại Địa Bàn Tỉnh Bến Tre bao gồm: Lời mở đầu, lý do chọn đề tài và đề cương chi tiết. Nếu như bạn học viên nào muốn hoàn thiện bài luận văn này thì liên hệ trực tiếp đến, dịch vụ viết thuê luận văn tốt nghiệp của trang luận văn nhé.
1. Lý do chọn đề tài Gian Lận Thương Mại Xăng Dầu Tại Địa Bàn Tỉnh Bến Tre
Buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả đang ngày càng gia tăng và trở nên phức tạp. Song song với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các chủ thể kinh doanh thì cũng là thời điểm các doanh nghiệp ngày càng thực hiện nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi gian lận trong hoạt động kinh doanh – thương mại. Hậu quả của hành vi gian lận thương mại không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia, phá hoại sản xuất trong nước, thất thu ngân sách, ảnh hưởng xấu đến việc kinh doanh buôn bán chân chính, không khuyến khích hàng hóa nhập khẩu hợp pháp, gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. Trong những năm gần đây, xã hội Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn nạn buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu cung cấp nguồn nguyên, nhiên liệu phục vụ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải), góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển. Trước nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu ngày càng tăng như hiện nay và lợi nhuận của loại hàng hóa này, tình trạng gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu cũng đang có dấu hiệu gia tăng đáng kể, trong đó phổ biến nhất là các gian lận về số lượng (gian lận trong đo lường) và chất lượng xăng dầu.
Gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu nói chung, gian lận về số lượng và chất lượng xăng dầu nói riêng được điều chỉnh bởi nhiều văn bản khác nhau vì nó phụ thuộc vào biểu hiện của hành vi, phương diện vi phạm, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra… Mỗi hành vi gian lận có biểu hiện không giống nhau và thuộc nhiều phương diện của hoạt động quản lý nhà nước, do đó sẽ không phù hợp nếu các nội dung này được thống nhất trong một văn bản. Tuy nhiên, vì không được quy định trong một văn bản thống nhất mà nằm rải rác ở nhiều văn bản nên rất khó để kiểm soát hành vi gian lận về số lượng và chất lượng xăng dầu, một số quy định có biểu hiện mâu thuẫn và không phù hợp. Bên cạnh đó, thực tiễn áp dụng pháp luật vẫn tồn tại nhiều hạn chế nhất định, nhiều vụ việc vi phạm gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu chưa được xử lý một cách kịp thời, xử lý chưa triệt để; dẫn đến tình trạng tái vi phạm.
Bản thân hiện nay đang hoạt động trong lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bến Tre, nhận thấy các tồn tại của pháp luật hiện hành đã ảnh hưởng đến công tác chuyên môn của mình. Ngoài ra, kinh doanh xăng dầu luôn là lĩnh vực chiến lược trong nền kinh tế hiện nay nên việc điều chỉnh sự gian lận trong kinh doanh xăng dầu luôn cấp bách và cần thiết. Hơn nữa, các công trình khoa học pháp lý nghiên cứu về gian lận thương mại về số lượng, chất lượng xăng dầu chưa nhiều, hàm lượng khoa học trong các công trình nghiên cứu chưa cao. Với các lý do trên, tôi chọn đề tài “Gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu tại địa bàn tỉnh Bến Tre” để nghiên cứu. Mong muốn của tôi khi thực hiện luận văn này là nghiên cứu thực trạng của pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về gian lận số lượng, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu. Từ đó, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật và hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu hiện nay, đặc biệt là trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài Gian Lận Thương Mại Xăng Dầu Tại Địa Bàn Tỉnh Bến Tre
Hiện nay, các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến gian lận về số lượng, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu là không nhiều; đặc biệt là rất ít nghiên cứu dưới góc độ khoa học pháp lý. Các công trình này hầu như được nghiên cứu dưới góc độ kinh tế học hay các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước trong công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Qua tìm hiểu, tôi đã tiếp cận một số công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài như:
Bài báo khoa học của tác giả Nguyễn Minh Hải “Một số giải pháp tăng cường đấu tranh chống hàng giả và gian lận thương mại”, đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước – Học viện Hành chính, Số 12/2021. tiếp cận dưới góc độ quản lý nhà nước về công tác phòng, chống gian lận thương mại. Bài báo chủ yếu trình bày các quy định của pháp luật về xử lý gian lận thương mại mà chưa có sự phân tích sâu sắc về những bất cập của pháp luật về gian lận thương mại và xử lý gian lận thương mại. Đặc biệt, bài báo chỉ trình bày về gian lận thương mại nói chung mà chưa trình bày về gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu.
Bài báo của tác giả Nguyễn Văn Nam “Quản lý kinh doanh xăng dầu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” đăng trên Tạp chí Quản lý kinh tế, số 3/2011 chỉ tập trung nghiên cứu khung pháp lý điều chỉnh về quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu nói chung, trong đó có hoạt động quản lý trong công tác phòng, chống gian lận mà chưa phân tích cụ thể về gian lận và phòng chống gian lận, đặc biệt là phòng chống gian lận trong lĩnh vực xăng dầu.
Một số luận văn thạc sĩ luật học nghiên cứu về gian lận thương mại và phòng chống gian lận thương mại, tiêu biểu như:
Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2015 “Thực hiện pháp luật về phòng, chống gian lận thương mại qua thực tiễn thành phố Hải Phòng” của tác giả Nguyễn Thế Linh thực hiện tại (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội); luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Đỗ Tấn Đạt năm 2016 “Pháp luật phòng, chống gian lận thương mại từ thực tiễn thành phố Hải Phòng” thực hiện tại (Học viện Khoa học xã hội Việt Nam) và luận văn thạc sĩ Luật học năm 2014 “Chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thủy thực hiện tại (Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội) nghiên cứu khá chi tiết khung pháp lý về gian lận thương mại và phòng, chống gian lận thương mại. Tuy nhiên, các luận văn chỉ nghiên cứu gian lận thương mại nói chung mà chưa nghiên cứu về gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu. Việc tìm hiểu các luận văn trên đây chủ yếu giúp tôi tham khảo cơ sở lý luận và thực trạng quy định của pháp luật về gian lận thương mại và phòng, chống gian lận thương mại.
Liên quan trực tiếp đến luận văn này là công trình “Pháp luật về xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu”, luận văn Thạc sĩ luật học của Nguyễn Tấn Hương Toàn, thực hiện tại (Trường Đại học Luật, Đại học Huế) năm 2017. Trong công trình này, tác giả đã nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng của pháp luật về gian lận xăng dầu. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của công trình là quá rộng, bao gồm các quy định của pháp lý về xử lý tất cả hành vi gian lận trong lĩnh vực xăng dầu: gian lận thuế, buôn lậu, gian lận về số lượng và chất lượng, các hành vi gian lận khác trong lĩnh vực xăng dầu. Do đó, theo nhận xét của tôi thì công trình này không giải quyết được triệt để từng biểu hiện của gian lận thương mại.
Hiện tại, tôi chưa tìm thấy công trình nghiên cứu trực tiếp liên quan đến gian lận thương mại và pháp luật xử lý gian lận thương mại về số lượng, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu. Mặc dù trên thực tế, tôi thu thập nhiều các bài viết về tình hình gian lận thương mại về số lượng, chất lượng xăng dầu; nhưng các bài viết đó chủ yếu nhằm mục đích cung cấp thông tin mà không phân tích lý luận và khung pháp lý điều chỉnh. Ngoài ra, vấn đề áp dụng pháp luật về gian lận thương mại và xử lý gian lận thương mại vẫn còn nhiều trở ngại và khó khăn vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Vì vậy, với đề tài “Gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu tại địa bàn tỉnh Bến Tre”, tôi hi vọng tiếp cận thực tiễn áp dụng pháp luật trên cơ sở so sánh, đối chiếu với quy định của pháp luật về gian lận thương mại và xử lý gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu.
3. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu
3.1. Mục đích
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao công tác phòng chống gian lận thương mại và xử lý gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu trên cơ sở nghiên cứu tổng quan lý luận và đánh giá thực trạng pháp luật thực định, thực trạng áp dụng pháp luật trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài, luận văn tiến hành các nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất, nghiên cứu tổng quan lý luận về gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu.
- Thứ hai, phân tích thực trạng quy định của pháp luật về gian lận thương mại và xử lý gian lận thương mại lĩnh vực xăng dầu.
- Thứ ba, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về gian lận thương mại và xử lý gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu qua thực tiễn trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
- Thứ tư, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc chống gian lận trong lĩnh vực xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là (i) những quy định pháp luật về gian lận thương mại, xử lý gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu và (ii) thực tiễn áp dụng quy định pháp luật liên quan.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
(i) Phạm vi về nội dung nghiên cứu:
Gian lận thương mại nói chung, gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu nói riêng gồm nhiều hình thức gian lận khác nhau. Tuy nhiên, trong giới hạn của luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu gian lận về số lượng, chất lượng xăng dầu trên cơ sở tìm hiểu khái quát quy định pháp luật và phân tích thực trạng áp dụng pháp luật. Bởi lẽ:
- Một là, gian lận về chất lượng, số lượng xăng dầu là những hành vi gian lận phổ biến nhất hiện nay.
- Hai là, khung pháp lý điều chỉnh về gian lận số lượng, chất lượng và xử lý gian lận về số lượng, chất lượng xăng dầu vẫn còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến quá trình áp dụng pháp luật.
- Ba là, việc giới hạn phạm vi nghiên cứu để công trình đáp ứng được quá trình nghiên cứu chuyên sâu.
(ii) Phạm vi không gian nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý luận trong phạm vi các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam. Các tài liệu nước ngoài, các văn bản pháp luật nước ngoài nếu có đề cập trong đề tài này chỉ nhằm mục đích so sánh, đối chiếu.
- Nghiên cứu thực tiễn trong phạm vi địa bàn tỉnh Bến Tre.
(iii) Phạm vi thời gian nghiên cứu:
- Tác giả chọn mốc thời gian từ năm 2018 (hoặc 2021,…) để nghiên cứu lý luận vì đây là thời điểm luật/bộ luật… quy định về gian lận thương mại nói chung, gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu nói riêng chính thức có hiệu lực.
- Tác giả chọn mốc thời gian từ năm… để nghiên cứu thực tiễn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử có dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu gồm phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình xây dựng và đổi mới đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đề tài còn được nghiên cứu bằng các phương pháp nghiên cứu đặc trưng trong hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý gồm:
- Phương pháp phân tích luật viết: phân tích những quy định pháp luật về gian lận thương mại và xử lý gian lận thương mại về số lượng, chất lượng trong lĩnh vực xăng dầu để làm rõ những vấn đề pháp lý còn liên quan.
- Phương pháp tổng hợp – đối chiếu: tổng hợp quy định giữa văn bản bản quy phạm pháp luật, đối chiếu giữa quy định và thực tiễn áp dụng để làm rõ thực trạng áp dụng pháp luật về vấn đề liên quan.
- Phương pháp bình luận: bình luận những vụ việc gian lận thực tế và tình hình xử lý gian lận thương mại về số lượng, chất lượng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bến Tre để đạt được mục tiêu nghiên cứu là hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề liên quan.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Đề tài góp phần làm rõ cơ sở lý thuyết và khung pháp lý về gian lận thương mại nói chung, gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu nói riêng.
- Đề tài đóng góp vào danh mục các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý, giúp cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên của sinh viên nói riêng, của các nhà nghiên cứu nói chung được phát huy và nhân rộng.
- Đề tài có thể giúp tác giả tiếp tục nghiên cứu ở các chương trình học tập nâng cao hoặc chuyên sâu.
- Đề tài có thể dùng làm tư liệu, tài liệu tham khảo cho các thế hệ sinh viên các khóa sau.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 2 chương:
Chương 1. Lý Luận Chung Về Gian Lận Thương Mại Và Pháp Luật Về Xử Lý Gian Lận Thương Mại Trong Lĩnh Vực Xăng Dầu
- 1.1. Khái quát về gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu
- 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu
- 1.1.1.1. Khái niệm gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu
- 1.1.1.2. Đặc điểm gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu
- 1.1.2. Các hình thức gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu
- 1.1.2.1. Gian lận về số lượng
- 1.1.2.2. Gian lận về chất lượng
- 1.1.2.3. Các hình thức gian lận khác
- 1.1.3. Hậu quả của gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu
- 1.1.3.1. Đối với người tiêu dùng
- 1.1.3.2. Đối với các doanh nghiệp hoạt động chân chính
- 1.1.3.3. Đối với cơ quan quản lý nhà nước
- 1.2. Khái quát pháp luật về xử lý gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu
- 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm pháp luật về xử lý gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu
- 1.2.1.1. Khái niệm pháp luật về xử lý gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu
- 1.2.1.2. Đặc điểm pháp luật về xử lý gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu
- 1.2.2. Các nội dung cơ bản của pháp luật về xử lý gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu
Chương 2. Thực Trạng Pháp Luật Về Xử Lý Gian Lận Thương Mại Trong Lĩnh Vực Xăng Dầu Và Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉnh Bến Tre Và Các Giải Pháp Hoàn Thiện
- 2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về xử lý gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu
- 2.1.1. Thực trạng của pháp luật hành chính
- 2.1.2. Thực trạng của pháp luật hình sự
- 2.1.3. Thực trạng của pháp luật dân sự
- 2.1.4. Thực trạng của pháp luật chuyên ngành
- 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu tại Bến Tre
- 2.2.1. Đánh giá chung về công tác phòng chống và xử lý gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu tại Bến Tre
- 2.2.2. Phân tích một số vụ việc cụ thể về xử lý gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu tại Bến Tre
- 2.3. Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống, xử lý gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu tại Bến Tre
- 2.3.1. Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu
- 2.3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống, xử lý gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu tại Bến Tre
Kết luận
Trên đây là Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ: Gian Lận Thương Mại Trong Lĩnh Vực Xăng Dầu Tại Địa Bàn Tỉnh, là một trong những đề tài được nhiều bạn học viên thạc sĩ đang hướng đến để làm bài. Hôm nay dịch vụ viết thuê luận văn tốt nghiệp của trang luận văn, chia sẻ đến các bạn học viên một đề tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Gian Lận Thương Mại Xăng Dầu Tại Địa Bàn Tỉnh Bến Tre.
Ngoài ra, còn rất nhiều đề tài khác nhau về gian lận thương mại, nếu như các bạn học viên muốn tham khảo thêm nhiều đề tài nữa, thì các bạn liên hệ đến trang luận văn để tham khảo thêm nhé.