Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay đã đưa lại cho nước ta nhiều sự thay đổi trên tất cả mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội của thời gian vừa qua. Việc tạo ra một nguồn thu cho ngân sách nhà nước để thông qua đó đáp ứng với công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước trong tiến trình hội nhập, và Thuế chính là một trong những công cụ quan trọng và là một chính sách kinh tế lớn của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng từ xưa cho đến nay.
Thuế có vai trò hết sức quan trọng. Nó không chỉ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu của Ngân sách Nhà nước mà còn là một công cụ điều tiết vĩ mô đảm bảo cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, ổn định đời sống xã hội. Để phát huy tốt tác dụng đó, các nội dung của chính sách thuế đã thường xuyên được thay đổi cho phù hợp với diễn biến của đời sống kinh tế xã hội và phù hợp với yêu cầu quản lý tài chính.
Tại bài viết này, Trang Luận Văn xin phép chia sẻ đến các bạn đề tài mẫu: “Pháp Luật Về Hoàn Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp“, bài viết mang tính chất tham khảo. Hy vọng qua bài viết này có thể giúp ích đến các bạn sinh viên đang chuẩn bị làm luận văn ngành Luật.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Bảng báo giá dịch vụ luận văn tốt nghiệp
- Hướng Dẫn Viết Khóa Luận Tốt Nghiệp NĂM 2021
- Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo BASEL II Tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
1. Mục tiêu nghiên cứu đề tài

* Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu xác lập các tiền đề khoa học và thực tiễn để đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác thực hiện pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp theo quy định pháp luật Việt Nam
* Mục tiêu cụ thể
– Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến thực hiện pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
– Làm rõ thực trạng công tác thực hiện pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ở nước ta trong thời gian qua.
– Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác thực hiện pháp luật về về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp.
2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu đề tài

3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu đề tài là các quy định của pháp luật hiện hành và văn bản hướng dẫn thi hành của về pháp luật hoàn thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp hiện hành; thực tiễn áp dụng và khó khăn vướng mắc cũng như phương hướng hoàn thiện các quy định trên ở nước ta hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu :
– Về không gian: Các hoạt động nghiên cứu về pháp luật hoàn thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại doanh nghiệp ở nước ta hiện nay
– Về thời gian: Các dữ liệu thứ cấp trong thời gian 5 năm: từ năm 2013 đến năm 2017. Dữ liệu sơ cấp được tiến hành điều tra trong khoảng thời gian từ tháng 1/2017 đến tháng 3/2018. Tầm xa của giải pháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
– Về nội dung: Nghiên cứu các hoạt động áp dụng pháp luật hoàn thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp và các giải pháp đề xuất ở góc độ cơ quan QLNN cấp huyện.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Liên quan đến nội dung quy định pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp thì đã có nhiều đề tài khoa học, luận văn, bài viết trên tạp chí đã đề cập một cách trực tiếp hoặc lồng ghép vào những nội dung liên quan. Một số luận văn điển hình như:
Luận văn Tìm hiểu nội dung pháp lý thuế giá trị gia tăng của Trần Đức Trường (1997), Luật thuế giá trị gia tăng và những điều kiện cần thiết trong việc áp dụng tại Việt Nam của Trần Trung Hòa (1998), Phương hướng hoàn thiện luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam của Mai Thị Hồng Si (2001), Pháp luật về phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Thực trạng áp dụng và hướng hoàn thiện, Đào Hồng Diễm (2009), Một số giải pháp pháp lý tăng cường chống thất thu thuế giá trị gia tăng, Nguyễn Thị Như Hoài (2004); Nguyễn Thị Thái Thuận (2001), Hoàn thuế giá trị gia tăng: thực trạng pháp luật; thực tế áp dụng và một số giải pháp đã nêu được các lý luận về pháp luật thuế giá trị gia tăng, thực trạng áp dụng và hướng hoàn thiện về hoàn thuế giá trị gia tăng; Lê Thị Út (2011),Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng và hướng hoàn thiện cũng đã nêu được các lý luận về pháp luật thuế giá trị gia tăng, thực trạng áp dụng, các trường hợp điển hình, hướng hoàn thiện và các giải pháp chống gian lận rút tiền ngân sách nhà nước.
Ở bậc thạc sĩ, trường ĐH Luật TPHCM tính đến nay chỉ có luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Kim Dung vào năm 2007, “Đấu tranh phòng chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”, nhưng công trình này không mang tính khái quát về pháp luật hoàn thuế giá trị gia tăng mà chỉ thu gọn trong địa bàn tỉnh Lạng Sơn và thiên về các quy định pháp luật hình sự. Ở trường ĐH Luật Hà Nội, số lượng công trình nghiên cứu về luật thuế giá trị gia tăng nhiều hơn, cụ thể có luận văn thạc sĩ “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam” của tác giả Lê Thị Bích Liên vào năm 2001. Ở mức độ nghiên cứu chuyên sâu hơn có luận án tiến sĩ luật học “Những vấn đề pháp lý về việc áp dụng thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thương Huyền vào năm 2002. Với công trình khoa học này, tác giả chủ yếu tập trung giải quyết các nội dung liên quan đến sắc thuế giá trị gia tăng, đặc biệt chỉ ra những khó khăn, bất cập nảy sinh trong quá trình thực tiễn áp dụng, nguyên nhân của thực trạng đó và những giải pháp để hoàn thiện pháp luật thuế giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, tại khoa Luật trường Đại học Kinh tế TPHCM cũng có một công trình nghiên cứu là luận văn thạc sĩ “Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng trên điạ bàn TP. HCM” của tác giả Nguyễn Duy Thành vào năm 2002. Ngoài ra, còn một số công trình khoa học khác đề cập đến pháp luật thuế giá trị gia tăng có giá trị tham khảo cho đề tài này như:
– Một số ý kiến trao đổi về dự thảo Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế thu nhập DN, TS Phạm Giang Thu; Tạp chí Luật học số 4/2008.
– Bộ Tài chính (1994), Thuế GTGT và vấn đề áp dụng tại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
– Nguyễn Mai Bộ (2004), Pháp luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, NXB Tư pháp, Hà Nội.
– Phạm Văn Thiệu (2004), Bàn về tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/2004.
Với mục đích làm phong phú thêm nội dung nghiên cứu về thuế giá trị gia tăng và hoàn thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ luật học với mong muốn sẽ góp phần hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật hiện hành về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhằm khẳng định tầm quan trọng của thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nói chung trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay. Đồng thời, qua đó nhằm góp phần phát hiện những hạn chế của pháp luật về thuế giá trị gia tăng nói chung và hoàn thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nói riêng cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi ở Việt Nam. Từ đó, đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nói riêng và hệ thống pháp luật kinh tế nói chung, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thuế giá trị gia tăng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Cách thức thu thập dữ liệu sơ cấp:
– Cách tiếp cận duy vật lịch sử: Đặt trong bối cảnh nghiên cứu trong điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Các xu hướng đã được nghiên cứu trong quá khứ được sử dụng cho việc nghiên cứu định hướng trong tương lai. Cách tiếp cận duy vật biện chứng: Công tác quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp trong trạng thái luôn phát triển và nghiên cứu nó trong mối quan hệ với các yếu tố khác, từ đó tìm ra mối quan hệ nguyên nhân – kết quả trong công tác QLNN đối với hoạt động thực hiện pháp luật hoàn thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp.
+ Thu thập dữ liệu sơ cấp: Để thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát qua bảng hỏi. Đối tượng điều tra bao gồm các doanh nghiệp và các cán bộ quản lý nhà nước về Thuế đối với vấn đề. Từ những ý kiến, nhận định, đánh giá của người trả lời bảng hỏi, tác giả phân tích dữ liệu để phục vụ cho việc việc đánh giá thực trạng về công tác QLNN đối với hoạt động thực thi pháp luật hoàn thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
– Phương pháp xử lý dữ liệu:
Sau khi thu thập các dữ liệu trên, đối với dữ liệu thứ cấp, tác giả thực hiện việc sắp xếp, phân loại theo thời gian, theo từng nội dung cụ thể có liên quan đến các phần, mục trong đề tài và tiến hành mã hóa các dữ liệu này theo chủ đề. Đối với dữ liệu sơ cấp, tác giả phân tích dưới dạng thống kê mô tả như mean, mode, phương sai.
Ngoài ra, để xử lý dữ liệu, tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp thống kê, so sánh… từ đó có được những thông tin đầy đủ nhất về thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về pháp luật hoàn thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
– Phương pháp phân tích dữ liệu:
Các phương pháp phân tích dữ liệu chủ yếu được sử dụng trong luận văn này là: Phân tích thống kê như phân tích chỉ số, phân tích tỷ lệ, phân tích số trung bình; phương pháp so sánh giữa các thời kỳ, các địa phương; phương pháp tổng hợp dữ liệu từ các nguồn định tính khác nhau; phương pháp khái quát hóa thông qua các mô hình dự báo, …
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì phần nội dung gồm 03 chương, cụ thể:
Chương 1: Khái quát chung về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
Chương 2: Quy định pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp và kiến nghị hoàn thiện
Trên đây là đề tài mẫu mình làm sơ lược chia sẻ đến các bạn sinh viên ngành Luật đang chuẩn bị làm luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ,.. nếu bạn nào muốn triển khai đề cương theo đề tài này hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ Viết Thuê Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Luật thì liên hệ mình qua SĐT ZALO: 0909 232 620. Các bạn hãy theo dõi Trang Luận Văn để đón đọc các bài viết mới hơn nhé! Chúc các bạn làm bài thật tốt!