Sau đây mình sẽ giới thiệu đến cho các bạn một loạt Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Nguyên Rừng kèm theo đó là một số bài mẫu đã được chọn lọc đảm bảo chất lượng mà mình muốn gửi gấm đến các bạn cùng xem và tham khảo. Bạn không cần phải đi đâu xa xôi, mất thời gian đi tìm tòi đề tài từ các website khác nhưng không hài lòng, hãy ở lại website trangluanvan.com của chúng tôi sẽ không làm bạn thất vọng.
Hiện nay các trường đại học, cao đẳng ngày càng yêu cầu khó hơn đối với các bài luận văn đặc biệt là bài viết đều được kiểm tra lỗi đạo văn khắt khe, đòi hỏi các bạn sinh viên cần phải đầu tư rất nhiều thời gian mới thực hiện tốt được bài luận văn thạc sĩ. Ngoài ra, hiện nay bên mình đang có dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ nhằm hỗ trợ cho các bạn học viên đang loay hoay suốt thời gian dài nhưng vẫn chưa thể hoàn thành được bài luận văn, nếu như bạn đang có nhu cầu cần viết một bài luận văn hoàn chỉnh thì ngay bây giờ đây hãy tìm đến ngay dịch vụ làm thuê luận văn thạc sĩ của chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.536.149 để được tư vấn báo giá làm bài luận văn trọn gói từ A đến Z nhé.
Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ – Chuyên Ngành Quản Lý Tài Nguyên Rừng
1. Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Gắn Với Bảo Tồn Đa Dạng Sinh Học Tại Vườn Quốc Gia Cát Bà
2. Nghiên Cứu Tạo Chế Phẩm Phân Hủy Vật Liệu Cháy Dưới Tán Rừng Thông Nhựa Và Thông Mã Vĩ Từ Nấm
3. Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Rừng Phòng Hộ Vùng Tây Nguyên Theo Hướng Bền Vững
4. Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Phát Triển Rừng Trồng Sản Xuất Trên Địa Bàn Tỉnh Đồng Nai
5. Điều Tra Tài Nguyên Lâm Sản Ngoài Gỗ Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên – Văn Hóa Đồng Nai, Tỉnh Đồng Nai
6. Nghiên Cứu Bảo Tồn Thực Vật Họ Hồ Đào (Juglandaceae) Tại Vườn Quốc Gia Bến En, Tỉnh Thanh Hóa
7. Nghiên Cứu Lượng Carbon Tích Thụ Của Rừng Tràm (Melaleuca Cajuputi Powell) Tại Vườn Quốc Gia Tràm
8. Nghiên Cứu Đặc Điểm Phân Bố, Sinh Trưởng Và Sản Lượng Quả Của Sa Nhân Tím
9. Nghiên Cứu, Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Tài Nguyên Thực Vật Tại Trạm Đa Dạng Sinh Học Mê Linh
10. Đánh Giá Khả Năng Phục Hồi Thảm Thực Vật Trên Những Khu Mỏ Sau Khai Thác Bauxite Tại Bảo Lộc
11. Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Nguyên Rừng :Nghiên Cứu Bệnh Hại Rễ Keo Tai Tượng (Acacia Mangium) Làm Cơ Sở Đề Xuất Các Biện Pháp Quản Lý Dịch
12. Đánh Giá Khả Năng Ứng Dụng Ảnh Vệ Tinh Có Độ Phân Giải Cao (Spot-5) Trong Việc Xây Dựng Bản Đồ
13. Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Thái Và Phân Bố Các Loài Thực Vật Hạt Trần (Gymnospermae) Tại Khu Bảo Tồn
14. Nghiên Cứu Tính Đa Dạng Và Đề Xuất Một Số Giải Pháp Quản Lý Côn Trùng Bộ Cánh Cứng (Coleoptera)
15. Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Sinh Thái Và Đề Xuất Biện Pháp Phòng Trừ Sâu Đục Ngọn Lát Hoa
16. Nghiên Cứu Đặc Điểm Biến Đổi Một Số Thành Phần Môi Trường Khi Chuyển Từ Rừng Tự Nhiên Sang Rừng
17. Nghiên Cứu Một Số Chỉ Tiêu Cấu Trúc Và Hiệu Quả Kinh Tế – Môi Trường Của Rừng Nông Lâm Kết Hợp
18. Áp Dụng Chọn Giống Để Thiết Lập Rừng Thông Nhựa Theo Hướng Làm Tăng Sản Lượng Nhựa Tại Huyện
19. Tính Đa Dạng Khu Hệ Thú, Ảnh Hưởng Của Con Người Và Các Giải Pháp Bảo Tồn Tài Nguyên Thú Rừng
20. Nghiên Cứu Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Chi Trả Dịch Vụ Môi Trường Rừng Cho Nhà Máy Thủy Điện Tuyên Quang
21. Nghiên Cứu Thành Phần Loài Và Xác Định Hàm Lượng Chất 20-Hydroxyecdysone (20E) Của Các Loài Cây
22. Nghiên Cứu Bảo Tồn Loài Xá Xị Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Xuân Liên, Tỉnh Thanh Hóa
23. Nghiên Cứu Kết Hợp Ảnh Vệ Tinh Quang Học Sentinel-2 Và Dữ Liệu Radar Sentinel-1 Xác Định Trữ Lượng
24. Nghiên Cứu Sự Tham Gia Của Cộng Đồng Trong Công Tác Quản Lý, Bảo Vệ Rừng Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên
25.Đề Tài Luận Văn Quản Lý Tài Nguyên Rừng: Nghiên Cứu Đặc Điểm Rừng Ngập Mặn Tại Huyện Tiên Yên, Tỉnh Quảng Ninh
26. Nghiên Cứu, Đề Xuất Một Số Giải Pháp Quản Lý Sử Dụng Bền Vững Tài Nguyên Rừng Tại Huyện Điện Biên
27. iều Tra Những Cây Gỗ Tái Sinh Và Các Mô Hình Trồng Cây Trên Núi Đá Vôi Ở Huyện Đồng Văn
28. Nhóm Tài Nguyên Thực Vật Cho Gỗ, Cây Làm Cảnh Và Cho Bóng Mát Ở Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Bắc Hương
29. Nghiên Cứu Khu Hệ Ếch Nhái Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Thượng Tiến – Huyện Kim Bôi Tỉnh Hòa Bình
30. Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Sâu Hại Cây Xanh Đô Thị Thành Phố Bắc Ninh Tỉnh Bắc Ninh
31. Nghiên Cứu Thực Trạng, Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Mô Hình Quản Lý Lửa Rừng
32. Ứng Dụng GIS Và Viễn Thám Trong Xây Dựng Bản Đồ Dự Báo Dịch Sâu Róm Thông Tại Huyện Tĩnh Gia
33. Nghiên Cứu Đặc Điểm Khu Hệ Chim Nước Tại Vườn Quốc Gia Bến En, Tỉnh Thanh Hóa
34. Nghiên Cứu Đa Dạng Các Loài Bướm Đêm (Heteracera) Thuộc Bộ Cánh Vảy (Lepidoptera) Và Đề Xuất
35. Nghiên Cứu Bảo Tồn Hệ Thực Vật Tại Khu Dự Trữ Thiên Nhiên Hữu Liên, Tỉnh Lạng Sơn
36. Đánh Giá Thực Trạng Và Hiệu Quả Rừng Trồng Dự Án WB3 Tại Huyện Như Thanh, Tỉnh Thanh Hóa
37. Nghiên Cứu Đặc Điểm Khu Hệ Chim Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Bắc Mê – Tỉnh Hà Giang
38. Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Nguyên Rừng : Xây Dựng Chương Trình Giám Sát Đa Dạng Sinh Học Các Loài Động Vật Quan Trọng Tại Khu Bảo Tồn
39. Nghiên Cứu Đặc Điểm Thảm Thực Vật Tại Rừng Quốc Gia Yên Tử – Tỉnh Quảng Ninh
40. Nghiên Cứu Tính Đa Dạng Hệ Thực Vật Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Xuân Nha, Tỉnh Sơn La
41. Đánh Giá Biến Đổi Khí Hậu Trong Lịch Sử Thông Qua Các Chỉ Tiêu Vật Lý Của Vòng Năm Cây Thông Nhựa
42. Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Côn Trùng Bộ Cánh Nửa Cứng (Hemiptera) Tại Khu Bảo Tồn
43. Nghiên Cứu Sử Dụng Ảnh Máy Bay (UAV) Độ Phân Giải Cao Để Thành Lập Bản Đồ Rừng Và Đề Xuất
44. Nghiên Cứu Bảo Tồn Một Số Loài Thực Vật Quý Hiếm Tại Vườn Quốc Gia Bến En, Tỉnh Thanh Hóa
45. Luận Văn Quản Lý Tài Nguyên Rừng : Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Học Làm Cơ Sở Khoa Học Bảo Tồn Loài Bách Xanh Núi Đá
46. Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Thái Của Khu Hệ Chim Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Thượng Tiến
47. Nghiên Cứu Tính Đa Dạng Và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Côn Trùng Thuộc Bộ Cánh Cứng (Coleoptera)
48. Nghiên Cứu Đặc Điểm Khu Hệ Thú Ăn Thịt Và Đề Xuất Một Số Giải Pháp Quản Lý Bảo Tồn Tại Khu Bảo Tồn
49. Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học, Sinh Thái Loài Cheo Cheo Nhỏ ( Tragulus Kanchil Raffles, 1821)
50. Xây Dựng Biểu Sinh Khối Và Biểu Dự Trữ Các Bon Của Rừng Tràm (Melaleuca Cajuputi) Ở Thanh Hóa
51. Nghiên Cứu Khả Năng Giữ Nước Của Rừng Phòng Hộ Đầu Nguồn Huyện Mường La, Tỉnh Sơn La
52. Nghiên Cứu Thực Trạng, Đề Xuất Quy Hoạch Và Các Giải Pháp Quản Lý Vùng Đệm Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên
53. Nghiên Cứu Tính Đa Dạng Thực Vật Bậc Cao Có Mạch Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Bình Châu – Phước Bửu
54. Đánh Giá Hiện Trạng Bảo Tồn Các Loài Thực Vật Thuộc Ngành Hạt Trần (Gymnospermae) Tại Vườn Quốc Gia
55. Nghiên Cứu Và Đề Xuất Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Thực Vật Thân Gỗ Tại Rừng Thực Nghiệm Cơ Sở 2 Đại Học
56. Nghiên Cứu Đề Xuất Chương Trình Giáo Dục Bảo Tồn Tại Khu Bảo Tồn Loài Và Sinh Cảnh Loài Vượn Cao Vít
57. Điều Tra Nghiên Cứu Nguồn Tài Nguyên Thực Vật Làm Thuốc Ở Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Tây Yên Tử
58. Nghiên Cứu Tính Đa Dạng Thực Vật Thân Gỗ Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Xuân Liên, Tỉnh Thanh Hóa
59. Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Của Công Tác Quản Lý Rừng Ngập Mặn Ở Một Số Tỉnh
60. Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Côn Trùng Và Động Vật Hại Cây Dẻ Gai Yên Thế
61. Nghiên Cứu Đặc Điểm Khu Hệ Động Vật Tại Khu Bảo Tồn Loài Và Sinh Cảnh Nam Xuân Lạc Và Đề Xuất
62. Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Rừng Phòng Hộ Đầu Nguồn Ở Tây Nguyên
63. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Nguyên Rừng : Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Tồn Rừng Cho Lưu Vực Năm Măng, Tại Huyện Thu La Khôm
64. Nghiên Cứu Đặc Điểm Khu Hệ Thú Linh Trưởng Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Phong Quang, Hà Giang
65. Nghiên Cứu Bảo Tồn Thực Vật Ngành Thông (Pinophyta) Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Xuân Nha
66. Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Học Và Khả Năng Nhân Giống Loài Bương Mốc
Tham khảo thêm ⇒ Mẫu luận văn thạc sĩ hay nhất

DOWNLOAD MIỄN PHÍ MỘT SỐ BÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG HAY NHẤT HIỆN NAY
Bài mẫu 1: Nghiên cứu đặc điểm lâm sinh một số mô hình làm giàu rừng tại trạm thực hành thực nghiệm
Với sự hiểu biết của mình, tác giả cho thấy nhiều năm qua ngành Lâm nghiệp Việt Nam đang và đã có những chiến lược cụ thể nhằm bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng. Nhờ nỗ lực và sự giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã hỗ trợ, quan tâm tạo điều kiện giúp tác giả hoàn thành tốt bài luận văn thạc sĩ Nông nghiệp này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để nâng cao độ che phủ của rừng, diện tích trồng rừng được mở rộng, song chất lượng và năng suất của rừng vẫn chưa được cải thiện nhiều để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong công cuộc Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đất nước cũng như phát triển nông thôn mới.
Về mặt lý luận và thực tế, ai cũng biết rằng rừng tự nhiên đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuy vậy trong một thời gian khá dài tốc độ khai thác lợi dụng rừng quá mạnh cộng với nạn phá rừng và sử dụng rừng sai mục đích đã làm cho rừng tự nhiên giảm sút nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng.
Vì vậy, hiện nay toàn ngành nói chung đã và đang quan tâm nhiều đến việc nghiên cứu và chọn lựa nhóm cây bản địa ưu thế để trồng rừng và làm giàu rừng tự nhiên.
Từ những hiểu biết và suy nghĩ như vậy, bản thân chọn đề tài Luận văn Thạc sĩ quản lý tài nguyên rừng: “ Nghiên cứu đặc điểm lâm sinh một số mô hình làm giàu rừng tại Trạm thực hành thực nghiệm trường Cao Đẳng Nông Lâm Đông Bắc”
Về bố cục bài Luận văn Thạc sĩ quản lý tài nguyên rừng này được chia làm 5 chương như sau:
Chương I. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương II. Mục tiêu, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương III. Điều kiện tự nhiên kinh tế – xã hội khu vực nghiên cứu
Chương IV. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương V. Kết luận, tồn tại và kiến nghị
Tham khảo thêm ⇒ Trọn bộ Đề cương chi tiết luận văn
Bài mẫu 2: Luận văn thạc sĩ Nông lâm tại tỉnh thái nguyên
Vùng núi Việt Nam chiếm 2/3 tổng diện tích tự nhiên toàn quốc và là nơi sinh sống của 1/3 dân số cả nước. Đây là vùng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng về điều kiện tự nhiên, văn hoá, các thể chế xã hội và quản lý tài nguyên truyền thống, cũng như các hoạt động sinh kế.
Các tiềm lực tài nguyên thiên của khu vực này là to lớn, nhưng nó cũng có nhiều khó khăn và bất lợi nhất định. Địa hình có độ dốc cao, nhiều đồi núi, môi trường sinh thái suy thoái và dễ bị tác động bởi các hoạt động sống của con người, nhiều nơi đất đai nghèo kiệt dinh dưỡng, thiên tai, lũ lụt, khô hạn và bất lợi về thời tiết khí hậu thường xuyên diễn ra; Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển xã hội loài người, cho nền kinh tế Việt Nam, đối với hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp thì sự sinh tồn phụ thuộc hoàn toàn vào gieo trồng. Tuy nhiên, công cụ và kỹ thuật canh tác của chúng ta còn nhiều hạn chế và việc nuôi gia súc cũng chủ yếu là chăn thả cho nên giá trị và sản lượng nông nghiệp và chăn nuôi ở những nơi này là cực kỳ nhạy cảm với những biến đổi của thời tiết. Ngoài ra, miền núi cũng được xem như là khu vực có cơ sở hạ tầng, dịch vụ lạc hậu và chậm phát triển, đời sống kinh tế xã hội khó khăn, thu nhập thấp, sản xuất còn nặng tính tự cung tự cấp, dân trí thấp, khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ sản xuất và đời sống.
Vì được xem như là vùng xa xôi hẻo lánh và có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, khu vực vùng núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ. Nhiều năm qua có nhiều chính sách và chương trình phát triển của Chính phủ đã được triển khai nhằm khai thác tiềm lực tự nhiên để phát triển kinh tế – xã hội khu vực miền núi nói riêng và cả nước nói chung. Khởi đầu là các chương trình như hợp tác xã hoá, phát triển vùng kinh tế mới, định canh – định cư các cộng đồng dân tộc thiểu số được thực thi. Kết quả là hàng nghìn khu kinh tế mới, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, nông lâm trường đã được xây dựng để khai thác đất đai, tài nguyên rừng, khoáng sản, và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, nhằm chấm dứt tập quán du canh du cư của người đồng bào dân tộc thiểu số, tái phân bố dân cư giữa miền xuôi và miền cao, phát triển các loại cây công nghiệp và nông nghiệp có tính thương mại cao để xuất khẩu…
Định Hóa là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo trong hoạt động kinh tế của Huyện và cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên; sự biến đổi khí hậu. Mặc dù được sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước tuy nhiên đời sống người nông dân vẫn gặp rất nhiều khó khăn; thu nhập bình quân đầu người thấp. Việc đánh giá thực trạng sinh kế, tìm hiểu những nguyên nhân và đưa ra những biệp pháp từng bước góp phần nâng cao đời sống người nông dân, góp phần cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn là thực sự cần thiết.
Với ý nghĩa lý do đó đã thúc đẩy tìm hiểu và nghiên cứu Luận văn Thạc sĩ quản lý tài nguyên rừng: ” Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở huyện định hóa, tỉnh Thái Nguyên ” làm đề tài luận văn thạc sĩ Nông Lâm.
Bài mẫu luận văn thac sĩ Nông Lâm này được chia làm ba chương như sau:
Chương 1: Tổng quan và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng sinh kế của người dân huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3: Các giải pháp chủ yếu để cải thiện sinh kế cho người dân trong tình trạng biến đổi khí hậu
Bài mẫu 3: Sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Yên Bái
Trong công cuộc phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia, việc khai thác nguồn tài nguyên là điều tất yếu, nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế nhiều nơi trên thế giới đã gây ra hậu quả suy thoái và cạn kiệt tài nguyên, đồng thời chất lượng môi trường sinh thái tiếp tục suy giảm. Đặc biệt đối với cộng đồng các dân tộc sống chủ yếu dựa vào việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thì đây là một thách thức không nhỏ. Vậy vấn đề đặt ra là cần phải giải quyết hài hoà giữa lợi ích KT-XH với khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên và nằm trong giới hạn cho phép của tự nhiên. Để đạt được những mục tiêu này cần phải có những nghiên cứu mang tính tổng hợp về các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là vấn đề sử dụng tài nguyên đất và rừng của cộng đồng các dân tộc trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, từ đó xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lí tài nguyên đối với từng lãnh thổ sản xuất.
Yên Bái là tỉnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá đa dạng và phong phú của miền nhiệt đới gió mùa. Vì vậy, Yên Bái có nhiều tiềm năng to lớn cho phát triển KT-XH. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế thì nhiều nguồn tài nguyên lại có nguy cơ bị cạn kiệt và suy thoái, điều này đã có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của của cộng đồng các dân tộc. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh Yên Bái, các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông, Thái,… chiếm tỷ lệ khá lớn, hầu hết cư trú trên những địa bàn có điều kiện môi trường địa lí khó khăn, trình độ phát triển thấp. Trong sinh kế lâu đời của mình, cộng đồng các dân tộc gắn bó mật thiết với tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là với tài nguyên đất và rừng, xong do trình độ dân trí chưa cao nên khả năng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung, tài nguyên đất và rừng nói riêng phục vụ sản xuất còn hạn chế. Sản xuất kém phát triển, hiệu quả kinh tế không cao, trong khi nguồn thu chính của đồng bào nơi đây phụ thuộc vào sản xuất nông, lâm nghiệp, vì vậy, nếu mối quan hệ giữa sự tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân số với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên không được giải quyết tốt thì đời sống của cộng đồng các dân tộc sẽ chậm được cải thiện và khó tránh khỏi nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, khủng hoảng môi trường.
Bên cạnh đó, Yên Bái là một tỉnh miền núi, có vị trí địa lí, vị thế địa chính trị, địa kinh tế qua trọng thuộc khu vực Trung du miền núi phía Bắc nước ta. Đây là nơi đã và đang có những hoạt động khá sôi động và cũng khá đa dạng của các ngành sản xuất, nhất là các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp, nhưng đồng thời đây cũng là một khu vực lãnh thổ miền núi có tính nhạy cảm cao, có những biến động mạnh mẽ, rõ nét về mặt tự nhiên, tài nguyên trong những năm vừa qua. Với vị trí chiến lược quan trọng của mình, trong chiến lược phát triển kinh tế chung của toàn khu TDMNPB, tỉnh Yên Bái đã xác định mục tiêu xây dựng chiến lược, quy hoạch thành một khu vực kinh tế phát triển, trong đó trọng tâm là phát triển hai ngành sản xuất truyền thống, có ý nghĩa quan trọng là các ngành sản xuất nông và lâm nghiệp. Đây là một mục tiêu rất lớn, có ý nghĩa đối với địa phương ở giai đoạn hiện nay. Tuy vậy để đạt được mục tiêu đề ra, rõ ràng có rất nhiều vấn đề, nhiều những nhiệm vụ cần được quan tâm giải quyết, trong đó một trong những nhiệm vụ quan trọng, có tính cấp thiết cần được làm ngay là đánh giá được một cách tổng thể tiềm năng tự nhiên, KT-XH, rà soát thực trạng và dự báo được những biến động trong khai thác sử dụng tài nguyên, đề xuất được các mô hình sử dụng tài nguyên phù hợp làm cơ sở đề xuất tổ chức không gian phát triển KT-XH của tỉnh nói chung và nhất là phát triển hai ngành sản xuất kinh tế mũi nhọn là nông nghiệp và lâm nghiệp của địa phương một cách hợp lí, bền vững.

Chính vì vậy, sự lựa chọn đề tài của luận án ”Sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Yên Bái” để làm rõ thực trạng sử dụng tài nguyên đất và rừng trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp của đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái, trên cơ sở đó đề xuất được các định hướng, giải pháp sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý và phát triển bền vững nhằm góp phần thực hiện được các mục tiêu mà tỉnh đề ra.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bài mẫu luận án tiến sĩ nông lâm gồm 3 chương nội dung với tổng số 155 trang. Luận án đã có 34 bảng, hình và 11 bản đồ chuyên đề thể hiện kết quả nghiên cứu.
Chương 1. Cơ sở khoa học về tài nguyên thiên nhiên, phát triển nông, lâm nghiệp, cộng đồng các dân tộc.
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp tỉnh Yên Bái.
Chương 3. Thực trạng sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộng đồng các dân tộc tỉnh Yên Bái.
Chương 4. Giải pháp và mô hình phát triển kinh tế nhằm sử dụng bền vững tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộng đồng dân tộc tỉnh Yên Bái.
Bài mẫu 4 : Luận văn Thạc sĩ quản lý tài nguyên rừng 4: Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại tỉnh Quảng Bình
Việt Nam là một nước có diện tích rừng khá lớn. Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy tính đến ngày 31/12/2015, diện tích rừng toàn quốc là lên 14.061.856 ha, trong đó diện tích rừng để tính độ che phủ toàn quốc là 13.520.984 ha với độ che phủ là 40,84%. Với diện tích và độ che phủ lớn như vậy, rừng nước ta có vai trò rất quan trọng, không chỉ trên phương diện môi trường sinh thái mà còn trên phương diện KT-XH, văn hoá, khoa học và ANQP…
Tuy nhiên, điều đáng buồn là trong nhiều năm trước đây, diện tích và chất lượng rừng liên tục bị suy giảm mà nguyên nhân chủ yếu một mặt là tình trạng gia tăng dân số và di dân tự do tiếp diễn công với phương thức sử dụng đất nông, lâm nghiệp ít hiệu quả đã tạo ra sức ép liên tục vào rừng để mở rộng diện tích đất nông nghiệp; mặt khác là do nhu cầu lâm sản ngày càng tăng đang tạo sức ép đối với tài nguyên rừng và môi trường, đặc biệt đối với rừng tự nhiên
Mặc dù thời gian qua, công tác BVR rừng đã được Nhà nước ta quan tâm thực hiện và đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng theo đánh giá của Ban Bí thư Trung ương Đảng, công tác này vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, thể hiện ở tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật, nhất là đối với rừng tự nhiên vẫn tiếp tục diễn ra phức tạp; diện tích RPH liên tục giảm qua các năm; các vụ việc chống người thi hành công vụ BVR tiếp tục diễn ra gay gắt với tính chất ngày càng nghiêm trọng; công tác PCCCR còn nhiều bất cập; diện tích rừng bị thiệt hại do cháy rừng, sạt lở đất rừng tăng cao…
Từ lý do vấn đề nêu trên, để bảo tồn bền vững tài nguyên rừng, đáp ứng cho nhu cầu của đời sống xã hội hiện nay và trong tương lai, cần thiết phải có biện pháp tăng cường QLNN về công tác BVR, xuất phát từ tầm quan trọng của rừng, từ sự hữu hạn của tài nguyên rừng cũng như từ tính xã hội của công tác BVR…
Là một tỉnh nằm ở miền Trung Việt Nam, Quảng Bình có diện tích rừng che phủ lớn. Thống kê đến hết năm 2012, toàn tỉnh Quảng Bình có 574.950,5 ha rừng, trong đó chủ yếu là rừng tự nhiên với tỷ lệ 92,2%. Rừng Quảng Bình cũng có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế cũng như tăng cường ANQP của địa phương. Tuy nhiên, cũng do việc quản lý sử dụng chưa bền vững và nhu cầu lớn về đất rừng và lâm sản cho phát triển KT-XH mà diện tích rừng Quảng Bình trong những năm qua cũng bị suy giảm. Tính đến hết năm 2016, diện tích rừng Quảng Bình chỉ còn lại 539.990,7 ha, trong đó tỷ lệ rừng tự nhiên giảm xuống còn 92,1% . Với tình trạng khai thác trái phép và chặt phá cũng như đốt rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thường xuyên xảy ra như thời gian qua, nếu không có những biện pháp quyết liệt để BVR thì diện tích rừng sẽ tiếp tục suy giảm, không chỉ gây thiệt hại về tài nguyên rừng mà còn làm ảnh hưởng xấu đến môi trường môi sinh và sự phát triển KT-XH của địa phương. Cùng với đó với mục tiêu nâng diện tích rừng toàn tỉnh năm 2020 lên 621.056 ha như Quy hoạch BV&PTR của tỉnh đã xác định cũng khó có thể đạt được.
Chính vì vậy, song song với việc thực hiện các biện pháp phát triển rừng, thì việc áp dụng các biện pháp hữu hiệu để BVR nhằm ngăn chặn tình trạng tài nguyên rừng bị xâm hại là vấn đề cấp bách hiện nay đối với tỉnh Quảng Bình. Trong bối cảnh đó, không thể không tăng cường QLNN đối với công tác BVR trên địa bàn để bảo tồn tài nguyên rừng hiện có và góp phần vào việc thực hiện thành công mục tiêu nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh năm 2020 đạt 69-70% như Nghị quyết của HĐND tỉnh đã đặt ra. Xuất phát từ lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “QLNN về công tác BVR tại tỉnh Quảng Bình” là việc làm cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của bài mẫu Luận văn Thạc sĩ quản lý tài nguyên rừng
– Ý nghĩa lý luận: hệ thống hoá và làm sáng tỏ thêm một số vấn đề về QLNN trong lĩnh vực BVR ở Việt Nam.
– Ý nghĩa thực tiễn: đề xuất một số giải pháp có giá trị tham khảo đối với tỉnh Quảng Bình và các địa phương có điều kiện tương tự.
Kết cấu của Luận văn Thạc sĩ quản lý tài nguyên rừng
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của Luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về QLNN trong lĩnh vực BVR
Chương 2. Thực trạng QLNN về công tác BVR tại tỉnh Quảng Bình
Chương 3. Giải pháp tăng cường QLNN về công tác BVR tại tỉnh Quảng Bình.
Mẫu 5: Quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Đất đai là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp.
Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, những thay đổi về các mối quan hệ trong quản lý và sử dụng đất đai là một trong những vấn đề được quan tâm nhất. Vì đất đai có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của mỗi cá nhân, cộng đồng, lợi ích giữa các cộng đồng; trên phương diện vĩ mô, đất đai có tác động một cách trực tiếp và sâu sắc đến phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của mỗi quốc gia.
Thấy được tầm quan trọng của đất đai, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viêt Nam đã ban hành Luật đất đai qua các thời kỳ để làm căn cứ pháp lý quản lý, sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước, mới nhất là Luật đất đai 2013; triển khai các Luật đất đai, Chính phủ qua các thời kỳ cũng đã ban hành nhiều văn bản dưới Luật để điều chỉnh các mối quan hệ trong quản lý, sử dụng đất đai trên phạm vi toàn quốc.
Sự nghiệp đổi mới của đất nước do Đảng và Nhà nước khởi xướng từ năm 1986 đến nay, đất nước ta đã đạt những thành tựu quan trọng và có những bước tiến vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế – xã hội… Cùng đóng góp vào sự phát triển của đất nước, Các nông, lâm trường quốc doanh đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh; nâng cao đời sống, xoá đói giảm nghèo nhất là những nơi vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Phát triển nông, lâm trường là một trong những yếu tố cơ bản cho sự phát triển của đất nước, là xuất phát điểm cho sự phát triển vững mạnh ở Nông thôn và là tiền đề không thể thiếu để sử dụng có hiệu quả các mối quan hệ hợp tác với nước ngoài. Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI ( tháng 12/1996); Nghị quyết 10 của Bộ chính trị; Nghị quyết lần thứ 5 của
Lâm trường quốc doanh là tổ chức là tổ chức kinh tế của Nhà nước, được giao quản lý, sử dụng một diện tích đất, rừng khá lớn để sử dụng vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp. Song, việc quản lý sử dụng đất đai hiệu quả chưa cao; tình trạng lấn chiếm, tranh chấp, vi phạm chính sách pháp luật đất đai xảy ra ở nhiều lâm trường chưa được giải quyết kịp thời và dứt điểm; đời sống cán bộ, công nhân viên gặp nhiều khó khăn và nảy sinh một số vấn đề phức tạp.

Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đất đai tại các lâm trường quốc doanh qua các thời kỳ lịch sử của đất nước đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, còn đó rất nhiều hạn chế, tồn tại tương tự như thực trạng chung của các lâm trường trên phạm vi cả nước như: việc quản lý sử dụng đất đai hiệu quả chưa cao; tình trạng lấn chiếm, tranh chấp vi phạm chính sách pháp luật đất đai xảy ra ở nhiều lâm trường chưa được giải quyết kịp thời và dứt điểm; vị trí, ranh giới chưa được xác định cụ thể, quản lý không tốt dẫn đến suy giảm diện tích rừng tự nhiên, đất bị bỏ hoang không sử dụng trong thời gian dài, sử dụng không đúng mục đích; chuyển nhượng, cho thuê trái phép, gây lãng phí tài nguyên…. Do vậy, việc quản lý và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả diện tích đất tại các lâm trường quốc doanh là yêu cầu cấp thiết và hết sực cần thiết.
Xuất phát từ thực tế đó, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước tại các LTQD và nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất đai tại các lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt là nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, tác giả chọn Luận văn Thạc sĩ quản lý tài nguyên rừng Đề tài: “Quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” để nghiên cứu, đánh giá nhằm đưa ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn Thạc sĩ quản lý tài nguyên rừng
– Ý nghĩa lý luận.
Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý Nhà nước về đất đai tại các LTQD.
– Ý nghĩa thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho hoạt động trong nghiên cứu lĩnh vực đất đai hoặc hoạt động thực tiễn trong quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và tại các LTQD nói riêng; là tài liệu tham khảo giúp các cơ quan xây dựng pháp luật, chính quyền các cấp hoạch định chính sách, xây dựng mô hình tổ chức quản lý và sử dụng đất tại các LTQD có hiệu quả, góp phần định hướng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng, khai thác tài nguyên đất, tài nguyên rừng tại các LTQD một cách hiệu quả, tiết kiệm, bền vững; đồng thời, giải quyết dứt điểm mâu thuẫn giữa các LTQD với người dân sử dụng đất có nguồn gốc từ các LTQD, góp phần ổn định tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế tại các LTQD, đóng góp chung vào phát triển kinh tế-xã hội, ổn định an ninh – trật tự trên địa bàn.
Kết cấu của Luận văn Thạc sĩ quản lý tài nguyên rừng
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; Luận văn Thạc sĩ quản lý tài nguyên rừng có 3 chương:
– Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý Nhà nước về đất đai tại các Lâm trường quốc doanh
– Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai tại các Lâm trường quốc doanh.
– Chương 3: Định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai tại các Lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Bài viết trên đây là toàn bộ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Nguyên Rừng kèm theo là một số bài mẫu đã được chọn lọc và đồng thời mình cũng đã sưu tầm được từ các bạn học viên khoá trước đã áp dụng triển khai và đạt thành tích rất tốt. Cảm ơn tất cả các bạn đã cùng mình xem và theo dõi hết bài viết này, hy vọng nguồn tài liệu trên đây sẽ giúp bạn lựa chọn ra được một đề tài luận văn phù hợp. Ngoài ra, hiện nay bên mình còn có cả dịch vụ nhận viết thuê luận văn thạc sĩ với nhiều đề tài đa dạng có chế độ từ khó đến dễ bên mình đều có thể viết được, với đội ngũ chuyên nghiệp đầy kinh nghiệm của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn hoàn thành bài luận văn một cách dễ dàng. Chính vì thế, nếu như bạn quá bận rộn chưa có thời gian để hoàn thành bài luận văn hoặc thậm chí bạn chưa có đề cương… Tất cả những vấn đề bạn đang gặp trục trặc hãy liên hệ ngay đến dịch vụ nhận viết thuê luận văn thạc sĩ của chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.536.149 để được tư vấn báo giá làm bài trọn gói và hỗ trợ chỉnh sửa đạo văn, check đạo văn… đồng hành cùng bạn từ khi bắt đầu cho đến khi bảo vệ bài luận văn thành công.