Đề tài & Bài mẫu Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành Chăn nuôi – Thú y

Rate this post

Chủ đề: Luận văn Chăn nuôi – Thú Y, Chuyên ngành Chăn nuôi – Thú y là chương trình đào tạo kỹ sư có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt. Khi theo học ngành này các bạn phải đảm bảo trình độ năng lực đáp ứng với nhu cầu nguồn nhân lực và kiến thức chuyên ngành từ cơ bản đến nâng cao.

Chính vì thế AD đăng tải cho các bạn sinh viên/ học viên tham khảo 89 Đề tài Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi – Thú y và đi kèm là 5 bài mẫu điểm cao của chuyên ngành với mong muốn là giúp các bạn lựa chọn được một đề tài phù hợp đi kèm với 5 bài mẫu chất lượng, tham khảo làm bài tốt.


Luận văn Chăn nuôi – Thú Y – Đề tài Chuyên Ngành Chăn Nuôi

1. Xác Định Tổ Hợp Lai Giữa Gà VCN-Z15 Với Một Số Giống Gà Lông Màu Phục Vụ Chăn Nuôi Nông Hộ
2. Một Số Đặc Điểm Ngoại Hình, Tập Tính Và Di Truyền Của Gà Nhạn Chân Xanh
3. Sử Dụng Biochar Và Sắn Trong Chăn Nuôi Bò Và Việc Giảm Thải Khí Mê Tan Ở Lào
4. Chọn Tạo Hai Dòng Vịt Biển Trên Cơ Sở Giống Vịt Biển 15 – Đại Xuyên
5. Chọn Lọc Nâng Cao Năng Suất Hai Dòng Gà Lạc Thủy Và Khả Năng Cho Thịt Của Con Lai Giữa Gà Lạc Thủy
6. Khả Năng Sản Xuất Của Các Tổ Hợp Lai Giữa Gà Hon Chu Và Gà Lương Phượng
7. Năng Suất Sinh Sản Của Lợn Nái GF24 Được Phối Với Các Dòng Đực GF337, GF280, GF399 Và Sức Sản Xuất
8. Đánh Giá Các Mức Năng Lượng, Protein Và Acid Trong Khẩu Phần Lên Năng Suất Sinh Sản Của Gà Ác Đẻ
9. Luận văn Chăn nuôi – Thú Y: Sử Dụng Phụ Phẩm Chế Biến Chè Bổ Sung Tanin Trong Khẩu Phần Nuôi Bò Thịt Nhằm Giảm Phát Thải Khí
10. Nghiên Cứu Đánh Giá Hiệu Quả Của Algimun Đến Gà Cobb 500 Và Gà Ri Lai (Ri X Lương Phượng)
11. Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Các Loại Thức Ăn, Phương Thức Ấp Trứng Đến Khả Năng Sản Xuất Của Chim
12. Ảnh Hưởng Của Khẩu Phần Ăn Bổ Sung Bột Lá Chè Đại (Trichanthera Gigantea) Đến Năng Suất Chất Lượng
13. Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Thay Thế Các Mức Thức Ăn Hỗn Hợp Đến Một Số Chỉ Tiêu Kinh Tế Kỹ Thuật
14. Ảnh Hưởng Của Mật Độ Trồng Và Mức Bón Phân Chuồng Đến Năng Suất, Chất Lượng Của Cây Thức Ăn Moringa
15. Luận văn Chăn nuôi – Thú Y: Ảnh Hưởng Của Mức Bón Đạm Và Tuổi Thu Hoạch Đến Năng Suất Và Chất Lượng Của Cây Thức Ăn Moringa
16. Thay Thế Một Phần Protein Khô Đỗ Tương Bằng Protein Bột Lá Chùm Ngây (Moringa Oleifera)
17. Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Bổ Sung Acid Pak 4 Way Đến Sức Sản Xuất Của Gà Cobb 500 Nuôi Chuồng Kín
18. Ảnh Hưởng Của Mức Bón Đạm Và Khoảng Cách Cắt Đến Năng Suất, Chất Lượng Của Cây Thức Ăn Trichanthera
19. Nghiên Cứu Xây Dựng Khẩu Phần Ăn Hoàn Chỉnh (Total Mix Ration – TMR) Từ Nguyên Liệu Phụ Phẩm Nông
20. Xác Định Giá Trị Dinh Dưỡng Của Một Số Loại Thức Ăn Phổ Biến Cho Trâu Bằng Phương Pháp Invitro Gas
21. Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Khối Lượng Sơ Sinh Và Bổ Sung Probiotic Đến Năng Suất Và Hiệu Quả Chăn Nuôi
22. Nghiên Cứu Đặc Điểm Ngoại Hình Và Khả Năng Sinh Sản Của Gà Lạc Thủy Nuôi Trong Nông Hộ Tại Huyện
23. Đánh Giá Khả Năng Sản Xuất Của Gà Lạc Thủy Nuôi Bán Thâm Canh Trong Nông Hộ Tại Xã Hưng Thi
24. Nghiên Cứu Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học Milk Feed Trong Chăn Nuôi Lợn Nái Sinh Sản Và Lợn Thịt Tại Trại
25. Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Trưởng Và Sinh Sản Của Trâu Chiêm Hóa Tuyên Quang
26. Đánh Giá Sinh Trưởng Giai Đoạn Hậu Bị Và Chất Lượng Tinh Dịch Giai Đoạn Đầu Sử Dụng Của Lợn Đực
27. Đánh Giá Khả Năng Sinh Sản Của Lợn Nái Lai Và Khả Năng Sinh Trưởng Của Con Lai Giai Đoạn Sau Cai Sữa
28. Năng Suất Sinh Sản Của Lợn Nái Ông Bà, Bố Mẹ Và Sự Sinh Trưởng Của Lợn Con Đến 60 Ngày Tuổi Nuôi
29. Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học, Khả Năng Sinh Trưởng, Năng Suất Và Chất Lượng Thịt Của Lợn Lang
30. Một Số Đặc Điểm Ngoại Hình, Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Của Lợn Mán Nuôi Tại Huyện Đà Bắc
31. Nghiên Cứu Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học Phân Giải Xơ Trong Khẩu Phần Nuôi Bò
32. Khả Năng Sinh Trưởng Và Năng Suất Sinh Sản Của Lợn Landrace Yorkshire Có Nguồn Gen G Từ Pháp
33. Xác Định Một Số Đặc Điểm Ngoại Hình, Khả Năng Sản Xuất Và Đánh Giá Sai Khác Di Truyền Của Vịt Sín
34. Năng Suất Sinh Sản Của Lợn Nái Có 1-4 Giống VCN-MS15 Và Sức Sản Xuất Thịt Của Một Số Tổ Hợp Lợn Lai
35. Khả Năng Sinh Trưởng, Sản Xuất Thịt Của Bò Lai F1 Nuôi Tại Trại Bò Minh Anh, Tỉnh Phú Thọ
36. Thực Hiện Quy Trình Chăm Sóc, Nuôi Dưỡng Và Phòng Trị Một Số Bệnh Cho Lợn Nái Sinh Sản Nuôi Chuồng
37. Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi – Thú Y: Thực Hiện Quy Trình Chăm Sóc, Nuôi Dưỡng Và Phòng Trị Bệnh Cho Đàn Gà Ác
38. Thực Hiện Quy Trình Chăn Nuôi Và Phòng Trị Bệnh Cho Đàn Lợn Tại Trang Trại Nguyễn Văn Khanh
39. Một Số Đặc Điểm Sinh Học Và Khả Năng Sản Xuất Của Vịt Biển 15 – Đại Xuyên Nuôi Trong Môi Trường Nước
40. Sử Dụng Cây Khoai Mì (Sắn) Để Phát Triển Chăn Nuôi Dê Ở An Giang, Việt Nam

Tham khảo thêm ⇒ DỊCH VỤ VIẾT THUÊ LUẬN VĂN 

41. Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Bauhinia Acuminate Trong Chăn Nuôi Dê Ở Lào
42. Ảnh Hưởng Hiệp Đồng Cùa Lá Sắn (Manihot Esculenta Crantz), Bã Bia, Và Than Sinh Học (Biochar)
43. Sử Dụng Thân Cây Chuối Làm Thức Ăn Cho Lợn Địa Phương (Kandol) Ở Vùng Núi Ratanakiri Của Campuchia
44. Phụ Phẩm Từ Sắn Là Nguồn Thức Ăn Tiềm Năng Trong Chăn Nuôi Bò Ở Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào
45. Chọn Lọc Nâng Cao Năng Suất Trứng Của Vịt Triết Giang Và Vịt TC
46. Làm Giàu Protein Củ Sắn Bằng Cách Lên Men Với Nấm Men Làm Thức Ăn Cho Lợn Địa Phương Ở Lào
47. Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Lợn Nái Lai F1 Và Khả Năng Sản Xuất Thịt Của Con Lai F2
48. Ảnh Hưởng Của Một Số Giải Pháp Kỹ Thuật Đến Khả Năng Sinh Sản Của Lợn Bản Nuôi Tại Huyện Tân Lạc
49. Nghiên Cứu Khả Năng Sản Xuất Tinh Dịch Của Trâu Chiêm Hóa – Tuyên Quang Và Ảnh Hưởng Của Thời Gian
50. Nghiên Cứu Đặc Điểm Ngoại Hình, Năng Suất Và Chất Lượng Thịt Gà H’Mông Nuôi Tại Xã Hang Kia
51. Đánh Giá Một Số Đặc Điểm Ngoại Hình Và Khả Năng Sản Xuất Của Đàn Gà Lông Xước Thế Hệ Thứ Nhất
52. Áp Dụng Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Nhằm Nâng Cao Năng Suất Và Hiệu Quả Chăn Nuôi Lợn Nái Bản Sinh Sản
53. Xác Định Nhu Cầu Lysine Tiêu Hóa Hồi Tràng Tiêu Chuẩn Và Tỉ Lệ Tối Ưu Giữa Axit Amin Chứa Lưu Huỳnh
54. Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Và Khả Năng Sản Xuất Của Vịt Cổ Lũng, Thanh Hóa
55. Sử Dụng Hiệu Quả Khẩu Phần Nguồn Thức Ăn Địa Phương Cho Giống Lợn Bản Địa Moo Lath, CHDCND Lào
56. Sử Dụng Các Nguồn Thức Ăn Sẵn Có Nhằm Tăng Năng Suất Và Giảm Phát Thải Khí Mêtan Của Bò Vàng
57. Nghiên Cứu Thực Trạng Và Giải Pháp Chăn Nuôi, Tiêu Thụ Sản Phẩm Thịt Lợn Đảm Bảo Vệ Sinh An Toàn
58. Sử Dụng Ngọn Lá Cây Thức Ăn Chứa Tanin Trong Khẩu Phần Để Giảm Thiểu Phát Thải Khí Mêtan
59. Đánh Giá Khả Năng Sinh Trưởng Và Sinh Sản Của Tổ Hợp Lai Giữa Gà Trống Cáy Củm Với Gà Mái F1
60. Ảnh Hưởng Của Mức Bón Đạm Và Tuổi Thu Hoạch Đến Năng Suất Và Thành Phần Hóa Học Của Cây Thức Ăn
61. Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học, Sinh Trưởng Và Sinh Sản Của Rùa Đất Lớn Heosymys Grandis
62. Luận văn Chăn nuôi – Thú Y: Nghiên Cứu Sử Dụng Protein Bột Lá Chùm Ngây Trong Chăn Nuôi Gà Thịt Tại Thái Nguyên
63. Ảnh Hưởng Của Mức Bón Đạm Và Tuổi Thu Hoạch Đến Năng Suất Và Thành Phần Hóa Học Của Cây Thức Ăn
64. Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học, Khả Năng Sản Xuất Và Hiệu Quả Kinh Tế Của Vịt Trời Nuôi Tại Ninh Bình
65. Nâng Cao Khả Năng Sản Xuất Của Gà Thịt Giống Ross 308 Bằng Bổ Sung Probiotic Vào Khẩu Phần Ăn
66. Khả Năng Sinh Trưởng, Sản Xuất Tinh Và Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ, Độ Ẩm Đến Năng Suất, Chất Lượng
67. Giá Trị Dinh Dưỡng Của Một Số Nguyên Liệu Thức Ăn Và Mức Tối Ưu Axit Amin Tiêu Hóa Hồi Tràng
68. Ảnh Hưởng Của Hai Độc Tố Nấm Mốc Deoxynivalenol Và Fumonisin Trong Thức Ăn Chăn Nuôi Đến Sinh Trưởng
69. Tình Hình Hội Chứng Bệnh Đường Hô Hấp Ở Lợn Nái Sinh Sản Tại Trại Lợn Lê Văn Tuấn, Xã Bình Xuyên
70. Đặc Điểm Ngoại Hình, Đa Hình Gen Và Ứng Dụng Chỉ Thị Phân Tử Trong Chọn Lọc Cải Thiện Năng Suất
71. Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Các Mức Protein Và Xơ Trong Khẩu Phần Và Các Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả
72. Khả Năng Sinh Trưởng, Sinh Sản Của Lợn Landrace X (Yorkshire x VCN-MS15) Qua Các Thế Hệ
73. Thực Hiện Quy Trình Phòng Và Trị Bệnh Viêm Tử Cung Ở Đàn Lợn Nái Tại Trại Bùi Huy Hạnh – Xã Tái Sơn
74. Thực Hiện Công Tác Nuôi Dưỡng, Phòng Trị Bệnh Sản Khoa Cho Lợn Nái Tại Trại Chăn Nuôi Bình Minh
75. Ảnh Hưởng Của Kiểu Gen Đến Năng Suất Sinh Sản Của Lợn Nái Landrace Và Yorkshire
76. Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Selen Hữu Cơ Và Dầu Đậu Nành Đến Khả Năng Sản Xuất Trứng
77. Ảnh Hưởng Của Bột Lá Keo Giậu Và Bột Lá Sắn Trong Khẩu Phần Đến Năng Suất, Chất Lượng Trứng
78. Ảnh Hưởng Của Dầu Đậu Nành, Dầu Hạt Cải Đến Năng Suất Và Chất Lượng Trứng Gà Lương Phượng
79. Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Các Mức Bổ Sung Tannin Từ Keo Giậu Vào Khẩu Phần Đến Việc Giảm Thiểu Khí
80. Ảnh Hưởng Của Bổ Sung Chất Phụ Gia Tự Nhiên Đến Khả Năng Sản Sinh Khí Sinh Học (Biogas) Của Phân Lợn
81. Khảo Sát Hiện Trạng Đàn Bò Hmông Và Đánh Giá Khả Năng Sinh Trưởng Của Các Bê Sinh Ra Từ Đàn Bò
82. Đánh Giá Khả Năng Sinh Sản Xuất Của Gà Đa Cựa Nuôi Tại Thái Nguyên
83. Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Chế Phẩm Phức Kim Loại Sắt, Đồng, Kẽm, Selen Đến Khả Năng Sản Xuất Của Gà
84. Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi – Thú Y: Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Yếu Tố Kỹ Thuật Sử Dụng Tinh Trùng Đã Xác Định Tính Biệt
85. Thực Trạng Chăn Nuôi Bò Sữa Tại Huyện Ba Vì – Hà Nội Và Bước Đầu Tính Toán Phát Thải Khí Nhà Kính
86. Xác Định Hiệu Quả Của Các Cách Thức Bổ Sung Bột Cỏ Stylo Vào Khẩu Phần Của Gà Thịt
87. Xác Định Nhu Cầu Dinh Dưỡng Phù Hợp Trong Khẩu Phần Ăn Nuôi Đà Điểu Lấy Thịt Giai Đoạn 8 – 14 Tháng
88. Ảnh Hưởng Của Khẩu Phần Có Bột Lá Keo Giậu Và Cỏ Stylosanthes Đến Năng Suất Và Chất Lượng
89. Nghiên Cứu Phương Pháp Chế Biến Thức Ăn Thô Xanh Để Nuôi Thỏ Ở Cao Bằng

Mẫu Luận văn Chăn nuôi – Thú Y đề tài: Nghiên cứu phòng trị giun tròn Trichocephalus spp gây ra ở lợn.

Lý do chọn đề tài Luận văn Chăn nuôi – Thú Y

Ngành chăn nuôi nước ta luôn chiếm một vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và trong cơ cấu nền kinh tế nói chung. Chăn nuôi với những hình thức phong phú, đa dạng đã góp phần giải quyết công ăn, việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu.
Chăn nuôi lợn chiếm tỷ trọng lớn trong ngành chăn nuôi gia súc ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo số liệu thống kê của FAO (2013), tổng đàn lợn trên thế giới là 977.020.798 con, Việt Nam có 26.261.400 con, đứng thứ 5 trên thế giới sau Trung Quốc (475.922.000 con), Mỹ (64.775.000 con), Brazil (39.040.000 con) và Đức (27.690.100 con).

Tổng cục thống kê Việt Nam (2014), (2015) cho biết: tại thời điểm tháng 4/2014, đàn lợn cả nước có 26,4 triệu con, tăng 0,3% và sản lượng thịt lợn hơi đạt 1,9 triệu tấn, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đến quí I năm 2015, đàn lợn trong nước tiếp tục tăng lên 2%.
Xác định được vai trò quan trọng của chăn nuôi lợn trong ngành chăn nuôi nói riêng, ngành Nông nghiệp nói chung và sự phát triển của nền kinh tế đất nước, trong những năm qua Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy chăn nuôi lợn phát triển cả về số lượng và chất lượng. Định hướng chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 do Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 16 tháng 1 năm 2008 đã đề ra là: tổng đàn lợn tăng bình quân 2% năm, đạt khoảng 35 triệu con, trong đó đàn lợn ngoại nuôi trang trại, công nghiệp đạt 37%; sản lượng thịt xẻ các loại đạt 5.500 ngàn tấn, trong đó thịt lợn đạt 63%, gia cầm 32%, bò 4%.
Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu trên cần có các giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy chăn nuôi lợn phát triển. Tuy nhiên, để chăn nuôi phát triển bền vững thì ngoài việc thực hiện tốt công tác giống, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng… còn phải quan tâm nhiều hơn đến công tác thú y, đặc biệt trong xu hướng chăn nuôi tập trung, quy mô trang trại như hiện nay.

Việt Nam là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thuận lợi cho nhiều loại mầm bệnh phát triển, trong đó có các loài ký sinh trùng gây bệnh cho vật nuôi. Bệnh ký sinh trùng ở gia súc, gia cầm nói chung và bệnh ký sinh trùng đường tiêu hoá lợn nói riêng không gây ra các ổ dịch lớn như những bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus, song bệnh ký sinh trùng thường diễn ra ở thể mãn tính, làm lợn sinh trưởng, phát triển chậm, tăng tiêu tốn thức ăn và các chi phí như thuốc điều trị, công chăm sóc nuôi dưỡng. Nguy hiểm hơn, ký sinh trùng ký sinh còn làm giảm sức đề kháng của lợn và là yếu tố mở đường cho nhiều loại vi khuẩn, vi rút xâm nhập gây bệnh.
Giun tròn Trichocephalus spp. là ký sinh trùng ký sinh ở đường tiêu hoá của lợn. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2006), giun tròn Trichocephalus spp. ký sinh đã gây ra các tổn thương và viêm nhiễm kế phát do vi khuẩn xâm nhập vào các nội quan của lợn, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, đặc biệt là tiêu tốn thức ăn, giảm tăng trọng từ 15 – 20% so với lợn không bị bệnh. Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2006) đã nghiên cứu và cho biết: giun Trichocephalus spp. có vai trò rõ rệt trong hội chứng tiêu chảy ở lợn. Lợn mắc bệnh giun Trichocephalus spp. biểu hiện còi cọc, chậm lớn, tiêu chảy, ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi.
Trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn khá phát triển ở tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Với mục tiêu nâng cao tỷ trọng chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, hai tỉnh đều xác định lấy chăn nuôi lợn là chủ lực trong phát triển chăn nuôi của tỉnh. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống về bệnh do Trichocephalus spp. gây ra ở lợn tại 2 tỉnh này, vì vậy cũng chưa có quy trình phòng chống bệnh hiệu quả.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi lợn ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, chúng tôi thực hiện đề tài Luận văn Chăn nuôi – Thú Y: “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòng trị bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn tại tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn”.

Mục tiêu của đề tài Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chăn nuôi – Thú Y

– Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòng trị bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn tại tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.
– Đề xuất qui trình phòng trị Trichocephalois cho lợn ở tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và các tỉnh miền núi phía Bắc khác.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của bài Luận văn Chăn nuôi – Thú Y

– Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ, về bệnh học và quy trình phòng chống bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra cho lợn ở tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và các tỉnh miền núi phía Bắc khác.
– Ý thực tiễn của đề tài
Đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi áp dụng quy trình phòng, trị bệnh giun Trichocephalus spp. cho lợn, nhằm hạn chế tỷ lệ và cường độ nhiễm cũng như tác hại của giun Trichocephalus spp. đối với lợn, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển.

Những đóng góp mới của Luận văn Chăn nuôi – Thú Y

– Là công trình đầu tiên nghiên cứu tương đối có hệ thống về đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòng trị bệnh giun Trichocephalus spp. cho lợn ở hai tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
– Xây dựng quy trình phòng, trị bệnh giun Trichocephalus spp. cho lợn có hiệu quả, khuyến cáo và áp dụng rộng rãi tại các nông hộ, các trang trại chăn nuôi lợn ở hai tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và các tỉnh miền núi phía Bắc khác.

Bài mẫu Luận văn Chăn nuôi – Thú y: Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis

Lý do chọn đề tài Luận văn Chăn nuôi – Thú Y

Chăn nuôi gia cầm là một nghề truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam. Ngày nay, nhờ những tiến bộ về di truyền, giống, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi và công tác thú y mà chăn nuôi gia cầm ngày càng phát triển. Hàng năm, chăn nuôi gà đã cung cấp khoảng 350 – 450 nghìn tấn thịt và hơn 2,5 – 3,5 tỷ quả trứng. Xu hướng phát triển chăn nuôi nói chung theo hướng thâm canh công nghiệp hóa đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là chăn nuôi gà. Chăn nuôi gà có khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu về trứng và thịt, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Khi chăn nuôi gà phát triển thì tình hình dịch bệnh cũng diễn biến phức tạp hơn. Việt Nam là nước nằ m trong vùng khí hậu nhiệt đới nó ng ẩm, rất thích hợp cho các loài ký sinh trùng phát triển, ký sinh và gây bệnh trên đàn gà. Các nhà khoa học trong và ngoài nước đã phát hiện hơn 73 loài đơn bào ký sinh và gây bệnh cho vật nuôi, trong đó có đơn bào Histomonas meleagridis (H. meleagridis) gây bệnh đầu đen ở gà.

Bệnh đầu đen (Histomonosis) là một bệnh ký sinh trùng nguy hiểm của các loài gia cầm, đặc biệt là gà và gà tây (Chalvet-Monfray K. và cs., 2004 [31]). Bệnh gây ra bởi sinh vật đơn bào kỵ khí có tên khoa học là H. meleagridis. Gia cầm bị bệnh có triệu chứng ủ rũ, xù lông, giảm ăn, uống nhiều nước, phân loãng màu vàng lưu huỳnh; da vùng đầu ban đầu xanh tím sau đó chuyển sang thâm đen (bởi vậy được gọi là bệnh đầu đen). Bệnh có những bệnh tích đặc trưng như: manh tràng viêm sưng, bề mặt bên trong lòng manh tràng sần sùi, chất chứa trong lòng manh tràng bị canxi hóa đóng quánh tạo thành lõi màu trắng; thành manh tràng viêm, xuất huyết, hoại tử và tăng sinh nên rất dầy; gan sưng to gấp 2 – 3 lần, viêm xuất huyết và hoại tử, những ổ hoại tử có màu trắng ngà hoặc vàng nhạt, lỗ chỗ như đá hoa cương. Gà bệnh chết rải rác và thường chết về ban đêm, mức độ chết không ồ ạt nhưng sự chết kéo dài, tỷ lệ chết lên tới 85 % – 95%.

Tham khảo thêm ⇒ Mẫu luận văn thạc sĩ hay nhất

Ở Việt Nam, Lê Văn Năm (2010) [6] là người đầu tiên phát hiện thấy Histomonosis trên các đàn gà nuôi tập trung thả vườn tại một số tỉnh phía Bắc vào tháng 3/2010. Hiện nay, bệnh đã xảy ra ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Trong đó, có tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi.

Mặc dù vậy, ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào về bệnh đầu đen ở gà, vì vậy cũng chưa có quy trình phòng, chống bệnh hiệu quả.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của việc khống chế dịch bệnh, nâng cao năng suất chăn nuôi gà, chúng tôi đã thực hiện Luận văn Chăn nuôi – Thú Y đề tài“Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà nuôi tại tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và biện pháp phòng trị bệnh”.

Mục tiêu của đề tài Luận văn Chăn nuôi – Thú Y

– Định danh được loài đơn bào gây bệnh đầu đen ở gà Việt Nam.
– Xác định được đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen ở gà.
– Xác định được đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của gà mắc bệnh đầu đen.
– Tìm ra phác đồ điều trị hiệu quả và đề xuất biện pháp phòng trị bệnh đầu đen cho gà.
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi – Thú Y

– Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học đầu tiên về đặc điểm dịch tễ, về bệnh học và quy trình phòng chống bệnh đầu đen cho gà ở tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và các tỉnh miền núi phía Bắc khác.
-Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi áp dụng quy trình phòng, trị bệnh đầu đen cho gà, nhằm hạn chế tỷ lệ nhiễm và thiệt hại do bệnh đầu đen gây ra; góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển.
– Những đóng góp mới của đề tài
+ Là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về căn bệnh, đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòng trị bệnh đầu đen ở gà.
+ Xây dựng quy trình phòng, trị bệnh đầu đen do đơn bào H. meleagridis gây ra ở gà có hiệu quả, khuyến cáo và áp dụng rộng rãi tại các nông hộ, các trang trại chăn nuôi gà.

Mẫu Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi đề tài: Nghiên cứu bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà

Tính cấp thiết của đề tài Luận văn Chăn nuôi – Thú Y

Việt Nam có hơn 47% dân số làm nông nghiệp với hai ngành sản xuất chính là trồng trọt và chăn nuôi; trong đó, chăn nuôi đã và đang trở thành ngành mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Trong những năm gần đây, chăn nuôi gia cầm đang chiếm một vị trí quan trọng và luôn được quan tâm hàng đầu vì nó có khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu thực phẩm phục vụ cho con người.
Thịt và trứng gia cầm là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, tương đối đầy đủ và cân bằng về các axit amin thiết yếu, dễ chế biến, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi; mặt khác, chăn nuôi gia cầm dễ phát triển theo nhiều hình thức, chu kỳ quay vòng vốn ngắn… Chính vì vậy, chăn nuôi gia cầm ngày càng có những bước phát triển vượt bậc về cả số lượng và chất lượng, đóng vai trò không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế – xã hội, cải thiện kinh tế gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo ở các địa phương, đặc biệt là các địa phương trung du và miền núi.
Ở nước ta hiện nay, các hộ gia đình chăn nuôi gà chủ yếu với số lượng ít, chuồng trại đơn giản; những gia đình chăn nuôi gà công nghiệp với quy mô nhỏ cũng vẫn chỉ là chăn nuôi bán công nghiệp. Vấn đề vệ sinh thú y trong chăn nuôi gà chưa được quan tâm đúng mức, dịch bệnh thường xảy ra, gây trở ngại cho việc phát triển chăn nuôi, gây thiệt hại về kinh tế cho các hộ gia đình và trang trại chăn nuôi gà.
Theo Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2002), ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng ở nước ta còn gặp trở ngại do dịch bệnh thường xảy ra, trong đó có bệnh ký sinh trùng. Đàn gia cầm thường nhiễm ký sinh trùng quanh năm với tỷ lệ và cường độ nhiễm cao, gây thiệt hại đáng kể về kinh tế cho các hộ gia đình và các trang trại chăn nuôi gia cầm.
Việt Nam là một nước nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới có khu hệ động, thực vật phong phú, đa dạng, thích hợp cho nhiều loài ký sinh trùng phát triển, ký sinh và gây bệnh. Trong các bệnh ký sinh trùng ở gà, có những bệnh do nhóm đơn bào ký sinh gây ra, chúng chiếm đoạt chất dinh dưỡng, tiết độc tố, gây ra những biến đổi bệnh lý làm cho gà gầy yếu, chậm lớn, giảm mạnh sức sản xuất thịt, trứng. Đặc biệt, một số bệnh đơn bào cũng gây ra những “ổ dịch cấp tính”, làm cho gà chết nhanh với tỷ lệ cao không kém các bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh đơn bào đường máu Leucocytozoon.
Theo Soulsby E. J. L (1977), Saif Y. M. và cs. (2003), đơn bào Leucocytozoon thuộc nhóm nguyên sinh động vật, thuộc bộ huyết bào tử trùng (Heamosporidia) ký sinh trong máu và cơ quan nội tạng của nhiều loài gia cầm, trong đó gà là loài mẫn cảm nhất, đặc biệt là gà được nuôi theo phương thức chuồng hở.

đề tài Luận văn Chăn nuôi - Thú Y
đề tài Luận văn Chăn nuôi – Thú Y

Đơn bào Leucocytozoon khi ký sinh trong hồng cầu sẽ gây ra xuất huyết, tan vỡ hồng cầu, dẫn đến thiếu máu và ỉa chảy, phân có màu xanh lá cây, gà chết với tỷ lệ cao 30 – 50%.
Trong những năm gần đây, chăn nuôi gà ở tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang phát triển khá mạnh. Đây là hai tỉnh trung du miền núi phía Bắc có điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi gà phát triển, đặc biệt là chăn nuôi gà thả vườn. Việc phòng bệnh truyền nhiễm bằng vắc xin đã được người chăn nuôi thực hiện khá nghiêm ngặt, song nhiều đàn gà vẫn xuất hiện các triệu chứng thiếu máu, gầy yếu, ỉa phân xanh; mổ khám thấy chất chứa trong diều, dạ dày và ruột có màu xanh; gan, lách sưng và xuất huyết, cơ đùi xuất huyết. Bệnh đã gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi gà ở các địa phương. Một câu hỏi đặt ra là: có phải gà mắc bệnh đơn bào Leucocytozoon không?
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về nguyên nhân, bệnh học và biện pháp phòng trị bệnh này trên đàn gà của hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang. Xuất phát từ nhu cầu cấp bách của thực tiễn sản xuất, chúng tôi thực hiện đề tài Luận văn Chăn nuôi – Thú Y: “Nghiên cứu bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi tại tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và biện pháp phòng trị”.

Mục tiêu đề tài Luận văn Chăn nuôi – Thú Y

– Xác định được căn loài Leucocytozoon gây bệnh và đặc điểm dịch tễ bệnh do đơn bào Leucocytozoon gây ra trên đàn gà của một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang.
– Xác định đặc điểm bệnh học của bệnh Leucocytozoon ở gà tại Thái Nguyên và Bắc Giang.
– Lựa chọn phác đồ điều trị bệnh Leucocytozoon có hiệu quả cho gà và xây dựng biện pháp phòng trị, góp phần hạn chế những thiệt hại do bệnh Leucocytozoon gây ra cho đàn gà ở hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang nói riêng và các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc nói chung.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn Chăn nuôi – Thú Y

-Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung và hoàn thiện những thông tin khoa học mới nhất về đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và lâm sàng bệnh, về phác đồ điều trị hiệu quả bệnh do đơn bào Leucocytozoon gây ra ở gà, đồng thời là cơ sở khoa học để xây dựng biện pháp phòng trị bệnh đơn bào Leucocytozoon cho gà có hiệu quả cao tại Thái Nguyên, Bắc Giang nói riêng và Việt Nam nói chung.
– Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở để khuyến cáo người chăn nuôi gà áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh đơn bào Leucocytozoon, nhằm hạn chế tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon cho gà, hạn chế thiệt hại do Leucocytozoon gây ra, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, thúc đẩy chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung phát triển.

Những đóng góp mới của đề tài Luận văn Chăn nuôi – Thú Y

– Đề tài là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu tương đối có hệ thống về đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng và biện pháp phòng trị bệnh Leucocytozoon cho gà tại hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang.
– Đề xuất được biện pháp phòng trị bệnh Leucocytozoon cho gà có hiệu quả, khuyến cáo và áp dụng rộng rãi tại các nông hộ, các trại chăn nuôi gà trên địa bàn hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang.

Mẫu Luận văn Chăn nuôi – Thú Y đề tài: Nghiên cứu giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn trong chăn nuôi gà Sao

Gà Sao (Numida meleagris) đã được chứng minh là loài vật nuôi có thể mang lại lợi nhuận cao cho người chăn nuôi ở nhiều nước trên thế giới. Thịt của gà Sao cũng là đối tượng có tiềm năng thương mại hóa cao. Nahashon và cs. (2004) đã chỉ ra rằng, gà Sao là đối tượng có thể thay thế cho các giống gia cầm nuôi lấy thịt khác. Trước đó, Phillips và Ayensu (1991) cũng cho rằng gà Sao có thể nuôi theo mô hình công nghiệp giống như các giống gia cầm khác mặc dù tốc độ sinh trưởng của giống gà này tương đối chậm so với các giống gà nuôi lấy thịt khác. Ở nhiều nơi trên thế giới, gà Sao được nuôi chủ yếu để lấy thịt và trứng. Thịt gà Sao có hương vị tương tự như thịt của các loài gia cầm hoang dã khác. Ngoài ra, thịt gà Sao có nhiều ưu điểm mà các giống gia cầm khác không có. Tỷ lệ thịt xẻ cao, trong thịt giàu acid béo thiết yếu, hàm lượng cholesterol thấp, hương vị thơm ngon.
Ở Việt Nam, gần đây gà Sao đã được chuyển giao nuôi rộng rãi ở nhiều địa phương, nhất là ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Gà Sao đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Đặc biệt, gà Sao có nhiều ưu điểm như sức đề kháng cao, dễ nuôi, thích nghi với nhiều vùng sinh thái, có thể nuôi nhốt hoặc thả vườn. Gà Sao mới được đưa vào nuôi với quy mô nhỏ ở Việt Nam, đây là giống gia cầm có tiềm năng di truyền tốt do có khả năng sử dụng nhiều loại thức ăn, khả năng chuyển hóa thức ăn tốt. Gà Sao sẽ là một trong những giống tốt đóng góp cho ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam phát triển bền vững, đa dạng và phong phú.

Tham khảo thêm ⇒ Trọn bộ Đề cương chi tiết luận văn

Đồng bằng Sông Cửu Long có diện tích rộng lớn, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản phát triển. Do đó tạo ra một lượng lớn thức ăn và phụ phẩm nông nghiệp có thể nuôi gà. Năm 2012, toàn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đã đưa trên 4,1 triệu lượt ha đất vào trồng lúa đạt 24,6 triệu tấn lúa/năm. Như vậy ước tính có 2,46 triệu tấn cám gạo hàng năm (nếu tính 10 kg lúa nguyên liệu cho 1 kg cám gạo).
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, năm 2011, Đồng bằng Sông Cửu Long đã đưa khoảng 5,14 nghìn ha mặt nước vào nuôi cá tra, sản lượng đạt trên 1,1 triệu tấn, nhiều nhất tại An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long. Theo Cục Chế biến thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008) hàng năm nước ta xuất khẩu khoảng 1,2 triệu tấn cá tra, như vậy ước tính có 700 nghìn tấn phụ phế phẩm cá tra mỗi năm nếu tính 2,6 kg cá nguyên liệu cho 1 kg thành phẩm.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch – đầu tư, năm 2011 Việt Nam có khoảng 350 cơ sở sản xuất bia có trụ sở ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước và tiếp tục tăng về số lượng. Trong số này, có hơn 20 nhà máy đạt công suất trên 20 triệu lít/năm, 15 nhà máy có công suất lớn hơn 15 triệu lít/năm, và có tới 268 cơ sở có năng lực sản xuất dưới 1 triệu lít/năm. Như vậy, có hàng triệu tấn bã bia được sản xuất hàng năm.
Ngoài các loại phụ phẩm kể trên, ở Đồng bằng Sông Cửu Long, mặc dù cây môn nước (Colocasia esculenta) rất phát triển. Tuy vậy nông dân thường chỉ thu hoạch củ, phần còn lại của cây (lá và thân cây) rất ít được sử dụng. Một số nghiên cứu cho thấy giá trị dinh dưỡng của lá và thân cây môn nước có thể được sử dụng để nuôi lợn.
Như vậy, có thể thấy rằng tiềm năng nguồn thức ăn để chăn nuôi gà Sao ở Đồng bằng Sông Cửu Long rất lớn. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng trong nguồn thức ăn sẵn có tại Đồng bằng Sông Cửu Long và việc thiết lập khẩu phần cho gà Sao dựa trên những nguồn thức ăn này đến nay vẫn chưa được nghiên cứu. Vì những lý do nêu trên, đề tài Luận văn Chăn nuôi – Thú Y “Nghiên cứu giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn trong chăn nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng ở Đồng bằng Sông Cửu Long” đã được tiến hành.

Bố cục bài Luận văn Chăn nuôi – Thú Y được chia làm 4 phần:

Chương 1: Tổng quan tài liệu
Chương 2: Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và thảo luận
Chương 4: Kết luận và kiến nghị

Mẫu Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi đề tài: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (Fasciolosis)

Bệnh sán lá gan ở trâu, bò (Fasciolosis) do hai loài sán lá Fasciola hepatica và Fasciola gigantica gây ra, được coi là bệnh ký sinh trùng phổ biến và gây thiệt hại rất lớn về kinh tế cho ngành chăn nuôi trâu, bò trên toàn thế giới (Soulsby E. J., 1987). Trong những năm gần đây, bệnh sán lá gan ở trâu, bò đang trở nên phổ biến và gia tăng do sự thay đổi khí hậu và sự di cư của động vật từ vùng này sang vùng khác (Muhammad Kasib Khan và cs., 2013).
Sán lá Fasciola ký sinh gây nhiều tác động xấu như làm giảm sức sinh trưởng, sinh sản ở trâu, bò: mỗi sán ký sinh làm khả năng tăng khối lượng giảm 200 gam/năm (Sewell M. M. H., 1966), tăng trọng hàng năm giảm 20 – 40 kg, tỷ lệ có thai giảm 10% (Sothoeun S., 2007). Theo Suhardono D. (2001), việc tẩy sán lá gan cho bò đã rút ngắn khoảng cách giữa hai lần động dục của bò xuống 18,5 tháng, trong khi những bò không được điều trị thì khoảng cách này kéo dài tới 31,5 tháng. Theo Roberts J. A. và cs. (1991), thiếu máu do sán ký sinh đã làm giảm 7 – 15% khả năng lao tác (uớc tính, mỗi năm thiệt hại do trâu, bò bị nhiễm sán lá Fasciola là từ 82 – 98 đô la Úc/trâu hoặc bò (Sothoeun S., 2007 ), tức là khoảng từ 1,5 – 1,8 triệu đồng Việt Nam; chi phí này ở Thụy Sỹ là 52 triệu Euro (Schweizer G. và cs., 2005 [151]), ở Kenya là 3,5 triệu KES (Mungube E. O. và cs., 2006), ở Etiopia là 0,27 triệu đô la Mỹ (Berhe G. và cs., 2009). Như vậy, có thể thấy thiệt hại kinh tế do bệnh sán lá Fasciola gây ra là rất lớn.
Nguy hiểm hơn, bệnh sán lá gan ở trâu, bò còn truyền lây sang người gây viêm gan, xơ gan, thậm chí biến chứng ung thư gan ở người. Theo Mas – Coma S. và cs. (2009) , ước tính có khoảng 2,4 – 17 triệu người trên thế giới bị nhiễm một hoặc cả hai loài sán F. hepatica và F. gigantica. Tại Việt Nam, theo thống kê của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, đến tháng 3 năm 2008, nước ta có hơn 5.000 người tại 47 tỉnh thành từ Bắc tới Nam bị nhiễm sán lá gan lớn (dẫn theo Đặng Thị Cẩm Thạch và cs., 2008).

Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, điều kiện khí hậu nóng ẩm, chăn nuôi trâu, bò theo phương thức chăn thả tự do và ý thức vệ sinh môi trường không tốt là điều kiện thuận lợi cho sán lá gan hoàn thành vòng đời và bệnh sán lá gan phát triển. Đã có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan ở trâu, bò và biện pháp điều trị bệnh (công trình của Nguyễn Đức Tân, 2010; Hoàng Văn Hiền và cs., 2011 [11]; Nguyễn Hữu Hưng 2011 …). Song, ở các địa phương miền núi nói chung, ba tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang nói riêng vẫn chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ về bệnh sán lá gan, vì vậy cũng chưa có quy trình phòng chống bệnh hiệu quả. Đặc biệt, 3 tỉnh nói trên nằm trong vùng Trung du miền núi phía Bắc – là nơi có số lượng trâu nhiều nhất cả nước, chiếm 55,31% (Tổng Cục thống kê, 2014 ). Mặt khác, điều kiện thời tiết khí hậu của các tỉnh này trong những năm gần đây có nhiều thay đổi: cường độ ánh sáng mạnh hơn, lượng mưa trong năm nhiều hơn… Những thay đổi này có thể dẫn đến hệ quả là đặc điểm dịch tễ của bệnh sán lá gan thay đổi. Những luận giải trên cho thấy, việc nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ và xây dựng biện pháp phòng chống bệnh sán lá gan cho trâu, bò, từ đó phòng được bệnh sán lá gan lớn trên người ở các địa phương miền núi là rất cần thiết.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn sản xuất, chúng tôi thực hiện Luận văn Chăn nuôi – Thú Y đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (Fasciolosis) ở tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang và biện pháp phòng trị (2010 – 2013) ”.

bài mẫu Luận văn Chăn nuôi - Thú Y
bài mẫu Luận văn Chăn nuôi – Thú Y

Đề cương bài Luận văn Chăn nuôi – Thú Y

MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sán lá Fasciola gây bệnh trên động vật nhai lại và người
1.1.1. Vị trí của sán lá Fasciola trong hệ thống phân loại động vật học
1.1.2. Đặc điểm hình thái của sán lá Fasciola
1.1.3. Vòng đời của sán lá Fasciola
1.2. Bệnh do sán lá Fasciola ở động vật nhai lại
1.2.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá Fasciola
1.2.2. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh do sán lá Fasciola gây ra ở gia súc nhai lại
1.2.3. Chẩn đoán bệnh do sán lá Fasciola gây ra
1.2.4. Phòng và trị bệnh sán lá Fasciola cho súc vật nhai lại
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
2.2. Vật liệu nghiên cứu
2.2.1. Động vật và các loại mẫu nghiên cứu
2.2.2. Dụng cụ và hoá chất
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1 Xác định loài sán lá gan ký sinh ở trâu, bò tại ba tỉnh miền núi phía Bắc bằng kỹ thuật thường quy, kỹ thuật PCR và hình ảnh cấu trúc siêu vi của sán.
2.3.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh do sán lá Fasciola spp. gây ra ở trâu, bò
2.3.3. Nghiên cứu tương quan giữa số trứng sán Fasciola spp. trong 1 gam phân với số sán lá ký sinh ở trâu, bò
2.3.4. Nghiên cứu biện pháp phòng chống bệnh sán lá Fasciola spp. cho trâu, bò.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp mổ khám, thu thập và định loại sán lá Fasciola spp. ký sinh
ở trâu, bò tại Thái Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang
2.4.2. Phương pháp điều tra tình trạng vệ sinh thú y và phòng chống bệnh sán lá Fasciola spp. cho trâu, bò
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá Fasciola spp. ở trâu, bò
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu trứng và ấu trùng sán lá Fasciola spp. ở ngoại cảnh và trong ký chủ trung gian
2.4.5. Nghiên cứu thời gian sống của trứng sán lá Fasciola spp. ở ngoại cảnh (khi không rơi vào môi trường nước)
2.4.6. Nghiên cứu thời gian thoát vỏ và thời gian sống của Miracidium trong nước
2.4.7. Nghiên cứu về thời gian phát triển của ấu trùng sán lá Fasciola spp. trong ốc Lymnae viridis – ký chủ trung gian
2.4.8. Phương pháp xác định tương quan giữa số trứng sán Fasciola spp. trong 1 gam phân với số sán lá ký sinh/trâu, bò
2.4.9. Phương pháp xác định hiệu lực của thuốc tẩy sán lá Fasciola spp
2.4.10. Thử nghiệm biện pháp phòng bệnh sán lá Fasciola spp. trên trâu
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả xác định loài sán lá gan ký sinh ở trâu, bò tại ba tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang
3.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá Fasciola ở trâu, bò
3.2.1. Điều tra thực trạng chăn nuôi và phòng chống bệnh ký sinh cho đàn trâu, bò ở ba tỉnh nghiên cứu
3.2.2. Tình hình nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu, bò tại ba tỉnh miền núi phía Bắc
3.2.3. Nghiên cứu về trứng và ấu trùng sán lá F. gigantica ở ngoại cảnh và trong ký chủ trung gian
3.3. Nghiên cứu tương quan giữa số trứng sán F. gigantica trong 1 gam phân với số sán lá ký sinh ở trâu, bò
3.4. Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh sán lá F. gigantica cho trâu, bò
3.4.1. Xác định thuốc tẩy sán lá F. gigantica có hiệu lực cao và an toàn
3.4.1.1. Xác định hiệu lực của một số thuốc tẩy sán lá F. gigantica đã được sử dụng nhiều năm trên trâu, bò
3.4.2. Thử nghiệm biện pháp phòng trị bệnh sán lá F. gigantica trên trâu
3.4.3. Đề xuất biện pháp phòng chống tổng hợp bệnh sán lá F. gigantica
cho trâu, bò
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
2. Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Mời các bạn tham khảo 89 Đề tài và 5 bài mẫu Luận văn Chăn nuôi – Thú Y. Đặc biệt chia sẻ 5 bài mẫu Chuyên ngành Luận văn Chăn nuôi – Thú y 9 điểm để giúp các bạn có thêm tài liệu bổ ích hoàn thiện bài luận văn của mình tốt nhất. Chúc các bạn hoàn thành xuất sắc bài Luận văn của mình!

Contact Me on Zalo