Tiểu luận: Giai đoạn thực hiện tội phạm giết người luật hình sự Việt Nam

Rate this post

Đối với các bạn đang học Luật hình sự, các bài Tiểu luận luôn tồn tại bất kể mọi lúc nên việc có thêm tài liệu bổ ích, uy tín để làm bài Tiểu luận thì luôn luôn cần thiết. Với chủ đề Tiểu luận Các giai đoạn thực hiện tội phạm giết người luật hình sự Việt Nam thì đây cũng là một trong những chủ đề nóng. Đặc biệt ở nước ta dạo gần đây đang nâng cao rất nhiều tội phạm giết người, đôi khi cũng không phải lý do gì đặc biệt mà họ sẵn sàng phạm tội. Cùng AD tìm hiểu bài mẫu dưới đây và bài mẫu Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại đây.


Mở đầu bài Tiểu luận Thực hiện tội phạm giết người

Theo khoản 1 điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt. Các giai đoạn phạm tội trong khoa học hình sự trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều được phân biệt, đồng thời như là cách thức để phân biệt dấu diệu ở từng giai đoạn phạm tội. Chính vì thế, sinh viên chọn chủ đề “Các giai đoạn thực hiện tội phạm giết người trong Luật hình sự Việt Nam” làm chủ đề nghiên cứu môn học.

Nội dung chính Tiểu luận Thực hiện tội phạm giết người luật hình sự Việt Nam

1. Những vấn đề lý luận trong bài Tiểu luận Thực hiện tội phạm giết người luật hình sự Việt Nam

Hoạt động phạm tội cũng như bất kì hoạt động nào cũng đều diễn ra theo một trình tự nhất định . Trong quan khoa học Luật hình sự Liên Bang Nga quan điểm về các giai đoạn cũng có sự khác nhau. Theo tác giả B.V. Zddravomuxlov, “các giai đoạn thực hiện tội phạm là các giai đoạn chuẩn bị và trực tiếp thực hiện tội phạm cố ý, được phân biệt với nhau theo tính chất (nội dung) của hành vi đã được thực hiện và thời điểm chấm dứt xử sự có tính chất tội phạm” . Còn tác già X.G. Kelina lại cho rằng, “Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các giai đoạn nhất định của việc chuẩn bị và thực hiện tội phạm cố ý, được phân biệt với nhau theo tính chất của những hành vi được thực hiện và thời điểm chấm dứt hành vi ấy ”. ( Tiểu luận Thực hiện tội phạm giết người luật hình sự Việt Nam )
Trong giáo trình Luật hình sự Việt Nam của trường Đại học Luật (2019): “Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các mức độ thực hiện tội phạm cố ý, bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành ”. Hay “các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước trong quá trình cố ý thực hiện tội phạm bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành ”. Tác giả Trịnh Tiến Việt quan niệm, “các giai đoạn phạm tội được hiểu là những bước trong quá trình thực hiện tội phạm do cố ý, phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội ở từng tời điểm, bao gồm: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành…” .
Qua nghiên cứu những khái niệm trên, có thể nêu lên những đặc điểm chính của các giai đoạn thực hiện tội phạm như sau: “Thứ nhất, các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước, các giai đoạn phát triển nhất định mà tội phạm trải qua gồm: Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và phạm tội hoàn thành ”. “Thứ hai, các giai đoạn thực hiện tội phạm được quy định trong luật hình sự ”. “Thứ ba, các giai đoạn thực hiện tội phạm chỉ được đặt ra đối với tội phạm thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Bởi vì, đối với các tội thực hiện với lỗi vô ý hoặc cố ý gián tiếp thì không thể quy định có “chuẩn bị” hoặc “chưa đạt” để họ buộc phải chịu trách nhiệm hình sự về những điều chưa xảy ra và họ cũng không mong muốn xảy ra. Đồng thời, với các tội thực hiện với những hình thức lỗi này trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra khi có hậu quả xảy ra trên thực tế – trừ các tội vô ý làm mất tài liệu, bí mật công tác ”. Thứ tư, các giai đoạn thực hiện tội phạm phản ánh tính chất và mức độ nguy hiểm khác nhau của hành vi phạm tội ở từng thời điểm trong quá trình thực hiện tội phạm (chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành).

Tham khảo thêm ⇒ Dịch vụ viết thuê Tiểu luận

2. Những vấn đề lý luận Tiểu luận Thực hiện tội phạm giết người luật hình sự Việt Nam

Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Giết 02 người trở lên; b) Giết người dưới 16 tuổi; c) Giết phụ nữ mà biết là có thai; d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; m) Thuê giết người hoặc giết người thuê; n) Có tính chất côn đồ; o) Có tổ chức; p) Tái phạm nguy hiểm; q) Vì động cơ đê hèn. 2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm”.
Giết người là hành vi cố ý tước bỏ tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Các dấu hiệu pháp lý của tội này được thể hiện như sau:
Về khách thể của tội phạm, “tội phạm này xâm phạm đến quyền sống của con người. Đối tượng tác động của tội phạm là con người đang sống. Thời điểm bắt đầu của một người đang sống tính từ thời điểm sinh ra và kết thúc khi họ tắt thở (sự sống thật sự chấm dứt )”.( Tiểu luận Thực hiện tội phạm giết người luật hình sự Việt Nam )
Về mặt khách quan của tội phạm, “hành vi khách quan của tội giết người là hành vi tước bỏ trái pháp luật tính mạng của người khác. Hành vi tước bỏ tính mạng của người khác được hiểu là hành vi có khả năng gây cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ ”. Hành vi đó có thể được thực hiện bằng hành động như: Bắn, chém, đâm… cũng có thể thực hiện bằng không hành động như: không cho ăn, không cho uống nước… Việc không hành động của họ đã gây ra cái chết cho người khác. Hành vi tước bỏ tính mạng của chính mình hoặc hành vi gây ra cái chết cho người khác được pháp luật cho phép đều không phải là hành vi khách quan của tội giết người.
Hậu quả của tội phạm này có thể làm cho nạn nhân chết hoặc vì những nguyên nhân khách quan mà nạn nhân chỉ bị thương tích. Tội phạm được coi là hoàn thành khi có hậu quả chết người. Để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người cần xác định được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi tước bỏ tính mạng của người khác và hậu quả xảy ra.

Tham khảo thêm ⇒ Tiểu luận: Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Về mặt chủ quan của tội phạm, “lỗi của người phạm tội là cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Trong trường hợp lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có khả năng nguy hiểm đến tính mạng của người khác, thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng người phạm tội vẫn để mặc cho hậu quả đó xảy ra. Trong thực tiễn việc xác định lỗi cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp có trường hợp đơn giản nhưng cũng có những trường hợp hết sức phức tạp, phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của vụ án đó mới xác định được. Mục đích, động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm ”. Nếu giết người vì mục đích chống chính quyền nhân dân thì cấu thành tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân, quy định tại Điều 113 – Bộ luật Hình sự.
Chủ thể của tội phạm: chủ thể của tội phạm là những người có đủ điều kiện chung về chủ thể từ đủ 14 tuổi trở lên.

3. Các giai đoạn thực hiện tội phạm giết người trong bài Tiểu luận 

Khi nghiên cứu về tội phạm giết người trước tiên chúng ta nghiên cứu về những khái niệm:
Thứ nhất, hình thành ý định phạm tội, “việc này mới chỉ là những gì còn ở trong tư tưởng của con người chứ không phải là hành vi. Luật hình sự không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những gì còn ở trong tư tưởng, suy nghĩ của con người. Mặt khác, vì không phải là hành vi nên ý định phạm tội không có tính nguy hiểm cho xã hội bởi nó không thể gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ. Chính vì vậy, Luật hình sự Việt Nam không đặt vấn đề trách nhiệm hình sự đối với bước hình thành ý định phạm tội do vậy nó không phải là một giai đoạn thực hiện tội phạm ”.
Thứ hai, biểu lộ ý định phạm tội là “một bước trong quá trình thực hiện tội phạm nhưng nói chung nó chưa có tính chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội, bởi vì nó chưa phải là sự bắt đầu thực hiện ý định phạm tội và cũng không phải bất cứ người nào có ý định phạm tội đều nhất thiết thực hiện ý định ấy nên bản thân biểu lộ ý định phạm tội đứng một cách độc lập chưa thực sự đe dọa gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Chính vì vậy, biểu lộ ý định phạm tôi về nguyên tắc không phải chịu trách nhiệm hình sự nên nó không phải là một giai đoạn thực hiện tội phạm ”.( Tiểu luận Thực hiện tội phạm giết người luật hình sự Việt Nam )
Tuy nhiên, theo giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Trường đại học Luật thì: “một số ít trường hợp đặc biệt tuy chỉ mới là biểu lộ ý định phạm tội nhưng chúng đã mang tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội nên Luật hình sự quy định là một tội độc lập. Đây là những trường hợp việc biểu lộ ý định phạm tội được thể hiện dưới hình thức đe dọa xâm phạm đến những khách thể rất quan trọng ví dụ: Tội đe dọa giết người tại điều 133 Bộ luật hình sự ”.

Tham khảo thêm ⇒ Hướng dẫn cách viết & trình bày Tiểu luận

3.1. Tiểu luận Thực hiện tội phạm giết người luật hình sự: Chuẩn bị phạm tội

Theo quy định tại điều 14 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), “khái niệm chuẩn bị phạm tội được hiểu là một bước trong quá trình thực hiện tội phạm, trong đó, người phạm tội tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm ”.
Hành vi ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội giết người có các đặc điểm sau: “Thứ nhất, thời điểm sớm nhất của hành vi chuẩn bị phạm tội là khi ý định phạm tội đã được biểu hiện ra bên ngoài, tồn tại dưới dạng hành vi, thông qua việc thực hiện tội phạm. Thứ hai, nguyên nhân không thực hiện tội phạm được đến cùng là do khách quan ngoài ý muốn của người phạm tội ”. Các dạng hành vi chuẩn bị phạm tội:
Triển khai kế hoạch thực hiện tội phạm như: nên sử dụng công cụ, phương tiện gì để thực hiện tội phạm, bàn bạc, phân công trách nhiệm, che giấu tội phạm… Điển hình như vụ án Nguyễn Hải Dương và đồng bọn xảy ra vào năm 2015: “Trưa 6/7/2015, Dương hẹn Tiến uống cà phê và rủ tham gia cướp tài sản của một gia đình giàu có ở huyện Chơn Thành (Bình Phước). Đang túng tiền tiêu xài, Tiến đồng ý tham gia ngay”
Thăm dò lịch trình sinh hoạt hoặc tìm địa điểm phạm tội. Ví dụ: “A muốn giết B, nên đã nhiều lần thăm dò xem B thường đi tới những đâu, khi nào hay đi một mình, nơi ít người để ý trong khoảng thời gian nào…”
Chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội, quay trở lại với vụ án Nguyễn Hải Dương và đồng bọn: “Để chuẩn bị cho hành vi phạm tội, Dương vạch kế hoạch mua súng bắn bi với giá 6 triệu đồng, súng điện giá 2 triệu đồng, dao Thái Lan (dài 30cm), dao bấm lưỡi (dài 7cm), mua sim rác để liên lạc, mua găng tay, khẩu trang bịt mặt, mượn xe máy của chị T.T.C (dì của Dương), lấy 10 dây rút nhựa, băng keo dính để gây án ”.( Tiểu luận Thực hiện tội phạm giết người luật hình sự Việt Nam )
Loại trừ trước những trở ngại khách quan để thực hiện tội phạm được thuận lợi dễ dàng như: làm vô hiệu thiết bị báo động hoặc camera để tránh báo động và ghi hình…
Như vậy, “hành vi chuẩn bị phạm tội là hành vi tạo ra tiền đề (điều kiện) cần thiết cho việc thực hiện tội phạm. Hành vi chuẩn bị phạm tội đóng vai trò quan trong cho kết quả thực hiện tội phạm, chuẩn bị càng chu đáo, công phu bao nhiêu thực hiện tội phạm càng đạt kết quả bấy nhiêu ”.

3.2. Tiểu luận Thực hiện tội phạm giết người luật hình sự Việt Nam:  Phạm tội chưa đạt

Điều 15 Bộ luật hình sự năm 2015 thì, “phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người thực hiện tội phạm”. Phạm tội chưa đạt đối với tội giết người có các đặc điểm sau: “về thời điểm, người phạm tội bắt đầu thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm hoặc hành vi liền trước hành vi khách quan nhưng hành vi của người phạm tội chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Về nguyên nhân dừng lại việc phạm tội, hành vi phạm tội phải dừng lại do nguyên nhân khách quan, tức là ngoài ý muốn của người phạm tội, còn về ý thức người phạm tội vẫn muốn thực hiện tội phạm đến cùng ”.
Các dạng thể hiện hành vi phạm tội: “Dạng thứ nhất, người phạm tội chưa thực hiện hành vi khách quan nhưng đã bắt đầu thực hiện hành vi chủ quan. Ví dụ: nhặt dao (để đâm), lắp đạn (để bắt) trong trường hợp phạm tội giết người. Dạng thứ hai, chủ thể đã thực hiện hành vi khách quan nhưng chưa thực hiện các hành vi khách quan của cấu thành tội phạm. Dạng thứ ba, chủ thể đã thực hiện hết các hành vi khách quan nhưng hậu quả chưa xảy ra, trường hợp này chỉ xảy ra đối với loại tội phạm có cấu thành tội phạm. Các trường hợp phạm tội chưa đạt là: phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là trường hợp phạm tội vì nguyên nhân khách quan, chưa thực hiện hết hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả nên hậu quả không xảy ra ”. Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là người phạm tội đã thực hiện những hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả, những vì nguyên nhân khách quan, hậu quả đó không xảy ra (hoàn tành về hành vi, chưa đạt về hậu quả). Ví dụ: “A muốn giết B nên đã lấy thuốc ngủ, chuốc an thần rồi hòa với rượu để đầu độc nhằm cho B chết. Tuy nhiên, mặc dù đã để B uống thành công nhưng do sau khi uống được người thân phát hiện kịp thời đưa đi cấp cứu nên B đã được cứu sống”.( Tiểu luận Thực hiện tội phạm giết người luật hình sự Việt Nam )

Tham khảo thêm ⇒ Tiểu luận: Vấn đề pháp lý nội dung dân sự nước ngoài

3.3. Tiểu luận Thực hiện tội phạm giết người: Tội phạm hoàn thành

Tội phạm hoàn thành là “trường hợp hành vi phạm tội được thực hiện đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm”. Tội giết người là tội có cấu thành tội phạm vật chất cho nên có dấu hiệu hậu quả chết người là dấu hiệu của cấu thành tội phạm và do vậy tội này được coi là hoàn thành khi hậu quả chết người xảy ra. Điển hình như vụ án: “Ngày 20/08/2011 Lê Văn Luyện đã có hành vi giết người gây hậu quả là vợ chồng chủ tiệm vàng Ngọc Bích, con gái của họ mới 18 tháng tuổi, gây thương tật 76% cho bé Bích (con gái chủ tiệm vàng )”. Như vậy, tội phạm trong trường hợp này đã hoàn thành.

3.4. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Điều 16 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định, “tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản”. Một hành vi được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt thực hiện phạm tội phải thỏa mãn điều kiện bắt buộc sau: Về điều kiện tâm lý, hành vi chấm dứt việc phạm tội phải là tự nguyện và dứt khoát, nghĩa là phải do chính người thực hiện hành vi tự quyết định chấm dứt phạm tội trộm mặc dù không có gì ngăn cản việc người đó tiếp tục phạm tội và sự chấm dứt đó phải là việc từ bỏ hẳn ý định thực hiện tội phạm. Điều kiện thứ hai là về thời điểm: sự chấm dứt việc phạm tội phải xảy ra trong quá trình một người đã có hành vi bắt tay vào vệc thực hiện ý định phạm tội nhưng việc thực hiện tội phạm chỉ mới ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt, chưa hoàn thành.( Tiểu luận Thực hiện tội phạm giết người luật hình sự Việt Nam )

Tiểu luận Các giai đoạn thực hiện tội phạm giết người luật hình sự Việt Nam
Tiểu luận Các giai đoạn thực hiện tội phạm giết người luật hình sự Việt Nam

Kết luận Giai đoạn thực hiện tội phạm giết người luật hình sự Việt Nam

Việc phát hiện, “làm sáng rõ các giai đoạn thực hiện tội phạm nhằm bảo đảm nguyên tắc công bằng trong pháp luật hình sự Việt Nam. Nguyên tắc công bằng là tư tưởng mang tính chỉ đạo, định hướng được quán triệt và thể hiện xuyên suốt, trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự nước ta. Việc làm sáng tỏ các giai đoạn thực hiện tội phạm trong đó có tội giết người nhằm đảm bảo nguyên tắc công bằng trong pháp luật hình sự Việt Nam. Đây là tư tưởng mang tính định hướng, chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình xây dựng pháp luật hình sự nước ta: công bằng giữa những người phạm tội và tương xứng giữa biện pháp trách nhiệm hình sự với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và nhân thân người phạm tội ”.( Tiểu luận Thực hiện tội phạm giết người luật hình sự Việt Nam )
Hiện nay các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) chưa có điều luật nào quy định cụ thể về: “khái niệm tội phạm chưa hoàn thành, nhưng đã có những quy định cụ thể về các giai đoạn phạm tội trong tội phạm chưa hoàn thành là chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt ”. Theo tác giả cần: “sung một Điều luật về tội phạm chưa hoàn thành để làm nguyên tắc chung xử lý, qua đó phân biệt giữa tội phạm chưa hoàn thành và tội phạm đã hoàn thành để làm cơ sở phân chia các giai đoạn phạm tội, cũng như việc quy định trách nhiệm hình sự đối với từng giai đoạn thực hiện tội phạm ”, cụ thể Điều luật cần bổ sung như sau: “Điều…: Tội phạm chưa hoàn thành 1. Tội phạm chưa hoàn thành là hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt. 2. Người phạm tội chưa hoàn thành phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện, được quy định theo Điều luật tương ứng của Bộ luật này”.

DOWNLOAD


Tìm hiểu thêm nhiều bài mẫu Tiểu luận liên quan tại Mẫu Tiểu luận điểm cao qua đây cũng giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu để làm bài. Chúc các bạn có những bài Tiểu luận đạt điểm cao.

Contact Me on Zalo